Cách chữa bệnh chàm hiệu quả [Chuyên gia tư vấn]

Bệnh chàm là hiện tượng da phát ban đỏ, khô, ngứa dữ dội. Nếu không chú ý chăm sóc và điều trị, bệnh có thể khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng hơn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh chàm do Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương gợi ý.

Bệnh chàm là gì?

Chàm (Eczema) có đặc trưng là gây ngứa, viêm, đỏ, khô nứt, dày sừng,… ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Bệnh chàm được chia thành các dạng: Viêm da dị ứng, chàm đồng xu, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm phản ứng thứ phát, chàm thể tạng, chàm vi trùng, tổ đỉa, viêm da tiết bã,… 

Bệnh chàm kéo dài có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính, có xu hướng tái phát liên tục. 

Có chữa được bệnh chàm không?

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: Tuy chưa có cách chữa bệnh chàm dứt điểm, nhưng bệnh có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách và phòng tránh các chất gây dị ứng. Việc điều trị chủ yếu có mục đích kiểm soát cơn ngứa, cải thiện tình trạng bong tróc, khô nứt da, loại bỏ mảng vảy, rãnh nứt, hạn chế sự xuất hiện tổn thương mới trên da.

Bệnh chàm thường có những giai đoạn thuyên giảm xen kẽ với nhiều đợt tái phát cấp tính hoặc kéo dài kinh niên. Điều này gây tâm lý chủ quan trong điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cần phân tích tế bào da để xác định thể bệnh chàm eczema

Cách chữa bệnh chàm hiệu quả

Một số phương pháp giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh chàm bao gồm:

Chữa bệnh chàm theo dân gian

Dùng dầu dừa 

Lấy 1 lượng vừa đủ bôi lên da sau đó massage nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút, rửa sạch lại với nước. Áp dụng thường xuyên cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa giúp chống viêm, làm dịu da, giảm ngứa, kích ứng, ngăn ngừa nguy cơ gây nhiễm trùng và lây lan của bệnh chàm khô.

Dưỡng ẩm với vaseline

Bôi vaseline hay còn gọi là mỡ khoáng đều đặn giúp dưỡng ẩm da, tránh gây bít tắc lỗ chân lông, hỗ trợ cải thiện triệu chứng khô và nứt nẻ của bệnh chàm.

Chườm mát

Bạn có thể dùng 1 chiếc khăn ẩm đắp lên vùng da bị viêm đỏ. Cách chữa bệnh chàm này có thể giúp làm dịu các cơn đau, kiểm soát ngứa rát.

Cách chữa bệnh chàm bằng nha đam

Lấy 1 – 2 lá nha đam, bỏ vỏ xanh, chỉ giữ lại phần gel bên trong, sau đó bôi lên vùng da bị chàm để trong 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong nhiều ngày, bạn sẽ thấy tình trạng sưng viêm, kích ứng da được cải thiện đáng kể.

Tắm nước lá ổi

Đun 1 nắm lá ổi tươi và 1L nước với lửa nhỏ trong 5 – 7 phút, dùng nước này ngâm rửa vùng da tổn thương hoặc dùng để tắm. Thực hiện cách chữa bệnh chàm này trong 1 tháng liên tục có thể làm thuyên giảm triệu chứng khô, ngứa rát da, giúp chống viêm, dịu da, giảm bong tróc và chống nhiễm trùng.

Dùng lá trầu không

Cho 1 nắm lá trầu không tươi đun sôi với 2L nước trong 15 – 20 phút, pha thêm nước nguội rồi dùng để vệ sinh vùng da bị chàm. Làm liên tục trong 1 tháng, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa rát, sưng viêm thuyên giảm.

Ngâm rửa nước lá chè xanh

Nấu 200g lá chè xanh với 1,5L nước sạch và 1 chút muối, đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị chàm. Thực hiện 1 lần/ ngày giúp giảm sưng, chống viêm, ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

Cách chữa bệnh chàm bằng bột đàn hương

Trộn bột đàn hương với 1 lượng nước vừa đủ, bôi đều lên da, để trong 10 phút sau đó rửa sạch và lau khô. Cách này giúp tiêu viêm, giảm sưng, dưỡng ẩm da và diệt khuẩn rất tốt.

Lưu ý: 

  • Những cách chữa bệnh chàm trên chỉ sử dụng các loại dược liệu một các đơn lẻ nên hàm lượng dược tính không cao, đòi hỏi người bệnh kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả. 
  • Cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ.
  • Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng mỗi người. Không phải ai áp dụng cách này đều có hiệu quả tối ưu.
  • Nếu gặp bất cứ biểu hiện bất thường, bạn cần ngừng áp dụng và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y thường được bác sĩ chỉ định được trong trường hợp: Bệnh chàm mức độ nặng, triệu chứng xuất hiện rầm rộ, các cách điều trị tại nhà không cho kết quả tốt.

Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh và thể trạng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chữa bệnh chàm như: 

  • Sử dụng kem, gel, thuốc mỡ, sáp dưỡng ẩm, thuốc tím, hồ nước: Giảm viêm, duy trì độ ẩm cho da, hỗ trợ quá trình làm lành da.
  • Thuốc chống ngứa như sirô phenergan, cetirizine, sirô théralèn, chlorpheniramin,…
  • Thuốc kháng Histamin như kem hydrocortisone: Giúp làm giảm mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy do bệnh chàm. Chỉ nên dùng 4 lần/ ngày, tối đa trong 7 ngày. Thuốc thường có dạng viên uống, dạng bôi theo toa hoặc không theo toa. 
  • Thuốc có thành phần Corticosteroid: Nhóm thuốc này giúp giảm viêm nhanh chóng, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bùng phát của bệnh chàm. Nhóm thuốc Corticosteroid được chỉ định cho người bệnh chàm mức độ nặng, khó kiểm soát.
  • Thuốc kháng sinh đường bôi và uống như amoxicillin, cephalosporin: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc ức chế calcineurin như Tacrolimus, Pimecrolimus tại chỗ: Thuốc tác động đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, kiểm soát tình trạng bùng phát bệnh chàm. Chỉ nên dùng khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại thuốc khác.

Cách chữa bệnh chàm bằng đắp gạc ướt: Được chỉ định cho người bệnh chàm mức độ trung bình đến nặng. Dùng thuốc corticosteroid bôi lên băng gạc rồi dán lên vị trí da bị viêm trong vài giờ giúp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thuốc sinh học như Dupilumab: Giúp kiểm soát phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Lưu ý: 

  • Tuân thủ dùng thuốc đúng, đủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng nhiều loại thuốc cùng lúc hoặc thay đổi liệu trình điều trị.
  • Khi phát hiện triệu chứng bất thường bạn phải thông báo ngay với bác sĩ.

Cách chữa bệnh chàm theo Đông y

Đông y cho rằng nguyên nhân bệnh chàm là do cơ thể ứ trệ thấp nhiệt và phong nhiệt, gây uất kết và bùng phát các triệu chứng ngoài da.

Do đó, cách chữa bệnh chàm theo bài thuốc Đông y được chia theo thể bệnh. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc này.

Bài thuốc chữa bệnh chàm thể thấp nhiệt

Dấu hiệu chàm thấp nhiệt: Da hơi đỏ, ngứa nhiều, lở loét, có mụn nước tiết dịch vàng. Các bài thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt, cải thiện triệu chứng bệnh trên da. 

  • Bài thuốc 1: Sắc bồ công anh, cỏ mần trầu, thổ phục linh, kinh giới, cam thảo, ké đầu ngựa và sài đất với 1L nước. Trẻ em mỗi lần uống 14-20ml, người lớn dùng 28-40ml.
  • Bài thuốc 2: Sắc khổ sâm, hoàng bá, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, nhân trần, hoạt thạch, thổ phục linh, kim ngân hoa với 1L nước. Mỗi ngày uống 1 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc chữa bệnh chàm thể phong nhiệt

Dấu hiệu chàm phong nhiệt: Da hơi đỏ, ngứa rát, ít lở, có mụn nước, tổn thương da trên diện rộng. Các bài thuốc sẽ giúp thanh nhiệt, trừ thấp, khu phong, cụ thể:

  • Bài thuốc 1: Giã mịn khổ sâm, phòng phong, ngưu bàng, mộc thông, kinh giới, sinh địa, thuyền thoái, tri mẫu, thạch cao pha với nước. Mỗi ngày uống 2 lần, chia 8 – 12g/lần.
  • Bài thuốc 2: Sắc bạc hà, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm, ngưu bàng tử, hoàng bá, xa tiền, sinh địa, phục linh, thương truật, bạch tiễn bì, tri mẫu, thạch cao uống mỗi ngà 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh chàm theo thể mạn tính

  • Bài thuốc 1: Sắc thục địa, đương quy, phòng phong, bạch thược, thương truật, địa phu tử, sinh địa, kinh giới, bạch tiễn bì, khổ sâm, thuyền thoái, dùng uống 1 thang mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Đem sắc hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, hoàng bá, bạch tiễn bì, phù bình, phòng phong, thương truật uống 1 thang mỗi ngày.

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là liệu pháp quang trị liệu. Bác sĩ sử dụng tia sáng (Tia cực tím B, tia laser) chiếu vào da để điều trị bệnh chàm có phạm vi tổn thương rộng hoặc bệnh chàm nặng.

Mỗi lần điều trị thường kéo dài trong vài phút. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện 2 – 3 lần/ tuần liên tục trong 1 – 2 tháng. Cách chữa bệnh chàm bằng quang trị liệu có thể gây lão hóa da và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh có cách chữa bệnh chàm phù hợp, người bệnh cần chú ý trong thói quen chăm sóc da, sinh hoạt, dinh dưỡng để ngăn ngừa bùng phát hoặc khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, cụ thể:

  • Cắt móng tay ngắn để tránh chà xát, cào gãi làm tổn thương da.
  • Có thể đeo găng tay mỏng để tránh cào gãi vô thức khi ngủ.
  • Dưỡng ẩm đều đặn, bôi kem dưỡng sau khi tắm xong.
  • Tránh để vùng da bị chàm tiếp xúc với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, thuốc tẩy, xà phòng, bột giặt, thuốc nhuộm tóc,…
  • Hạn chế các hoạt động thể lực hoặc chơi môn thể thao gây đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập thiền, yoga, thái cực quyền, thể dục để kiểm soát căng thẳng.
  • Chú ý và kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Rượu bia, tinh bột, mật ong, chất béo, thực phẩm nhiều đường, có mùi tanh,…

Cách phòng ngừa bệnh chàm

  • Chỉ nên tắm rửa 1 lần/ ngày, mỗi lần tắm không quá 20 phút.
  • Tắm nước có độ ấm vừa phải, không quá nóng hoặc lạnh.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da, vệ sinh da phù hợp, tránh dùng dầu gội, sữa tắm có nhiều kiềm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng: Phấn hoa, khói thuốc lá, lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn, độ ẩm thấp,…
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống, làm việc, thường xuyên giặt chăn, thảm, ga, gối, đệm để loại bỏ vi khuẩn, nấm, virus,…
  • Tránh sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, duy trì không khí mát mẻ.
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh trang phục bó sát hoặc có chất liệu vải thô, cứng, trầy xước như len.

Trên đây là những cách chữa bệnh chàm được áp dụng phổ biến hiện nay. Ở những đợt phát bệnh, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng da. Vì vậy người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra.

Câu hỏi thường gặp

Tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh chàm có ảnh hưởng nhất định đến đời sống sinh hoạt, học tập, làm việc của người mắc. Tình trạng chàm kéo dài có thể là yếu tố nguy cơ cho những bệnh lý khác phát sinh, cụ thể:

  • Dị ứng thực phẩm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng. 
  • Nhiễm trùng da, đường hô hấp, tim, não, xương do vi khuẩn, nấm, virus.
  • Các bệnh mãn tính nghiêm trọng như: Bệnh đái tháo đường, béo phì, huyết áp cao, bệnh tim.
  • Vấn đề về mắt bao gồm viêm kết mạc, dày sừng, viêm giác mạc.
  • Tâm thần kinh như chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi.

Người bệnh chàm không thể lây truyền cho người khác. Tuy nhiên, bệnh chàm có thể dẫn đến nhiễm trùng da, lan rộng sang vùng da khỏe mạnh khác khi bị trầy xước, tổn thương do gãi hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi:

  • Xuất hiện các triệu chứng của bệnh chàm.
  • Triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Da chảy mủ, có vảy vàng, bị nhiễm trùng.
  • Các triệu chứng không thuyên giảm dù đã thử các cách chữa bệnh chàm tại nhà.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 2:33 PM , 18/12/2023

Tin liên quan

Triệu chứng chàm hóa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm hóa do nấm da Dermatophytosis gây ra thực chất là bệnh hắc lào chàm hóa. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, bệnh còn...

Đừng Bỏ Lỡ Top 20+ Cách Trị Chàm Theo Dân Gian Hiệu Quả 2024

Dù ngày càng có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, nhưng nhiều người vẫn ưa thích áp dụng các phương pháp chữa chàm theo dân gian. Vì...

Eczema là dấu hiệu của bệnh chàm

Bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp với thói quen chăm sóc da, lối sống khoa học sẽ giúp những người bệnh chàm cải thiện đáng kể tình trạng...

Dấu Hiệu Chàm Bội Nhiễm Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Chàm bội nhiễm là dạng tiến triển nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Đặc trưng dễ nhận thấy là những tổn thương sâu và rộng trên da. Khi phát hiện...

Chàm môi: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả, an toàn

Chàm môi gây khô, nứt nẻ, bong tróc vảy, ngứa ngáy tại các vị trí quanh môi. Ở mức độ nặng có thể mọc mụn nước, lở loét, khiến người...

bệnh chàm

Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Chi Tiết Từ Nguyên Nhân Đến Cách Chữa Trị

Bệnh Eczema hiện nay đã gặp phải không ít trường hợp. Tuy nhiên, số người hiểu rõ về nguyên nhân và cách chữa trị lại không phải là quá nhiều....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *