TOP 15+ cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam quanh vườn, dễ kiếm mà hiệu quả

Nhiều cây cỏ xung quanh tuy bình dị nhưng lại có tiềm năng lớn đối với sức khỏe con người, trong đó có điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Cùng tìm hiểu cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam an toàn, tiết kiệm chi phí và hiệu quả ngay dưới đây.

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam có tốt không?

Vảy nến/vẩy nến là căn bệnh tự miễn mãn tính, cho đến nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm. Cách chữa vảy nến bằng Tây y cùng các phương pháp chăm sóc khác đều chỉ giảm được các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh bớt đau rát, ngứa ngáy. 

Hiện nay, chữa vảy nến bằng thuốc Nam hoặc chữa vẩy nến bằng Đông y được nhiều người áp dụng. Trong Đông y,  thuốc Nam là các vị thuốc được khám phá trên lãnh thổ Việt Nam, dễ dàng tìm kiếm và sử dụng. Dựa trên bản chất của bệnh vảy nến mà lựa chọn, kết hợp các vị thuốc nhằm tạo nên những bài thuốc có tác dụng kiểm soát sự bùng phát của vảy nến, đồng thời giảm những triệu chứng khó chịu mà vảy nến mang lại cho bệnh nhân.

Vảy nến là bệnh ngoài da có tính chất mãn tính, dễ tái phát
Vảy nến là bệnh ngoài da có tính chất mãn tính, dễ tái phát

Ưu điểm của thuốc Nam là dễ tìm kiếm nguyên liệu, khá lành tính, không gây tác dụng phụ. Cách thực hiện cũng đơn giản, không quá cầu kỳ như thuốc Bắc. Thuốc Nam không sản sinh các độc tố, nên ít gây hại cho nội tạng, như suy gan hay đau dạ dày. Một mặt, thuốc Nam giúp điều trị bệnh, cải thiện triệu chứng, một mặt tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.

Tuy nhiên, chữa vảy nến bằng thuốc Nam chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian, được truyền miệng hoặc truyền từ đời này sang đời khác. Phần lớn các bài thuốc Nam vẫn chưa được khoa học hiện đại chứng minh về tính chính xác và công dụng trong điều trị vảy nến. Cho nên, trước khi thực hiện cần hết sức cẩn trọng. Thời gian thuốc phát huy hiệu quả cũng lâu hơn so với phương pháp Tây y, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng kết hợp cùng chế độ ăn uống và chăm sóc khác.

XEM THÊM: Bài Thuốc Dân Gian Trị Vảy Nến Đơn Giản, dễ thực hiện nhất tại nhà 

Top 16 cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người hàng triệu loại cây khác nhau. Và mỗi loại cây lại có những công dụng vô cùng hữu ích. Sau đây là cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ những cây quen thuộc, dễ kiếm.

Sâm đại hành chữa vảy nến hiệu quả

Sâm đại hành (tỏi đỏ) là loại thuốc Nam quen thuộc thường được dùng trong điều trị vảy nến. Sâm đại hành giúp kháng viêm, khử khuẩn, giúp giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau rát trên da. Không những vậy, nó còn có tác dụng bổ máu, chữa băng huyết rất hiệu quả.

Có nhiều cách sử dụng sâm đại hành để chữa vảy nến, phổ biến nhất là 2 cách sau:

Cách 1:

  • Lấy 15 – 20g sâm đại hành rửa sạch, để ráo nước.
  • Đem thuốc vào ấm sắc cùng nước.
  • Dùng nước thuốc sắc uống mỗi ngày đến khi các triệu chứng của bệnh được đẩy lùi.

Cách 2:

  • Lấy khoảng 15 – 20g sâm đại hành rửa sạch và sắc lấy nước thuốc.
  • Chắt lấy nước này bôi lên vùng da bị bệnh. Có thể kết hợp bôi cùng các loại thuốc Tây khác, như Salicylic 5%,
  • Kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 2 tháng, bạn sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.

Ngâm rửa bằng cây lu lu đực

Cây lu lu đực là loại cây mọc hoang ở rất nhiều vùng trên đất nước ta. Với vị ngọt đắng và thanh mát, cây còn được dùng để làm một số món ăn, như nấu canh hoặc rau ăn kèm.

Lu lu đực hay còn gọi lù lù đực, cây cà lù, thù lu đực
Lu lu đực hay còn gọi lù lù đực, cây cà lù, thù lu đực

Trong lu lu đực có chứa solamargine, solasodin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascorbic và các hoạt chất khác. Nhờ vậy, lu lu đực có thể giúp an thần, giảm ngứa rát và mẩn đỏ trên da. Chữa vảy nến bằng cây lu lu đực được đông đảo người biết đến bởi hiệu quả khá cao và cách thực hiện đơn giản. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh rõ rệt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm cây lu lu đực, rửa sạch, xắt thành khúc.
  • Cho nguyên liệu vào nồi, đun sôi.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị vảy nến hàng ngày.

ĐỌC THÊM: Bệnh Vảy Nến Khỏi Dứt Điểm Được Không? Những phương pháp triệu liệu tốt nhất

CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CÁCH CHỮA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Hành hoa chữa vảy nến

Hành hoa không chỉ là một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày mà còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ cây hành hoa đơn giản, dễ thực hiện nên được rất nhiều người lựa chọn. Hành hoa có vị cay, tính nóng nên thường dùng trong các bài thuốc thông khí, điều hòa hoạt động của tạng phủ và kinh mạch.

Ngoài ra, hành hoa còn có các hoạt chất sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Bởi vậy, nó thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến. Hoạt chất allicin trong hành hoa được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, hành hoa có thể giảm tình trạng sưng tấy, đau rát trên da, làm giảm tình trạng bong tróc da do vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 200g hành hoa, loại bỏ lá vàng, úa và để ráo nước.
  • Ngâm hành hoa trong nước muối loãng khoảng 10 phút để sát khuẩn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Cắt hành hoa thành từng khúc, khoảng 2 đến 3cm, sau đó cho vào nồi nấu với nước. Khi nước sôi cho thêm vài hạt muối. Tiếp tục đun trên lửa lớn 5 phút rồi tắt bếp.
  • Vệ sinh da sạch sẽ sau đó ngâm vùng da bị bệnh vảy nến trong nước hành hoa ấm khoảng 10 phút.
  • Sau khi ngâm xong, lau lại da lần nữa bằng khăn sạch.

Chữa vảy nến bằng cây khúc khắc

Cây khúc khắc là loại cây mọc hoang trên nhiều vùng đồi núi, trung du và miền núi nước ta. Cây có tên gọi khác là thổ phục linh và được biết đến với nhiều công dụng cho con người, như dùng làm thuốc trị bệnh hay đun nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Bộ phận chính được sử dụng của cây khúc khắc chính là củ. Củ khúc khắc thường được ngâm rượu để dùng xoa bóp các chứng bệnh đau xương khớp, bệnh gout. Trong củ của loại cây này có chứa saponin và tannin có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian, kết hợp cây khúc khắc với cây cải trời có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và bong tróc da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 40 – 80g khúc khắc, 120g cây cải trời, rửa sạch và để ráo nước.
  • Đem 2 vị thuốc này sắc cùng 500ml nước đến khi còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước và chia ra thành 3 – 4 lần uống trong ngày.

Lá lốt – cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam đơn giản

Không chỉ được biết đến là loại gia vị cho nhiều món ăn hấp dẫn, như chả lá lốt, ốc om chuối đậu, trứng rán lá lốt… lá lốt này còn là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh khác nhau, trong đó có vảy nến.

Lá lốt xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá lốt xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da

Theo các nghiên cứu hiện đại, lá lốt có chứa: Hoạt chất ancaloit có tác dụng chống dị ứng; Các vitamin A, C, E có tác dụng khử khuẩn và kháng viêm. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp giảm đau và dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Sử dụng lá lốt đúng cách giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, viêm da, đồng thời làm dịu vùng da bị tổn thương và không gây bong tróc da. 

Có 3 cách sử dụng lá lốt trị vảy nến phổ biến, bao gồm:

Cách 1: Thuốc ngâm rửa

  • Chuẩn bị 100g lá lốt, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá lốt vào nồi, đun cùng 2 lít nước sạch đến khi sôi.
  • Gạn lấy nước lá lốt đã đun sôi, chờ nguội bớt. Lấy nước này để ngâm vùng da bị bệnh trong 20 phút. Dùng bã chà xát lên vùng da bị vảy nến.

Cách 2: Thuốc uống

  • Lấy 50g lá lốt tươi, rửa sạch, sau đó ngâm vào nước muối loãng để khử khuẩn trong vòng 10 phút. Vớt lá lốt ra, để ráo nước.
  • Cho lá lốt vào máy xay sinh tố, hoặc giã cho thật nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt lá lốt, uống đều đặn vào sáng và tối.

Cách 3: Thuốc đắp

  • Lấy 1 lượng lá lốt vừa đủ với vùng da bị bệnh và đem rửa sạch. Ngâm lá lốt trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Cho lá lốt và 1 ít muối hạt vào cối, giã nát.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ, sau đó đắp lá lốt đã giã nguyễn lên.
  • Dùng băng gạc cố định lại để giữ thuốc trên da tầm 30 phút.
  • Rửa sạch da với nước ấm.

Cây khổ sâm kháng viêm, giảm ngứa

Khổ sâm là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh vảy nến. Cây có vị đắng, chứa các hoạt chất flavonoid, β – sitosterol, alkaloid, acid benzoic và tecpenoid có lợi cho sức khỏe. Khổ sâm giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các vị thuốc: Khổ sâm, kim ngân, sinh địa và huyền sâm, mỗi thứ 15g; 10 quả ké đầu ngựa.
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên vào ấm, đun cùng 1 lít nước.
  • Đun thuốc đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi thấy nước trong nồi giảm 1 nửa thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước thuốc và chia thành 3 phần, uống trong ngày.

TIN NÓNG: Bệnh nhân vảy nến lâu năm chia sẻ hành trình khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc trên VTV2

Lá khế – trong uống, ngoài đắp và ngâm rửa

Các thành phần trong lá khế có thể giúp tiêu viêm, sát trùng và giải độc. Bởi vậy, lá khế được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh lý ngoài da, như viêm da cơ địa, mề đay, vảy nến. Đối với bệnh vảy nến, sử dụng lá khế giúp giảm tình trạng viêm sưng, bong tróc và ngứa ngáy trên da. Không những vậy, lá khế còn cung cấp photpho, magie và kẽm giúp làm dịu da, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Lá khế giúp kháng khuẩn tốt
Lá khế giúp kháng khuẩn tốt

Có thể áp dụng lá khế trị vảy nến theo nhiều cách, bao gồm:

Cách 1: Thuốc đắp

  • Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá khế và một ít muối hạt vào máy xay hoặc giã nhuyễn.
  • Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng da bị vảy nến trong 15 phút. Thực hiện 2 lần/ngày, vào sáng và tối.
  • Rửa lại bằng nước ấm.

Cách 2: Thuốc uống

  • Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch sẽ rồi để cho ráo nước.
  • Xay lá khế với chút nước, chắt lấy nước cốt.
  • Đun sôi nước cốt trong 15 phút.
  • Rót nước ra bát, uống khi còn ấm.
  • Uống 2 – 3 lần trong 1 tuần.

Cách 3: Thuốc ngâm rửa

  • Chuẩn bị lá khế, lá ổi, lá trầu không, lá lược vàng, rửa sạch và cho vào nồi nước, đun sôi khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu và cho thêm nước lạnh để nước bớt nóng.
  • Ngâm rửa và tắm với nước này khoảng 2 – 3 lần 1 tuần. Dùng bã xát lên vùng da bị bệnh.
  • Áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng ngứa ngáy giảm bớt. Đây là cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam được nhiều người áp dụng, đặc biệt là những bệnh nhân vảy nến toàn thân giai đoạn đầu.

Lá trầu không trị vảy nến

Được biết lên là cây thuốc Nam quen thuộc trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, nhờ đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, lá trầu không còn có tác dụng đối với bệnh nhân vảy nến. Chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ lá trầu không hiệu quả, không có tác dụng phụ, tiết kiệm và dễ thực hiện.

Người bệnh có thể áp dụng theo các cách sau:

Cách 1: Lá trầu không + Bèo hoa dâu

  • Đem lá trầu không và bèo hoa dâu rửa sạch, cho vào ấm nước đun sôi trong 15 phút.
  • Chắt lấy 1 phần nước để uống, phần nước còn lại để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

Cách 2: Lá trầu không + Dầu dừa

  • Rửa sạch lá trầu không và giã nhuyễn. Cho 2 thìa dầu dừa nguyên chất vào trộn đều.
  • Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và ủ trong 15 phút.
  • Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

Cách 3: Lá trầu không + Lá bạc hà + Rau diếp cá

  • Rửa sạch và cho nguyên liệu vào nồi cùng 3 lít nước, đun sôi thật kỹ.
  • Dùng nước này để tắm hoặc lau rửa vùng da bị bệnh hàng ngày.
  • Kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách 4: Thuốc uống

  • Rửa sạch 7 – 8 lá trầu không rồi cho vào ấm đun sôi kỹ.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày, phần bã đắp lên vùng da bị vảy nến.

Cây vòi voi chữa vảy nến an toàn

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ cây vòi voi rất phổ biến. Đây là loại cây mọc hoang và thường được thu hái lá, thân vào mùa Hè để làm thuốc.

Vòi voi có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, ngăn chặn sưng tấy và giúp vết thương mau lành
Vòi voi có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, ngăn chặn sưng tấy và giúp vết thương mau lành

Cách chữa vảy nến từ cây vòi voi như sau:

Cách 1: Thuốc đắp

  • Rửa sạch lá vòi voi rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng một chút muối.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến, sau đó đắp lá vòi vòi đã giã nát lên da.
  • Giữ nguyên trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Cách 2: Thuốc xoa bóp

  • Rửa sạch cây vòi voi, để ráo nước rồi cho vào bình thủy tinh.
  • Rót 1 lít rượu trắng vào bình.
  • Ngâm vòi voi trong 10 ngày là có thể mang ra sử dụng. Mỗi lần dùng lượng vừa đủ, xoa bóp vùng da bị bệnh hàng ngày.

Cách 3: Thuốc chườm

  • Lấy 1 nắm lá vòi voi, rửa sạch rồi cho vào cối hoặc máy xay nhuyễn.
  • Cho 2 thìa giấm ăn vào voi vòi đã xay nhuyễn và trộn đều.
  • Đem hỗn hợp đi sao nóng đến khi thấy chuyển sang màu vàng là được.
  • Cho thuốc vào miếng vải mỏng và để nguội bớt rồi chườm lên vùng da bị bệnh.
  • Ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Cây lược vàng giúp kháng viêm

Cây lược vàng là loài cây quen thuộc, thường được dùng để chữa bệnh. Chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ cây lược vàng phát huy tác dụng tốt. Trong cây lược vàng có chứa các chất kháng viêm và giúp da mau lành.

Cách dùng lược vàng chữa vảy nến như sau:

Cách 1:

  • Cho 5 lá lược vàng cùng 2 bát nước vào nồi đun sôi. 
  • Chắt lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

Cách 2:

  • Lấy 4 đến 6 lá lược vàng, rửa sạch và giã nát.
  • Vắt lấy nước cốt và uống trong ngày.

DÙNG THUỐC NAM MÃI KHÔNG KHỎI?

LIÊN HỆ BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ, AN TOÀN

Chữa vảy nến bằng nghệ vàng

Hoạt chất chính trong nghệ vàng là curcumin giúp nhanh chóng tiêu viêm, giảm sưng, hồi phục và tái tạo tế bào da.

Trong cách cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam, nghệ vàng là phương pháp ít phổ biến nhất, nhưng có thể mang lại hiệu quả khô
Trong cách cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam, nghệ vàng là phương pháp ít phổ biến hơn, nhưng có thể mang lại hiệu quả không ngờ

Cách thực hiện đơn giản như sau:

Cách 1:

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Pha tinh bột nghệ với nước để tạo thành hỗn hợp sệt, đắp lên da khoảng 15 phút.
  • Vệ sinh lại bằng nước ấm.

Cách 2: 

  • Cho tinh bột nghệ vào các món ăn hoặc pha cùng nước uống hàng ngày.
  • Sử dụng đều đặn để có kết quả tốt nhất.

Cây sói rừng – cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam hiệu nghiệm

Sói rừng là cây thuốc Nam nổi tiếng với tác dụng tiêu viêm và giảm đau rất hiệu quả. Ông cha ta đã sử dụng loại cây này để điều trị các triệu chứng vảy nến, giảm tình trạng ngứa rát và giúp da không bị viêm nhiễm.

Cách sử dụng như sau:

Cách 1: Thuốc ngâm rửa

  • Dùng cành và lá cây sói rừng rửa sạch, đun cùng nước sôi. 
  • Ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách 2: Thuốc uống

  • Lấy 30g cành và lá sói rừng, cho vào ấm nước đun sôi.
  • Chắt lấy nước này uống hàng ngày.

Lá ớt trị vảy nến

Lá ớt giàu các dưỡng chất thực vật có tác dụng giảm đau nhức, chống oxy hóa và làm cho vết thương mau lành. Nhờ những đặc tính tuyệt vời này mà lá ớt được ứng dụng trong điều trị vảy nến.

Nên chọn lá ớt cay để mang lại hiệu quả điều trị cao
Nên chọn lá ớt cay để mang lại hiệu quả điều trị cao

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá ớt, tinh vỏ tre xanh, thiên niên kiện và lá sống đời.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi nước, đun sôi thật kỹ.
  • Uống nước thuốc này mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng vảy nến thuyên giảm. 

Trị vảy nến bằng hoa hòe

Hoa hòe có vị đắng, tính hơi hàn, giúp thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết. Bởi vậy, hoa hòe thường được dùng để chữa đại tiện ra máu, trĩ, tiểu ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu mũi, mụn nhọt, viêm loét và đặc biệt là vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Sao vàng hoa hòe rồi tán bột mịn.
  • Luyện với mật ong nguyên chất, vê thành hoàn.
  • Mỗi lần uống khoảng 3g, 2 lần/ngày.
  • Nên uống với nước sôi để nguội, uống sau ăn.

Lá trà xanh giúp loại bỏ da chết

Trà xanh có chứa nhiều hoạt chất độc đáo giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da gây bong tróc. Nó điều chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14, từ đó tác động tới quá trình tái tạo da.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá trà xanh, đun sôi lất nước uống mỗi ngày.
  • Hoặc, nấu lá trà xanh với nước để lấy nước tắm 2 – 3 lần/tuần.

Lưu ý khi chữa vảy nến bằng thuốc Nam

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, trong quá trình chữa vảy nến bằng thuốc Nam cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hiệu quả của các loại thuốc Nam chữa vảy nến lâu hơn so với các phương pháp sử dụng thuốc Tây y, do vậy cần thực hiện kiên trì trong thời gian dài.
  • Các bài thuốc Nam chữa vảy nến phù hợp những đối tượng bệnh nhẹ, thường ở giai đoạn đầu.
  • Nên kết hợp điều trị vảy nến bằng thuốc Nam cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị bằng thuốc Nam.
  • Hiệu quả của thuốc Nam sẽ không giống nhau trên từng người, còn tùy vào cơ địa, tình trạng và mức độ vảy nến.
  • Chọn nguyên liệu sạch, rửa sạch trước khi dùng.
  • Nếu sử dụng phương pháp chữa vảy nến bằng thuốc Nam không có tác dụng, hãy dừng lại và chuyển sang phương pháp khác hiệu quả hơn.
  • Đối với tình trạng da bị bội nhiễm, người bệnh nên đi thăm khám ngay.

Trên đây là những cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã có thêm các cách điều trị vảy nến tại nhà đơn giản, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà bệnh mang lại.

BÁC SĨ DA LIỄU 40 NĂM KINH NGHIỆM ĐANG ONLINE – CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG NHẬN TƯ VẤN NGAY

Tin bài nên đọc:

TÌM HIỂU THÊM: 

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 10:03 AM , 28/01/2024

Tin liên quan

Bệnh Vảy Nến Thể Mảng – Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy Nến Thể Mảng có triệu chứng đặc trưng là các mảng da viêm đỏ, dày sừng, bong tróc vảy trắng như sáp nến. Tuy không gây nguy hiểm đến...

Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương móng mãn tính do hoạt động tự miễn của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng...

Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở mông

15+ Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt Nhất

Ngoài các phương pháp chữa trị hiện đại, cách trị vảy nến theo phương pháp dân gian cũng là lựa chọn của nhiều người. Phương pháp này an toàn vì...

Top 9 Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến. Người bệnh vảy nến không chỉ phải đối mặt với tình trạng ngứa, đau rát, bong tróc...

Vảy Nến Da Mặt, Tai, Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt

Vảy nến da mặt là một hiện tượng viêm da cơ địa mãn tính có liên quan nhiều đến gen và miễn dịch. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân...

Bị Vảy Nến Nên Bôi Thuốc Gì? Top 16 Loại Hiệu Quả Nhất

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu phổ biến, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin về làn da. Nhiều người mắc phải căn...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *