Chàm bội nhiễm là dạng tiến triển nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Đặc trưng dễ nhận thấy là những tổn thương sâu và rộng trên da. Khi phát hiện các triệu chứng của chàm bội nhiễm, người bệnh nên chủ động điều trị kịp thời để tránh biến chứng nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Chàm bội nhiễm là gì?
Bệnh chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Khác với các dạng bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể lan rộng, ảnh hưởng trên các vị trí ngoài phạm vi nốt sưng viêm ban đầu.
Nếu không có phương án chữa trị kịp thời, các vết viêm loét sẽ ngày càng ăn sâu và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm.
Biểu hiện chàm bội nhiễm
Biểu hiện bệnh ở người lớn và trẻ em thường không giống nhau, cụ thể:
Triệu chứng chàm bội nhiễm ở người lớn
- Da xuất hiện mụn nước khoảng 2 – 4mm màu đỏ, đỏ tía hoặc đen trên mặt và vùng da cổ.
- Mụn nước lan rộng sang các bộ phận khác như tay, chân, lưng,…
- Ngứa, đau rát ở những vùng da có mụn nước.
- Sau 7 – 10 ngày, mụn nước có thể phát sinh ở vị trí mới.
- Nhiều trường hợp, chàm bội nhiễm có thể gây ra các triệu chứng tăng thân nhiệt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, sốt cao,…
Biểu hiện ở trẻ em, em bé
- Da bé ửng đỏ, xuất hiện mụn nước li ti mọc rải rác hoặc tập trung ở vùng mặt, cổ.
- Mụn nước lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể như trán, má, cằm, nếp gấp đầu gối, nách,…
- Khi mụn nước vỡ sẽ bị viêm loét, đóng mài, tróc vảy, khi sờ có cảm giác thô ráp như vây cá.
- Da sưng đỏ, ngứa rát khó chịu.
- Thân nhiệt tăng cao, trẻ biếng ăn, ngủ kém, quấy khóc, tăng cân chậm,…
- Các biểu hiện bệnh chàm ở trẻ em thường không rõ ràng như người lớn, vì vậy bố mẹ cần chú ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể bé.
- Đối với trẻ sơ sinh, nên kiểm tra và chủ động đưa bé đi khám khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc không ngừng, vặn mình liên tục.
Nguyên nhân bị chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm được kích hoạt chủ yếu do các tác nhân như virus Herpes simplex 1, Herpes simplex 2, vi khuẩn, tụ cầu khuẩn tấn công vào những vùng da bị tổn thương do mắc bệnh chàm trước đó. Chàm bội nhiễm thường bùng phát sau 5 – 12 ngày kể từ khi nhiễm virus gây bệnh.
Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bội nhiễm bao gồm:
Chủ quan trong điều trị bệnh chàm
Chàm là bệnh da liễu mãn tính, kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị bệnh chàm đúng cách, tổn thương sẽ lan rộng, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
Cào gãi làm trầy xước da
Người bệnh thường có xu hướng cào gãi, chà xát mạnh da để làm giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên hành động này vô tình hình thành những vết thương hở, tổn thương trên da, từ đó làm tình trạng chàm bội nhiễm trở nên nghiêm trọng.
Không vệ sinh da sạch sẽ
Vệ sinh da không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus bám chặt trên da, sinh sôi và lan rộng. Điều này khiến tình trạng bội nhiễm tiến triển nặng, kéo dài thời gian kéo dài thời gian điều trị bệnh.
Lạm dụng thuốc chứa Corticoid
Thuốc chứa corticoid thường được dùng phổ biến trong điều trị bệnh chàm vì có công dụng chống viêm, cải thiện nhanh chóng tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng trong thời gian dài, làn da sẽ dễ gặp tình trạng viêm nhiễm và suy yếu hàng rào bảo vệ da.
Suy yếu hệ miễn dịch
Những người sức đề kháng, hệ miễn dịch kém sẽ có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại yếu hơn người khỏe mạnh.
Biến chứng bệnh chàm bội nhiễm
Vì tính chất nguy hiểm, khả năng lây lan mạnh của bệnh, người bệnh nên phát hiện sớm những biểu hiện của chàm bội nhiễm để kịp thời điều trị, tránh gây ra những biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến giác mạc, gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến mù lòa.
- Tụ mủ, sưng đỏ, da lở loét, viêm mô tế bào, hình thành sẹo vĩnh viễn.
- Virus xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng máu, suy giảm chức năng nội tạng.
- Suy tim, suy hô hấp, viêm màng não hay nguy hiểm hơn là tử vong nếu virus tác động lên gan, phổi, não.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh chàm có nét tương đồng với các bệnh lý da liễu do nhiễm trùng như chốc lở, zona, nhiễm tụ cầu vàng,… Vì vậy trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ quan sát triệu chứng, kiểm tra vị trí, hình thái tổn thương.
- Hỏi tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình.
- Thực hiện sinh thiết mô nhằm xác định virus.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể nuôi cấy mẫu da, kiểm tra virus và xác định kháng thể với virus.
Cách chữa bệnh chàm bội nhiễm
Bệnh nhân chàm bội nhiễm cần điều trị nội trú để bác sĩ kiểm soát tiến độ phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Dùng thuốc Tây y
Một số loại thuốc cải thiện triệu chứng chàm bội nhiễm và phục hồi vùng da tổn thương thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Thuốc bôi
- Hồ nước: Thường được dùng trong giai đoạn đầu khi da mới đỏ, chảy dịch ít, hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa.
- Dùng dung dịch Jarish, vioform 1%, thuốc tím 0,001%,… đắp nhiều lần lên vị trí bị tổn thương giúp cải thiện triệu chứng chàm bội nhiễm.
- Thuốc mỡ: Cream celestoderm-neomycin, Cream synalar-neomycin,…
- Kem dưỡng ẩm: Làm dịu da, cấp nước, cải thiện tình trạng da khô ngứa, làm lành da.
- Kem Hydrocortisone: Bôi thuốc lên các vùng da bị tổn thương tối đa 7 ngày. Cần lưu ý tránh xa khu vực mắt, trực tràng, bộ phận sinh dục,…
Thuốc uống
- Thuốc chống ngứa như sirô phenergan, sirô théralèn, cetirizine, chlorpheniramine,…
- Thuốc kháng virus như Acyclovir được chỉ định cho trường hợp chàm bội nhiễm do vi khuẩn Herpes Simplex.
- Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Clorpheniramin, Alimemazin, Diphenydramin, Cetirizin,… giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát do chàm bội nhiễm.
- Thuốc kháng sinh như Beta-lactam: Dùng cho trường hợp chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ cấp. Phụ huynh tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol: Dành cho trường hợp chàm bội nhiễm đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi,…
- Một số trường hợp bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Corticoid để cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng Corticoid toàn thân để tránh những tác dụng phụ của thuốc.
- Nhóm thuốc methyl – prednisolone: Thường được chỉ định điều trị với liều dùng ngắt quãng, thuốc có công dụng làm giảm thiểu và tránh bùng phát bệnh.
- Thuốc chống bội nhiễm như amoxicillin, cephalosporin,…
- Thuốc Dupilumab (dupixent): Thuốc làm dịu, ngăn ngừa triệu chứng viêm nhiễm, điều hòa phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch.
Phương pháp điều trị khác
Ngoài cách điều trị chàm bội nhiễm bằng thuốc, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng PUVA (quang trị liệu với tia UV). Đây là một trong những biện pháp điều trị phù hợp cho trường hợp chàm mãn tính, chàm lòng bàn tay hoặc bàn chân.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần kết hợp chăm sóc da tại nhà để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, cụ thể:
- Không cào gãi, chà xát mạnh làm da chảy máu, dễ lây lan bệnh hơn.
- Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mịn, khả năng thấm hút tốt để tránh gây bí da.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay ga trải giường, vỏ gối, thường xuyên giặt quần áo,…
- Uống đủ nước mỗi ngày, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không thức khuya, không dùng chất kích thích.
Lưu ý:
- Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.
- Người bệnh thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, không tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng.
- Đặc điểm bệnh chàm thường khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹo dân gian ngăn ngừa sẹo cho người bệnh chàm
Ngay cả khi được điều trị từ sớm, người bệnh chàm bội nhiễm vẫn có khả năng cao bị thâm sẹo. Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp áp dụng thêm một số mẹo làm mờ sẹo sau đây:
- Dùng tỏi: Giã nhuyễn tỏi rồi chắt lấy nước thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện massage nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút, rửa lại bằng nước sạch sau 60 phút.
- Thoa dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa thoa lên vùng da bị bệnh trong 60 phút rồi rửa lại với nước sạch. Cách này giúp phục hồi da tốt, tạo độ ẩm và cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh.
- Sử dụng nước cốt củ riềng: Giã nát và đun sôi 3 củ riềng tươi với 0.5 lít nước trong 30 phút. Đợi nguội bớt rồi lấy nước bôi xung quang vùng da bị tổn thương.
Biện pháp dự phòng chàm bội nhiễm
Tuy không thể ngăn chặn tuyệt đối khả năng tái phát của bệnh nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng những cách sau:
- Hạn chế thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như một số loại thực phẩm, thuốc uống, trang sức, mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, lông động vật, phấn hoa,…
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm, lựa chọn loại không màu, không có chất tạo mùi. Duy trì sử dụng kể cả khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm.
- Không tiếp xúc gần với những người đang nhiễm virus Herpes simplex.
- Đối với chàm bội nhiễm ở phụ nữ đang mang thai, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc có chứa dược chất sẽ gây hại đến sức khỏe của thai nhi.
- Đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện có những triệu chứng của chàm bội nhiễm.
Chàm bội nhiễm không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da mà còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bệnh nhân hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám bệnh, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng mắc chàm bội nhiễm. Tuy nhiên nhóm đối tượng dưới đây thường có tỷ lệ mắc chàm bội nhiễm cao hơn:
- Người có người thân trong gia đình mắc chàm bội nhiễm, viêm da dị ứng, hen suyễn,...
- Vệ sinh da kém tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập.
- Dùng các chất có tính tẩy rửa để làm sạch da.
- Người dễ bị dị ứng, kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài cơ thể.
- Người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu.
Bệnh chàm bội nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các tiếp xúc da hay dùng chung đồ vật vì nguyên nhân gây bệnh liên quan tới virus, vi khuẩn.
Khi bạn nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu chàm bội nhiễm thì không nên hoang mang, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tiếp nhận điều trị.
Bệnh chàm bội nhiễm có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Vì vậy, bạn nên tránh tiếp xúc với những người khỏe mạnh, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người từng mắc bệnh viêm da mãn tính, người có sức đề kháng yếu,…
Tình trạng chàm bội nhiễm có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp. Bệnh chàm có thể kiểm soát, ổn định triệu chứng, ngăn bệnh bùng phát.
Kết quả điều trị bệnh có mối liên hệ chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, để tránh nguy cơ bùng phát triệu chứng bệnh, người bệnh nên lưu ý tránh tiêu thụ những thực phẩm như:
- Hải sản biển như cua, ghẹ, tôm, mực,...
- Nội tạng động vật, gan bò, tim, cật,...
- Kiêng ăn thịt gà, da gà.
- Thức ăn cay nóng, đồ dầu mỡ.
- Thực phẩm nhiều muối, đường xấu như thịt mặn, đường tinh luyện, bánh kẹo, mật ong, socola, kẹo dẻo, nước ngọt, mật ong,...
- Thức ăn chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, bánh mì, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu, chất tăng trưởng không tự nhiên.
- Lúa mì, sữa và các sản phẩm làm từ sữa: Sữa bò, sữa dê, phô mai, bánh sữa,...
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lào,...
- Thức ăn có mùi tanh như trứng, tiết canh, gỏi,...
- Thức ăn chứa chất béo bão hòa, tinh bột: Bánh mì trắng, mì trắng, bơ, pho mát,...
- Các loại thịt đỏ: Thịt dê, thịt bò, thịt trâu,...
- Nhóm thực phẩm có khả năng kháng viêm, giải độc, thanh lọc cơ thể: Cải bắp, súp lơ xanh, măng tây, rau xà lách,...
- Thực phẩm chứa chất chống viêm như dầu cá, hạt lanh, dầu hướng dương, dầu anh thảo,...
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương da, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan xung quanh. Các thực phẩm giàu Vitamin thường được tìm thấy trong: Cà rốt, xoài, cam, ngũ cốc, rau bó xôi, giá đỗ, đậu, đu đủ, dưa hấu, chuối, cà chua, bơ, bí đỏ, ổi, cam, chanh kiwi,...
- Thực phẩm giàu Omega 3 và 6: Cá chép, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm,...
- Những thực phẩm giàu kẽm giúp phục hồi các thương tổn, tăng sinh tế bào da người bệnh nên ăn là hạt bí, bột yến mạch,...
DÀNH CHO BẠN