Bệnh Vảy Nến Thể Mảng – Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy Nến Thể Mảng có triệu chứng đặc trưng là các mảng da viêm đỏ, dày sừng, bong tróc vảy trắng như sáp nến. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khó điều trị dứt điểm, khiến người bệnh khó chịu, tự ti và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng.

Bệnh vảy nến thể mảng là gì?

Vảy nến thể mảng là một dạng của bệnh vảy nến. Theo thống kê, cứ 10 người mắc bệnh vảy nến thì có 8 – 9 người bị vảy nến thể mảng.

Khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện các vảy màu trắng bạc bám chặt, bao phủ các mảng da đỏ và có phân biệt ranh giới rõ ràng với những vùng da khỏe mạnh.

Thông thường các tế bào da cũ sẽ tự bong ra và sẽ có tế bào da mới thay thế. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần bình thường, khiến tế bào cũ và mới không kịp thay thế cho nhau, tích tụ lại thành các mảng da dày lên, màu đỏ, viêm và xuất hiện nhiều vảy trắng hơn.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn. Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh ở trẻ em là khoảng từ 7 – 10 tuổi.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng vảy nến thể mảng khá điển hình và rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Các triệu chứng có thể tăng hoặc giảm theo từng giai đoạn. Một số biểu hiện của bệnh là:

  • Tổn thương da có màu hồng hoặc đỏ và sưng viêm.
  • Các mảng tổn thương có đường kính 5cm hoặc hơn.
  • Bề mặt da bong tróc lớp vảy trắng giống sáp nến.
  • Da khô ngứa, nứt nẻ và có thể chảy máu.
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy hoặc không.
  • Tổn thương lan rộng thành mảng lớn.
  • Càng gãi, tổn thương càng dày lên, có thể dẫn đến nhiễm trùng da. 
  • 20 – 40% trường hợp có dấu hiệu sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
  • Thường xuất hiện tổn thương ở da đầu, khuỷu tay, cẳng tay, cẳng chân, đầu gối, vùng rốn, ngực, lưng dưới,…

Các mức độ của vảy nến thể mảng

Mức độ nặng, nhẹ của bệnh cũng ảnh hưởng đến cách điều trị vảy nến thể mảng. Bệnh vảy nến thể mảng có thể được phân chia thành các mức độ sau:

  • Mức độ nhẹ: Tổn thương da có diện tích nhỏ hơn 10% diện tích da trên cơ thể. 
  • Mức độ trung bình đến nặng: Tổn thương lan rộng, có diện tích chiếm từ 10% trở lên.

Trong đó, toàn bộ lòng bàn tay, bao gồm các ngón tay tương ứng với 1% diện tích da trên cơ thể. Vảy nến thể mảng có kèm theo tổn thương về khớp được xếp vào mức độ nặng.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện tại các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến thể mảng. Căn bệnh này được coi là một bệnh viêm da tự miễn, có liên quan đến sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Lúc này, hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Bệnh vảy nến thể mảng còn liên quan đến yếu tố gen di truyền. Nếu bố hoặc mẹ đã từng mắc bệnh vảy nến thì con cái sinh ra có nhiều khả năng sẽ bị bệnh này. 

Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh vảy nến tăng nặng hơn là:

  • Nhiễm virus RNA và liên cầu khuẩn.
  • Bị rối loạn chuyển hóa da, rối loạn chuyển hóa đạm, suy nhược cơ thể,…
  • Thay đổi nội tiết tố tuổi dậy thì hoặc do mãn kinh. Ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng của bệnh có xu hướng giảm dần hoặc thậm chí biến mất. Nhưng sau khi sinh con, triệu chứng có thể bùng phát trở lại.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng như: Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh và các vấn đề về da liễu khác. 
  • Người bị HIV giai đoạn đầu thường có các triệu chứng bệnh vảy nến.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, cao huyết áp,  bệnh tim mạch, tâm thần, sốt rét, thuốc điều trị viêm,…
  • Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp khiến da thiếu độ ẩm.
  • Bỏng nắng do phơi nắng quá mức.
  • Bị chấn thương, đè nén, trầy xước da, ma sát,… gây kích thích các gen gây bệnh, làm tăng sinh tế bào sừng, chuyển hóa tế bào viêm.
  • Tác dụng phụ của một số loại mỹ phẩm hoặc kem dưỡng da.
  • Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài.
  • Hút huốc, sử dụng nhiều rượu, bia.

Biến chứng vảy nến thể mảng

Các triệu chứng của bệnh chủ yếu gây ngứa rát, khó chịu. Hiện tượng này có xu hướng bùng phát trong vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần rồi biến mất trong một thời gian.

