Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương móng mãn tính do hoạt động tự miễn của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng dày sừng, biến dạng bề mặt, màu sắc, vỡ hoặc tách hẳn ra khỏi ngón tay. Bệnh gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động cầm nắm, đi lại hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm và xử lý kịp thời căn bệnh da liễu này.

Vảy nến móng tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Vảy nến móng tay là một dạng bệnh vảy nến thường gặp. Đây là một dạng rối loạn miễn dịch mãn tính, có tính chất chu kỳ và dễ tái phát. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng móng dày, vỡ hoặc tách móng, làm thay đổi hình dạng và kích thước móng tay. 

Bệnh thường xuất hiện thứ phát sau các tình trạng vảy nến da khác và kèm các triệu chứng khác. Trong đó, 80% ở người bị viêm khớp vảy nến, 35% ở người mắc vảy nến thông thường. Vảy nến móng tay có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của móng tay. Mức độ nghiêm trọng của nó có thể không phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến da hay viêm khớp vảy nến. 

Hình ảnh vảy nến móng tay
Hình ảnh vảy nến móng tay

Nhìn chung, vảy nến móng tay không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, chưa đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động của người bệnh. Để hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh, người bệnh có thể điểm qua một số biến chứng có thể gặp phải:

  • Dị dạng móng, gây đau đớn, mất thẩm mỹ
  • Khuyết tật chức năng móng
  • Ảnh hưởng tâm lý (thường gây trầm cảm từu mức độ nhẹ đến nặng)
  • Nhiễm khuẩn thứ cấp (bội nhiễm)
  • Viêm khớp

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay thường đi kèm các bệnh lý có liên quan khác vì móng cũng là một phần của da. Dấu hiệu của bệnh thường phụ thuộc vào phần móng bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu đặc trưng có thể kể đến gồm:

  • Rỗ bề mặt móng: Các tế bào keratin tạo nên bề mặt cứng của móng. Bệnh vảy nến khiến bề mặt móng bị mất tế bào, dẫn đến hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay, móng chân. Số lượng lỗ và mức độ nông sâu của lỗ khác nhau tùy từng người bệnh. Có người chỉ có 1 lỗ, có người xuất hiện rất nhiều.
  • Tách giường móng (bong móng): Giường móng là phần mô mềm nằm dưới đĩa móng (phần ngoài có thể nhìn thấy của móng), chứa nhiều mạch máu nhỏ, giúp móng có màu hồng. Khi bị vảy nến móng tay, phần đĩa móng có thể tách khỏi giường móng, để lại một khoảng trống lớn dưới móng tay bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển gây nhiễm trùng.
  • Biến dạng móng, dày móng: Sự suy yếu trong cấu trúc tế bào của móng tay có thể khiến chúng bị vỡ hoặc biến dạng. Trên bề mặt móng tay xuất hiện những rãnh hoặc đường lằn, lỗ rỗ với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các mảnh vỡ của máu có màu trắng, có thể tích tụ lại dưới móng tay, gắn liền với da, gây đau đớn dữ dội.
Vảy nến có thể gây tách (bong) móng tay, chân
Vảy nến có thể gây tách (bong) móng tay, chân
  • Thay đổi màu sắc móng tay: Móng tay có thể chuyển sang màu xanh lá cây, vàng hoặc màu nâu. Nếu có nhiễm khuẩn, móng tay có thể chuyển sang màu tối sẫm. Đôi khi, bạn có thể gặp trường hợp móng có những đốm đỏ hoặc trắng.
  • Dày sừng dưới móng: Khoảng ⅓ số người bị vảy nến móng tay có thể bị nhiễm nấm khiến phần sừng dưới da móng tay tăng sinh và dày lên gấp 2 đến 3 lần bình thường, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
  • Chảy máu dưới móng

Các tổn thương tại móng tay do bệnh vảy nến có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi sử dụng móng trong hoạt động thời ngày và đi lại (với vảy nến móng chân). Người bệnh cũng có thể bị đau nhiều ở móng tay hoặc toàn thân, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CÁCH CHỮA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Cũng giống như các thể bệnh vảy nến khác, cơ chế gây bệnh vảy nến móng tay đến nay vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố được cho là có khả năng thúc đẩy bệnh bùng pháp hoặc tiến triển nặng hơn, bao gồm:

  • Suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Môi trường sống ô nhiễm, độc hại
  • Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, stress…
  • Di truyền
  • Tiền sử mắc bệnh về móng tay, móng chân nhưng không được điều trị triệt để

Chẩn đoán xác định và phân biệt với bệnh nhiễm nấm móng tay

Chẩn đoán xác định bệnh vảy nến móng tay thường dựa vào các yếu tố:

  • Các dấu hiệu lâm sàng
  • Tiền sử mắc bệnh
  • Sinh thiết da (móng)

Chẩn đoán phân biệt với bệnh nấm móng:

Vảy nến móng tay thường bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm nấm móng tay. Để chắc chắn, các bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra kính hiển vi kali hydroxit và nuôi cấy nấm.

TIN NÓNG: Bệnh nhân vảy nến lâu năm chia sẻ hành trình khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc trên VTV2

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tình mạng nhưng vảy nến móng có thể làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng và gây nhiều bất tiện trọng sinh hoạt, làm việc. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để thu được hiệu quả cao nhất có thể.

Các phương pháp điều trị vảy nến móng các bác sĩ có thể đề xuất cho bạn gồm:

Thuốc bôi trị vảy nến móng tay

Các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh vảy nến móng. Cụ thể:

  • Corticosteroid (Clobetasol, Betamethason): dùng dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi, nhũ tương, sơn móng tay…
  • Tazarotene: Là một Retinoid tại chỗ (dẫn xuất tổng hợp của vitamin A) có thể giúp cải thiện hiện tượng đổi màu móng, rỗ, bong móng
  • Calcipotriol hoặc calcipotriene (Daivonex) và calcitriol (tương tự như vitamin D3): Có tác dụng làm giảm viêm và làm chậm sản xuất các tế bào sừng, giảm độ dày của móng bằng cách giảm sự tích tụ của các tế bào dưới móng.
  • Tacrolimus (Tazorac): Một loại thuốc ức chế miễn dịch, giúp ức chế quá trình tăng sản tế bào biểu bì và quá trình biệt hóa sừng do tác động vào lympho T.
Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi ngoài có thể giảm nhanh các triệu chứng bệnh vảy nến
Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi ngoài có thể giảm nhanh các triệu chứng bệnh vảy nến
  • Anthralin: Một loại thuốc mỡ chống viêm làm chậm quá trình sản xuất tế bào da dư thừa. Dùng mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng dày sừng và vỡ móng.
  • Kem dưỡng ẩm: Không có tác dụng điều trị vảy nến móng tay trực tiếp những có thể làm giảm ngứa và giúp làn da quanh móng tay nhanh chóng lành lại.

Các chế phẩm dạng bôi ngoài da thường cho tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, đây chỉ là những hiệu quả tạm thời, tại chỗ, không có tác dụng lâu dài. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng tại chỗ như mỏng da, teo da hoặc hiện tượng “bật bóng” (phụ thuộc thuốc) nếu dùng kéo dài hoặc dùng không đúng cách. 

Thuốc trị vảy nến móng tay toàn thân

Các thuốc điều trị vảy nến móng tay toàn thân được dùng dưới dạng thuốc lỏng/ viên uống, thuốc tiêm. Cơ chế hoạt động của chúng là làm sạch cả da và móng, trong các trường hợp từ trung bình đến nặng. Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc uống toàn thân: cyclosporine, methotrexate, apremilast (Otezla) và retinoids 
  • Thuốc tiêm: tiêm corticoid, Otezla (apremilast), Enbrel (etanercept)
  • Chế phẩm sinh học: adalimumab (Humira), etanercept (Enbrel) và Infliximab (Remicade)
  • Thuốc chống nấm: Terbinafine, Itraconazole

Các thuốc điều trị vảy nến móng tay toàn thân không tác động trực tiếp lên vùng có biểu hiện triệu chứng bệnh mà ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người sử dụng. Do vậy, khi sử dụng các thuốc này, cần một thời gian dài người bệnh mới nhận thấy những tiến triển rõ rệt trên những móng tay bị bệnh. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trên gan, thân, tim, hệ miễn dịch và các cơ quan khác. Bởi hầu hết các thuốc sử dụng đường toàn thân đều có tác dụng ức chế hệ miễn dịch theo các cơ chế khác nhau, ảnh hưởng đến sinh lý người bệnh.

Điều trị vảy nến móng tay không dùng thuốc

Bao gồm:

  • Cắt bỏ móng tay: Người bệnh bắt buộc phải cắt móng nếu bệnh diễn tiến nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật, dùng tia X hoăc ure có nồng độ cao để loại bỏ móng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các biện pháp cắt móng này, khi móng mọc lại sẽ có các dấu hiệu bất thường.
  • Quang trị liệu: Vảy nến móng tay có thể được điều trị bằng phương pháp quang học hoặc sử dụng tia laser. Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Dưới tác động của tia cực tím, các vi khuẩn, nấm gây bệnh sẽ bị tiêu diệt, đồng thời các tế bào mới sẽ được tái tạo và phục hồi. Phương pháp này có chi phí cao nhưng hiệu quả mang lại không lâu dài, không triệt để.
Quang trị liệu móng tay có ưu điểm an toàn nhưng không cho hiệu quả điều trị lâu dài và triệt để
Quang trị liệu móng tay có ưu điểm an toàn nhưng không cho hiệu quả điều trị lâu dài và triệt để
  • Điều trị tại nhà: Có rất nhiều biện pháp khắc phục vảy nến móng tay tại nhà người bệnh có thể áp dụng như dùng giấm táo, tỏi, chanh…. Ưu điểm của các phương pháp này là khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của các phương pháp này. Người bệnh cần lưu ý trước khi áp dụng, không áp dụng với các trường hợp vảy nến nặng hoặc vảy nến toàn thân.

Chữa vảy nến móng tay bằng Đông y

Đông y là phương pháp tối ưu nhất hiện nay với bệnh nhân vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng bởi các thành phần của thuốc Đông y giúp điều trị từ căn nguyên, nâng cao hệ miễn dịch cơ thể ngăn ngừa bệnh phát triển và loại bỏ gốc rễ triệu chứng. Trong đó, bài thuốc Đông y trị vảy nến hiệu quả và được nhiều người bệnh tin dùng nhất hiện nay là bài Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vảy nến móng tay

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với người mắc bệnh vảy nến móng tay. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Những thực phẩm người bệnh vảy nến móng tay nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E: cà chua, rau xanh, trái cây tươi, khoai lang, đu đủ, chuối tiêu…
  • Thực phẩm giàu kẽm: cải xoăn, súp lơ, nghêu, sò
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cà hồi, cá béo, các basa, cá thu….
  • Thịt đỏ: Thịt bò…
  • Uống nhiều nước

Với những trường hợp vảy nến móng tay bị phù, bạn nên tham vấn ý kiến chuyên gia để biết lượng nước phù hợp cần bổ sung hằng ngày. Nên hạn chế các loại thức ăn có nhiều nước như canh, súp, nước ép trái cây, hoa quả mọng nước…

Thực phẩm nên tránh:

  • Thực phẩm có nhiều protein lạ và tanh: hải sản (tôm, cua, măng, lạp xưởng, gà…), các loại đậu…
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà xanh…
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng (ớt, tiêu…)
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối, đường tinh luyện: bánh kẹo, đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ…

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến móng 

Phòng ngừa bệnh vảy nến móng tay là hoàn toàn có thể nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh. Để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua, ngừng hoặc tăng liều thuốc trong quá trình điều trị.
  • Cắt móng tay, vệ sinh sạch sẽ móng và các kẽ móng tay
Cắt móng tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến
Cắt móng tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bằng cách đeo găng tay cotton mỗi khi làm việc.
  • Không sử dụng các loại bàn chải hoặc vật nhọn, cứng để làm sạch móng.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm tại móng tay và các vùng da xung quanh móng để hạn chế tình trạng khô da, bong tróc và nứt nẻ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng, stress
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng.

Vảy nến móng tay là tình trạng da liễu phổ biến, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Mặc dù không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng bệnh có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc hằng ngày. Nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường tại móng tay, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

BÁC SĨ DA LIỄU 40 NĂM KINH NGHIỆM ĐANG ONLINE – CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG NHẬN TƯ VẤN NGAY

Tin bài nên đọc: Bài thuốc Nam chữa vảy nến bí truyền của người dân tộc Tày – “cứu tinh” cho hàng nghìn bệnh nhân

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 2:21 PM , 18/12/2023

Tin liên quan

Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở mông

15+ Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt Nhất

Ngoài các phương pháp chữa trị hiện đại, cách trị vảy nến theo phương pháp dân gian cũng là lựa chọn của nhiều người. Phương pháp này an toàn vì...

Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Điều Trị Bệnh Nhanh Khỏi?

Mặc dù chế độ dinh dưỡng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng nó có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng...

Bệnh Vảy Nến Thể Giọt Là Gì? Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Vảy nến thể giọt, một bệnh da mãn tính, thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 35. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh...

Bệnh Vảy Nến Thể Mảng – Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy Nến Thể Mảng có triệu chứng đặc trưng là các mảng da viêm đỏ, dày sừng, bong tróc vảy trắng như sáp nến. Tuy không gây nguy hiểm đến...

TOP 15+ cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam quanh vườn, dễ kiếm mà hiệu quả

Nhiều cây cỏ xung quanh tuy bình dị nhưng lại có tiềm năng lớn đối với sức khỏe con người, trong đó có điều trị vảy nến và nhiều bệnh...

Top 9 Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến. Người bệnh vảy nến không chỉ phải đối mặt với tình trạng ngứa, đau rát, bong tróc...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *