Chàm môi gây khô, nứt nẻ, bong tróc vảy, ngứa ngáy tại các vị trí quanh môi. Ở mức độ nặng có thể mọc mụn nước, lở loét, khiến người bệnh khó chịu, tự ti, bất tiện trong giao tiếp và sinh hoạt.
Chàm môi là gì?
Chàm môi hay còn gọi là viêm môi vảy tiết, viêm da môi, là loại bệnh mãn tính khá phổ biến. Các thể chàm môi hay gặp là viêm môi tiếp xúc dị ứng, viêm môi kích ứng hay viêm môi bong vảy.
Ở mức độ nhẹ, bệnh có triệu chứng khô, bong tróc vảy, nứt nẻ, ngứa trên môi. Trường hợp nặng hơn có phản ứng viêm lan rộng sang các vùng da quanh miệng đi kèm đỏ da, da sưng phù nề, có mọc mụn nước hoặc loét nông.
Triệu chứng bệnh chàm môi
Các triệu chứng của bệnh chàm môi xảy ra ở môi trên hoặc môi dưới hoặc có thể ở cả hai môi. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng da xung quanh miệng và phần màu đỏ bên trong của miệng tiếp xúc với da.
- Môi bị khô, nứt nẻ, bong vảy, ửng đỏ.
- Có các vết nứt nẻ ở bờ môi.
- Viêm môi, sưng và ngứa rát.
- Mọc mụn nước, lở loét.
- Môi chuyển sang màu thâm do suy giảm sắc tố.
- Màu sắc vùng da xung quanh môi chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu.
Nguyên nhân gây bệnh
Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chàm môi. Song các yếu tố dưới đây có thể gây khởi phát và làm tăng nặng bệnh lý này:
- Yếu tố di truyền: Bệnh chàm môi có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Hoặc trong gia đình có người mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm da, viêm da dị ứng, viêm mũi, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp,…
- Rối loạn hệ thống miễn dịch ở những người bị HIV, bệnh giang mai, đái tháo đường,…
- Nội tiết tố, hormone trong cơ thể thay đổi thất thường, thường gặp ở phụ nữ.
- Thói quen liếm môi, thường thấy ở trẻ nhỏ.
- Tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng như kem đánh răng, nước súc miệng, kem chống nắng, mỹ phẩm, son môi, son dưỡng môi, sơn móng tay, dầu thầu dầu, keo con ong, myroxylon pereirae, niken,…
- Uống không đủ nước, tiêu thụ một số loại thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như xoài, cam, quýt, quế,…
- Nhạy cảm với thời tiết nóng hoặc lạnh, độ ẩm thấp, bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa, lông động vật,…
- Căng thẳng thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc khởi phát, phát triển của bệnh chàm môi.
Chàm môi có nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?
Bệnh chàm môi nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Nặng hơn có thể gây bội nhiễm nguy hiểm.
Bạn cần chủ động đến khám bác sĩ khi:
- Gặp tình trạng khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt.
- Bị nhiễm trùng da quanh môi, có các vệt đỏ, mủ, vảy vàng.
- Dù đã thử nhiều biện pháp điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
Phương pháp điều trị
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm môi. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng và kiểm soát chàm môi bằng nhiều cách.
Cách chữa chàm môi tại nhà
Đối với trường hợp bệnh chàm môi mức độ nhẹ, mục đích chính của việc điều trị là giữ cho môi tránh bị khô, nứt nẻ, ngứa rát.
Bạn có thể sử dụng kem dưỡng, son dưỡng môi, vaseline có chiết xuất từ dầu thực vật, Vitamin E, bơ hạt mỡ, dầu khoáng,… bôi nhiều lần trong ngày. Việc áp dụng cách này đều đặn có thể giúp kiểm soát hiện tượng ngứa và khô.
Bạn nên thoa dưỡng môi khi da còn hơi ẩm. Thời gian tốt nhất để bôi dưỡng ẩm là ngay sau khi tắm hoặc sau khi rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối.
Áp dụng mẹo dân gian
- Dùng mật ong: Bôi mật ong lên môi trong 30 giây, sau đó tiếp tục thoa thêm một lớp son dưỡng. Sau 15 phút, bạn lau sạch môi bằng khăn ấm và massage nhẹ nhàng để lớp da chết bong ra. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày giúp bổ sung độ ẩm, lành tổn thương do chàm môi.
- Dùng dầu dừa và dầu oliu: Dùng bông tăm thoa hai loại dầu lên môi, lau sạch sau 30 phút hoặc để qua đêm. Áp dụng hằng ngày sẽ giúp làm giảm khô, nứt nẻ, làm mềm môi.
- Thoa nước lá trầu không: Giã nát và lọc lấy nước lá trầu không sau đó dùng tăm bông thoa nước này lên môi. Thực hiện 1 lần/ ngày giúp triệu chứng sưng, viêm, ngứa rát thuyên giảm đáng kể.
- Dùng quả bơ: Nghiền nát ¼ thịt quả bơ và đắp lên môi, lau sạch sau 30 phút. Cách này giúp môi mềm mại, hỗ trợ làm lành và tái tạo phần da bị tổn thương.
Sử dụng thuốc
Trường hợp chàm môi mức độ nặng như có hiện tượng sưng môi, mọc mụn nước, chảy dịch hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm:
- Thuốc bôi điều trị chàm môi chứa Steroid (Betamethasone, Corticosteroid): Giúp chống viêm, giảm ngứa, đau rát, cải thiện tình trạng sưng tấy.
- Thuốc kháng histamin (Clorpheniramin, Cetirizine): Có công dụng làm giảm ngứa rát do bệnh chàm môi.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nặng.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ. Nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách, các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.
Cách phòng ngừa bệnh
Bên cạnh sử dụng thuốc, việc thay đổi các thói quen có thể giúp điều trị và hạn chế tiến triển của bệnh chàm môi. Người bệnh nên lưu ý:
- Xác định nguyên nhân bùng phát bệnh chàm môi và tránh chúng trong tương lai.
- Thường xuyên dưỡng ẩm môi bằng vaseline, son dưỡng, kem dưỡng, mặt nạ môi,… nhiều lần trong ngày.
- Uống đủ nước, 2-3 lít/ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ môi, vùng da quanh miệng sau khi ăn uống.
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da.
- Hạn chế liếm môi.
- Không tự ý cạy bóc vảy, chà xát môi.
- Không dùng các loại son môi có chì.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không nên thức khuya.
- Tập thiền, yoga, pilates và học kỹ thuật thở.
- Ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Duy trì trạng thái tích cực, hạn chế căng thẳng.
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Báo ngay với bác sĩ khi gặp biểu hiện bất thường trong khi điều trị.
Trên đây là những thông tin về chàm môi và một số cách chữa bệnh hiệu quả. Nếu thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.
Câu hỏi thường gặp
Chàm là bệnh lý viêm da không lây. Tuy nhiên, nếu có vết loét hở hoặc mụn nước trên da đã bị nhiễm trùng thì có thể lây sang người khác.
Chàm môi là bệnh lý mãn tính, có thể tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Nhưng bệnh có thể được cải thiện nếu phát hiện từ sớm và có phương pháp điều trị đúng.
Nếu chàm môi khởi phát do yếu tố môi trường bên ngoài, bệnh sẽ thuyên giảm và tự khỏi khi tránh tiếp xúc với các yếu tố đó. Nếu môi và vùng da xung quang ngày càng khô cứng, có nhiều vết nứt gây chảy máu thì bệnh chuyển sang mức độ nặng. Người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Với trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách sau một vài ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tiên lượng thời gian điều trị bệnh.
Bạn không nên đánh son trong quá trình điều trị chàm môi. Nhưng có thể dùng son môi khi điều trị xong. Lưu ý:
- Dưỡng môi đầy đủ trước khi dùng son và bôi lại trong ngày khi cần thiết.
- Dùng son dưỡng có chỉ số chống nắng vào ban ngày và son dưỡng cấp ẩm vào ban đêm.
- Không nên dùng lại son môi ngay mà hãy để môi có thời gian thích ứng dần. Nên bắt đầu dùng từ son dưỡng, son dưỡng môi có màu, son có màu có dưỡng,...
- Hạn chế dùng các loại son không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc son quá lì.
- Ưu tiên sử dụng các loại son chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, ốc, ghẹ, cá biển, thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt trâu, nội tạng động vật, đậu phộng,...
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhiều gia vị cay nóng.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
- Món ăn có vị mặn, nhiều gia vị như muối, tiêu, ớt, tiêu,...
- Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ.
- Thực phẩm giàu kẽm: Đậu Hà lan, bột yến mạch, gạo lứt,...
- Thực phẩm giàu vitamin E: Cà rốt, bưởi, chanh, cam, quýt,...
DÀNH CHO BẠN