Tuy nhiên, bạn không được chủ quan vì nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây đau đớn, khó tập trung, mất ngủ.
  • Làm ức chế tâm lý, gây tự ti cho người bệnh, có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Nhiễm trùng da nếu không được vệ sinh sạch sẽ, gây biến chứng thành dạng vảy nến thể mủ hoặc nặng hơn.
  • Giảm mức lọc cầu thận, làm tăng nguy cơ suy thận.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Viêm kết mạc, rối loạn thị giác, viêm màng bồ đào,…
  • Mắc bệnh Crohn, cao huyết áp, tăng cholesterol, tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ và béo phì,…
  • Mắc bệnh celiac, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư da không hắc tố,… 
  • Ung thư phổi và phế quản, ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư tuyến tụy,…

Khi nào cần khám bác sĩ?

Bạn cần đi gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu sau: 

  • Nghi ngờ mắc bệnh vảy nến.
  • Tình trạng bệnh vảy nến lan rộng ra khắp cơ thể và trở nên nghiêm trọng.
  • Bệnh gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
  • Bệnh vảy nến thể mảng đã được điều trị nhưng không cải thiện, tái phát dai dẳng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ chuyên khoa da liễu chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng dựa trên kết quả thăm khám và có thể thực hiện một số xét nghiệm: 

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ xem xét hình thái tổn thương da.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số sinh hóa C-reactive protein (CRP), từ đó đánh giá mức độ viêm và huyết thanh Acid Uric.
  • Sinh thiết mẫu da nhỏ để để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Cách điều trị vảy nến thể mảng

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Các phương pháp điều trị chỉ giúp làm giảm các triệu chứng, ổn định cơ địa dị ứng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Một số cách hỗ trợ điều trị vảy nến thể mảng phổ biến là:

Áp dụng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa vảy nến thể mảng có thể áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, diện tích tổn thương nhỏ. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo điều trị tại nhà sau:

  • Dùng lá trầu không: Đun sôi 1 – 2 lít nước với 1 nắm lá trầu không trong 15 phút. Để nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Bạn có thể dùng bã lá chà nhẹ lên da để giúp làm giảm ngứa, đỏ rát da hiệu quả hơn.
  • Tắm nước lá khế: Đun sôi 2 lít nước với lá khế đã vò nát trong 20 phút. Dùng nước này tắm rửa mỗi ngày giúp làm sạch, kháng viêm, cải thiện tình trạng ngứa, viêm loét, mẩn đỏ và chữa lành tổn thương da.
  • Chữa vảy nến thể mảng bằng nha đam: Lấy gel nha đam, thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong vài ngày. Nếu kiên trì áp dụng, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: 

  • Bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy tác dụng. 
  • Tuyệt đối không được sử dụng với những trường hợp bệnh nặng, da bị tổn thương rộng, có vết thương hở hoặc nhiễm trùng,…
  • Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng, hiệu quả chữa bệnh vảy nến còn phụ thuộc cơ địa từng người. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị cao nhất, tránh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị vảy nến thể mảng bằng thuốc

Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn để làm giảm các triệu chứng ngứa rát, bong tróc và kiểm soát bệnh vảy nến là:

  • Thuốc làm mềm da: Bao gồm thuốc chứa thành phần Retinoid, kem urea, kem chứa salicylic.
  • Thuốc bôi ngoài da tại chỗ (Corticosteroid, Anthralin, dẫn xuất vitamin D): Có công dụng kháng viêm, làm chậm sự phát triển của các tế bào da.
  • Dẫn xuất vitamin D: Ngăn cản tăng sinh hệ thông thượng bì, làm giảm tốc độ của quá trình sừng hóa ở bệnh nhân mắc vảy nến thể mảng.
  • Thuốc uống toàn thân (Cyclosporine, Acitretin, Methotrexate): Được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng, có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
  • Thuốc sinh học (Etanercept, Adalimumab, Brodalumab, Infliximab, Guselkumab, Brodalumab, Ixekizumab, Secukinumab, Bimekizumab, Risankizumab): Giúp ức chế miễn dịch chọn lọc, an toàn hơn so với các nhóm thuốc trên.
  • Thuốc uống chống thấp khớp (Apremilast, Acitretin, Cyclosporine Methotrexate): Giảm viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào da.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Ngăn chặn hoạt động của tế bào miễn dịch, giảm tốc độ sản sinh mảng bám.

Lưu ý:

  • Không tự ý mua, sử dụng thuốc. Việc lạm dụng thuốc có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như giãn tĩnh mạch, mỏng da, viêm da, ảnh hưởng đến chức năng gan thận,…
  • Bạn cần chú ý tuân thủ đúng liều lượng, hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ
  • Thường xuyên đến tái khám theo lịch hẹn.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi gặp các bất kỳ triệu chứng bất thường.

Nếu đã áp dụng những cách trên mà không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh diễn tiến phức tạp hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng liệu pháp quang trị liệu.

Quang trị liệu

Quang trị liệu hay liệu pháp ánh sáng là phương pháp tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Một số loại ánh sáng nhân tại được sử dụng phổ biến là: Laser, PUVA,… Phương pháp này phù hợp với trường hợp tổn thương da phạm vi rộng. Tuy nhiên biện pháp này thường có xu hướng tái phát lại.

Phòng ngừa bệnh vảy nến thể mảng

  • Không cào gãi, làm trầy xước da vì sẽ hình thành lớp vảy nến mới trên vùng da tổn thương.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, tắm sạch sẽ sau khi vận động thể thao hoặc đổ mồ hôi.
  • Không tắm nước quá nóng và quá lạnh.
  • Tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm có thành phẩn tẩy rửa quá mạnh hoặc gây kích ứng da.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, nước hoa,…
  • Thường xuyên giữ ẩm vị trí bị vảy nến bằng cách bôi gel/ kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày. Bạn có thể bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào bị khô da.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng thường xuyên. 
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Không sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, phấn hoa, lông động vật, côn trùng,…

Trên đây là thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh vảy nến thể mảng. Ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát kịp thời các triệu chứng và hạn chế tối đa khả năng tái phát. Nếu phát hiện có triệu chứng bất thường trên da cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Câu hỏi thường gặp

Bệnh vảy nến hay vảy nến thể mảng không gây truyền nhiễm. Bệnh không lây từ người sang người và không bị lan truyền bằng cách tiếp xúc gần hay dùng chung đồ.

Bệnh vảy nến liên quan đến yếu tố cơ địa và miễn dịch nên rất khó điều trị dứt điểm. Các phản ứng tự miễn thường diễn ra một cách rầm rộ và khó kiểm soát nên các triệu chứng của bệnh vảy nến thể mảng thường dai dẳng, dễ tái phát khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. 

Bạn chỉ có thể chung sống hòa bình với bệnh bằng cách dùng thuốc, chú ý chăm sóc da, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát và tăng nặng bệnh.

Người mắc vảy nến thể mảng cần kiêng những thực phẩm sau để tránh làm bệnh diễn tiến phức tạp hơn:

  • Các thực phẩm nhiều đường và tinh bột: Bánh mì trắng, bánh kem, kẹo, bánh quy, sô cô la, nước ngọt đóng chai, nước có ga,...
  • Món ăn nhiều dầu mỡ: Nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu, thức ăn nhanh,...
  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, thức ăn có chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo màu, chất bảo quản.
  • Thực phẩm cay nóng, gia vị cay.
  • Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bò, thịt trâu, thịt dê,...
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều protein và có vị tanh như cá, tôm, ghẹ, cua,...
  • Tránh dùng thuốc lá, caffeine, rượu, bia và chất kích thích.
  • Cà chua, ớt, cà tím, ớt, khoai tây trắng, bún,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA) như cá hồi, cá thu, cá trích, dầu ô liu nguyên chất, 
  • Rau màu xanh đậm, cây họ đậu: Đậu đỏ, đậu Hà Lan, rau muống, rau ngót, rau cải ngọt, súp lơ xanh, cải xoăn, rau cải, xà lách, bắp cải,...
  • Trái cây giàu Vitamin A, C, E, D: Đu đủ, xoài, dưa vàng, cam, quýt, đào, ổi, kiwi, dứa, dâu tây,..
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá mòi, cá cơm, dầu gan cá tuyết, hàu, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, đậu nành.
  • Sữa chua, men vi sinh, pho mát.
  • Thưc phẩm chứa nhiều kẽm: Ngũ cốc nguyên hạt, hạt khô, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, quả óc chó, trứng, động vật có vỏ,...
  • Thực phẩm giàu Vitamin B12: Lòng đỏ trứng, nấm, sò,...

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 2:29 PM , 18/12/2023

Tin liên quan

Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương móng mãn tính do hoạt động tự miễn của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng...

Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở mông

15+ Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt Nhất

Ngoài các phương pháp chữa trị hiện đại, cách trị vảy nến theo phương pháp dân gian cũng là lựa chọn của nhiều người. Phương pháp này an toàn vì...

Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Điều Trị Bệnh Nhanh Khỏi?

Mặc dù chế độ dinh dưỡng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng nó có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng...

TOP 15+ cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam quanh vườn, dễ kiếm mà hiệu quả

Nhiều cây cỏ xung quanh tuy bình dị nhưng lại có tiềm năng lớn đối với sức khỏe con người, trong đó có điều trị vảy nến và nhiều bệnh...

Top 9 Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến. Người bệnh vảy nến không chỉ phải đối mặt với tình trạng ngứa, đau rát, bong tróc...

Vảy Nến Da Mặt, Tai, Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt

Vảy nến da mặt là một hiện tượng viêm da cơ địa mãn tính có liên quan nhiều đến gen và miễn dịch. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *