Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng. Bệnh gây ra tình trạng da phát ban, nổi sần, xung huyết, ngứa rát, nóng đỏ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là gì? Đây là căn bệnh da liễu khá phổ biến ngày nay. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng/dị ứng có trong môi trường. Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Da liễu của Bộ Y tế), có đến 1,5-5,4% dân số thế giới mắc viêm da tiếp xúc.
Không giống với các bệnh da liễu khác, viêm da dị ứng tiếp xúc chỉ gây ra những thương tổn ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân có hại. Nghĩa là diện tích vùng da bị thương tổn bó hẹp hơn các loại bệnh viêm da khác. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc chuyển biến nặng, vùng da lân cận cũng có thể chịu thương tổn như: Ửng đỏ, phát ban, nổi mề đay kèm theo ngứa rát.
Triệu chứng điển hình của bệnh
Viêm da kích ứng tiếp xúc xảy ra sau khi tiếp xúc với các tác nhân phản ứng. Bạn có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng/kích ứng, da sẽ xuất hiện các vệt, đốm phát ban. Những nốt này có kích thước từ vài mm đến vài cm.
- Các vệt, đốm phát ban có hiện tượng sưng phù.
- Sau một vài tiếng, bề mặt các nốt phát ban sẽ xuất hiện mụn mủ, mụn nước hoặc bọng nước.
- Vùng da bị tổn thương có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, đau nhẹ khi chạm vào.
- Ở một số trường hợp, vùng da tiếp xúc dị ứng sẽ bị khô, rộp da, ửng đỏ, kèm theo ngứa rát.
- Nếu người bệnh nuốt, hoặc ngửi phải chất gây kích ứng, dị ứng sẽ thấy khó thở, thở khò khè và buồn nôn.
- Sau khoảng 4-5 ngày các vết thương sẽ lành lại và phục hồi.
Các vị trí thường xảy ra viêm da kích ứng tiếp xúc là:
- Tay: Đây là vị trí dễ bị mắc viêm da kích ứng tiếp xúc nhất, do thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường. Vì thế mà khả năng mắc bệnh là lớn nhất.
- Mặt: Đây là bộ phận ít được che chắn, do đó rất dễ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Vì thế cũng rất dễ mắc viêm da tiếp xúc.
- Bộ phận sinh dục: Vùng kín là bộ phận ít chịu ảnh hưởng của các dị nguyên có trong môi trường. Tuy nhiên nó cũng có thể bị viêm da kích ứng tiếp xúc. Thói quen sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân gây bệnh.
Phân loại bệnh
Dựa vào đặc điểm của bệnh, chúng ta có thể chia viêm da tiếp xúc thành 3 loại. Đó là:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Đây là loại viêm da không mấy phổ biến. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân gây dị ứng..
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Đây là loại viêm da phổ biến, thường gặp nhất. Bệnh xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Cụ thể như: Mỹ phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa, nọc độc của côn trùng,… Hoặc khi bạn ma sát trong thời gian dài với giày dép, quần áo cũng có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Là tình trạng da bị nhiễm trùng nặng sau khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Phân loại bệnh này thường ít khi xảy ra, không dễ gặp.
Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Viêm da tiếp xúc xảy ra do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng có trong môi trường sống tự nhiên. Tùy theo phân loại mà nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Cụ thể như:
Bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc xảy ra do đâu?
Như đã nói ở trên, viêm da kích ứng tiếp xúc khá phổ biến, bệnh xảy ra do:
- Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, tẩy trắng.
- Da tiếp xúc với dung môi hoặc hóa chất.
- Kích ứng với dầu gội.
- Bụi mịn, không khí ô nhiễm, phấn hoa.
- Mùn cưa, nọc độc côn trùng hoặc thuốc trừ sâu, dầu hỏa, dầu lửa.
- Viêm da kích ứng tiếp xúc do tiếp xúc với rượu.
- Da bị kích ứng khi tiếp xúc với thành phần axit có trong pin.
Viêm da tiếp xúc dị ứng do đâu?
Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là:
- Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng histamin đường uống.
- Hóa chất có trong mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm, nước súc miệng,…
- Dị ứng với Formaldehyde có trong các chất khử trùng và bảo quản.
- Dị ứng với niken có trong móc khóa hoặc đồ trang sức…
- Người bệnh tiếp xúc với chất độc có trong cây thường xuân hoặc cây sồi.
Trường hợp các chất gây dị ứng đi vào cơ thể bằng đường ăn uống sẽ gây ra dị ứng toàn thân.
Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có nguy hiểm không? Có lây không?
Như đã nó ở trên, đây là căn bệnh da liễu phổ biến, chỉ gây tổn thương ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân dị ứng. Viêm da dị ứng tiếp xúc không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.
Một số biến chứng do bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc gây ra là:
- Viêm da thần kinh: Tình trạng da phát ban, nổi mẩn đỏ ở khu vực tập trung nhiều dây thần kinh kích thích người bệnh cào, gãi. Hành động này khiến vùng da này bị dày sừng và liken hóa, dẫn đến viêm da thần kinh. Vùng da bị viêm có thể bị đổi màu, thâm sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ.
- Da bị nhiễm trùng: Hành động cào, gãi để làm giảm cảm giác ngứa ngáy có thể khiến da bị nhiễm trùng, mưng mủ. Xử lý vùng da bị nhiễm trùng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong. Từ đó tạo thành các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Da bị đổi màu, hình thành sẹo vĩnh viễn: Các tổn thương trên da không được xử lý kịp thời và đúng cách, cộng với cào gãi có thể hình thành sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Ngoài các biến chứng trên, tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban cũng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể như gây mất ngủ do ngứa ngáy khó chịu, mất tập trung trong công việc và học tập… Người bệnh khi thấy bản thân có các triệu chứng viêm da kích ứng tiếp xúc nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị.
Một vấn đề khác rất được người bệnh quan tâm đó là: Viêm da dị ứng, kích ứng tiếp xúc có lây không? Về vấn đề này, theo các chuyên gia y tế da liễu, bệnh không có khả năng lây nhiễm. Bởi viêm da dị ứng tiếp xúc xảy ra là do cơ địa và hệ miễn dịch yếu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, hoặc tác nhân dị ứng xâm nhập gây bệnh. Vì thế bạn có thể yên tâm chăm sóc người mắc bệnh mà không lo lây nhiễm.
Chuyên gia tư vấn thêm cho bạn:
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Theo đó bác sĩ sẽ hỏi bạn đã từng tiếp xúc với chất nào có khả năng gây dị ứng/kích ứng không? Tình trạng sức khỏe, cũng như những biểu hiện tổn thương trên da của bạn.
Ở một số trường hợp, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cần phải thực hiện kiểm tra mức độ dị ứng. Cụ thể là, bác sĩ chuyên khoa sẽ để da của bạn tiếp xúc với một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng/kích ứng. Sau đó theo dõi các phản ứng trong 2 ngày tới để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Tìm ra tác nhân gây bệnh là một bước rất quan trọng quyết định việc điều trị có hiệu quả hay không.
Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà
Với những trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng này. Ưu điểm của các phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tích cực.
Một số mẹo dân gian tại nhà cải thiện tình trạng viêm da dị ứng như:
Đắp lá mơ dây
- Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ dây và dùng nước rửa sạch, để ráo.
- Giã nát hoặc cắt nhỏ lá mơ dây.
- Đắp lá mơ dây lên vùng da bị dị ứng.
- Ngày thực hiện 3 lần để thấy các triệu chứng bệnh giảm dần.
Tỏi chữa viêm da dị ứng tiếp xúc
- Bạn chuẩn bị một 1 vài tép tỏi, sau đó dùng cối giã nhuyễn.
- Đắp tỏi lên vùng da bị dị ứng.
- Sau 15 phút thì dùng nước rửa lại thật sạch.
- Ngày thực hiện 2 lần sáng tối để thấy hiệu quả trị bệnh.
- Lưu ý: Trong tỏi có chứa rất nhiều chất allicin – được ví như kháng sinh, vì vậy bạn không nên đắp quá nhiều tỏi lên vết thương. Lạm dụng tỏi có thể gây bỏng da, khiến kích ứng nặng hơn.
Nha đam đậu xanh
- Bạn chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, cùng một nắm đậu xanh.
- Nha đam gọt bỏ phần vỏ chỉ giữ phần gel trong suốt.
- Đậu xanh bạn rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát.
- Trộn bột đậu xanh và nha đam theo tỷ lệ 1:1, sau đó đắp lên vùng da bị kích ứng dị ứng.
- Sau 20 phút dùng nước rửa lại thật sạch.
- Mỗi ngày bạn có thể áp dụng cách này từ 2-3 lần để giảm ngứa, rát, đỏ da.
Ngoài các mẹo dân gian trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị bệnh tại nhà sau:
- Dùng đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm nhanh cảm giác nóng rát, ngứa ngáy.
- Tắm nước lạnh để làm dịu các kích ứng trên da.
- Bôi kem dưỡng ẩm trong trường hợp dị ứng tiếp xúc gây khô ráp, sần da.
Mẹo dân gian tuy đơn giản, dễ thực hiện, chi phí rẻ nhưng KHÔNG THỂ CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN BỆNH. Thậm chí, nếu quá phụ thuộc, lạm dụng có thể dẫn tới BỘI NHIỄM, khiến bệnh trầm trọng hơn. Chính vì thế người bệnh chỉ nên áp dụng vào thời điểm tổn thương da đã thuyên giảm và ổn định, đang trong quá trình hồi phục hoàn toàn. Với tình trạng bệnh nặng cần tìm kiếm, tham khảo phương án điều trị hiệu quả, an toàn hơn.
Tây y chữa bệnh hiệu quả
Tây y luôn là lựa chọn của nhiều người khi gặp tình trạng viêm nhiễm da dị ứng/kích ứng tiếp xúc. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, phát ban trên da. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm da tiếp xúc như:
- Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid: Đây là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp các tổn thương trên da đã khô và đóng vảy. Thuốc bôi chứa corticoid giúp người bệnh giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, nóng rát trên da. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng giảm sưng tấy, và chống dị ứng. Lưu ý, không sử dụng thuốc bôi chứa corticoid khi vết thương vẫn còn mưng mủ, chảy dịch. Vì các thành phần corticoid có trong thuốc sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Với những trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm thường được chỉ định dùng kết hợp kháng sinh tại chỗ. Acid fusidic chính là loại kháng sinh tại chỗ dùng trị viêm da tiếp xúc.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc kháng histamin. Công dụng của nhóm thuốc này là giảm nhanh triệu chứng dị ứng, kích ứng. Đồng thời giải mẫn cảm, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Thuốc kháng sinh đường uống: Trường hợp các chất gây dị ứng, kích ứng xâm nhập sâu gây nhiễm trùng, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Công dụng của thuốc là tiêu diệt các gốc vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời ngăn ngừa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc tái phát.
- Thuốc corticoid đường uống: Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bạn có thể sử dụng thuốc corticoid đường uống. Công dụng của thuốc là giảm viêm nhiễm, chống dị ứng. Tuy nhiên thuốc chỉ có khả năng điều trị ngắn hạn, người bệnh sử dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ.
- Hồ nước: Đây là một loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch. Thành phần chính là bột Talc, kẽm Oxyd và Glycerin. Tác dụng của hồ nước là làm dịu mát da, sát khuẩn và bảo vệ khu vực da đang bị thương tổn, ngăn chặn vết thương lan rộng. Hồ nước được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh mới khởi phát.
- Dung dịch Jarish: Thành phần chính của dung dịch Jarish chính là nước cất và một lượng vừa đủ Acidum boricum, Glycerum. Công dụng của dung dịch Jarish chính là làm sạch, sát trùng, dịu mát vùng da bị dị ứng. Đồng thời, dung dịch Jarish cũng làm giảm sưng tấy, viêm nhiễm ở mức độ nhẹ. Bạn có thể sử dụng dung dịch Jarish trong trường hợp bệnh chưa chuyển biến nặng.
Lưu ý: Các loại thuốc tân dược mang lại hiệu quả tức thì, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến viêm nhiễm nặng hơn, bệnh khó kiểm soát và điều trị dứt điểm.
Đông y chữa bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc hiệu quả
Theo Đông y, viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da độc tính. Bệnh xảy ra khi vệ khí của cơ địa không liên kết chặt chẽ. Nghĩa là, cơ địa của người bệnh nhạy cảm, da yếu dễ bị dị ứng/kích ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố ngoại tà (phong nhiệt, thấp nhiệt, tà khí) sẽ dẫn đến tình trạng khô rát da, phát ban, nổi mụn nước, chảy mủ, mẩn ngứa…
Cũng theo y học cổ truyền, một nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc đó là do khí huyết uất tụ hóa nhiệt. Để điều trị bệnh hiệu quả cần loại bỏ các yếu tố ngoại tà. Đồng thời bổ sung khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại ngoại tà.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc hiệu quả:
Bài thuốc số 1: Thanh bì Dưỡng can thang CHẤM DỨT sưng viêm, tấy đỏ, loại bỏ mụn mủ khiến viêm da tiếp xúc “MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI”
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh giá trị hàng chục bài thuốc cổ phương, nổi bật nhất là cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày, bài Trợ tạng bì của Y tổ Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông. Qua nghiên cứu và thử nghiệm chuyên sâu, bài thuốc được làm mới, gia giảm về thành phần và công thức, tạo bước ĐỘT PHÁ trong điều trị viêm da tiếp xúc, ngăn chặn tái phát hiệu quả. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]
Tạo ra bước đột phá trong điều trị viêm da tiếp xúc bằng Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin giới thiệu. Theo đó, trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình nhận định bài thuốc là GIẢI PHÁP VÀNG trị viêm da tiếp xúc TỪ GỐC, an toàn, không tác dụng phụ.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu những ưu điểm sau:
“Trong uống, Ngoài bôi” với công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH
Với công thức thuốc “3 trong 1” ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT, kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm “UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA”, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu tác động kép từ trong ra ngoài, cho hiệu quả chuyên sâu trong:
- Đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên bệnh, đào thải độc tố, nâng cao chức năng tạng phủ.
- Loại bỏ triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở vùng da bị bệnh và khu vực lân cận.
- Chấm dứt ngứa ngáy, nổi mẩn, tấy đỏ, tăng cường sát khuẩn và chống viêm, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, ngăn bội nhiễm hiệu quả.
- Cung cấp dưỡng chất làm lành tổn thương, kích thích sản sinh tế bào mới, phục hồi da toàn diện.
- Củng cố chức năng miễn dịch làn da, tạo lớp hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
CLICK NGAY: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da tiếp xúc độc quyền, đánh bật mọi nguyên nhân gây bệnh
Bảng thành phần VÀNG với 30 vị thuốc chuẩn sạch GACP-WHO
Tự chủ hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha tại khắp các tỉnh thành, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO trong bào chế Thanh bì Dưỡng can thang. Từ đây, bài thuốc đảm bảo AN TOÀN – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ – PHÙ HỢP VỚI NHIỀU ĐỐI TƯỢNG.
Các dược liệu được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến như thanh bì, bạch linh, quế chi, đơn đỏ, bồ công anh, kinh ngân hoa, ích nhĩ tử, mò trắng, xuyên tâm liên, khổ sâm,…
Hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu
Với công thức và thành phần đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang giúp 95% bệnh nhân hết ngứa ngáy, sưng tấy, viêm da sau 1-3 tháng sử dụng, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Rất ít trường hợp chưa nhận được hiệu quả tích cực là do cơ địa chậm hấp thu dược chất hoặc chưa kiêng khem khoa học nên cần thêm thời gian.
Tin tưởng sử dụng và nhận được tín hiệu tích cực trong điều trị viêm da tiếp xúc, bệnh nhân đã nhắn tin phản hồi về Trung tâm Thuốc dân tộc:
NÊN ĐỌC: CHUYÊN GIA, người bệnh ĐÁNH GIÁ CAO hiệu quả trị viêm da tiếp xúc của Thanh bì Dưỡng can thang
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc, chỉ được kê đơn bởi bác sĩ của Trung tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- Website: Thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc
Bài thuốc số 2: Chấm dứt viêm da tiếp xúc chỉ sau 1 liệu trình Nhất Nam An Bì Thang
Phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền, các chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện đã thực hiện công trình “Nghiên cứu và phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh da liễu”, thành công tạo nên bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang trị viêm da tiếp xúc hiệu quả.
Dựa vào các y thư quý giá về YHCT triều Nguyễn, đặc biệt là cuốn sách “Ngự dược nhật ký” ghi chép về các bài thuốc trị bệnh cho vua chúa, các chuyên gia đã học hỏi và hoàn thiện nguyên tắc điều trị, công thức thảo dược xử lý viêm da tiếp xúc tối ưu nhất. Cơ chế hoạt động của Nhất Nam An Bì Thang đi theo hai nguyên tắc chính: Tiêu độc dưỡng bì và ổn định miễn dịch.
Tiêu độc dưỡng bì là nguyên tắc tập trung giải quyết các độc tố tích tụ ở trong cơ thể và dưới da, bằng quá trình phục hồi và tăng cường chức năng cho gan và thận. Đồng thời, thuốc còn giúp bổ phế để nuôi dưỡng và tái tạo làn da, xây dựng hàng rào chắn giúp bảo vệ làn da trước sự tấn công của tà độc.
Ổn định miễn dịch là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả bền vững trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Bởi hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dựa trên cơ chế này, Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc của Nhất Nam An Bì Thang bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn Điều trị triệu chứng (khu tà) sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh như châm chích, đau rát, ngứa ngáy khó chịu, sưng đỏ,..
- Giai đoạn Điều trị gốc bệnh (bổ tạng phủ) giúp thanh lọc và giải độc tố ở trong cơ thể, giúp các cơ quan tạng phủ ổn định và hoạt động đúng cách.
- Giai đoạn Điều trị dự phòng (bổ chính khí) sẽ tăng cường sức khỏe da và nâng cao khả năng phòng chống bệnh, mang lại hiệu quả điều trị bền vững.
Khi đến Nhất Nam Y Viện, các bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám cẩn thận để đưa ra phác đồ cá nhân, đảm bảo trị liệu phù hợp với thể bệnh và cơ địa.
Trong quá trình điều trị, người bệnh được sử dụng kết hợp 3 bài thuốc:
Bài thuốc uống mang đến tác động đa chiều và trị bệnh từ căn nguyên đến triệu chứng. Với chức năng chính là thanh lọc độc tố ở trong cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, hỗ trợ bổ khí dưỡng huyết, bài thuốc vừa giải quyết các triệu chứng viêm nhiễm vừa nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Bài thuốc bôi da được điều chế với công dụng chính là tiêu trừ tà độc, chống nhiễm trùng, cấp ẩm, làm lành và nuôi dưỡng làn da trở nên khỏe mạnh hơn.
Bài thuốc ngâm rửa được sử dụng để giúp loại bỏ các tế bào chết, sát khuẩn, làm sạch và chống bội nhiễm da, giúp da hấp thụ các dưỡng chất từ thuốc bôi tốt hơn.
>> Xem video Giải mã hiệu quả Nhất Nam An Bì Thang từ chuyên gia
Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được điều chế từ 100% thành phần nam dược chất lượng cao. Nhất Nam Y Viện đã ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển vườn dược liệu tiêu chuẩn GACP-WHO. Đơn vị nhân giống dược liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô, nhờ đó mà nguồn giống thảo dược đảm bảo chất lượng, có dược tính cao và sức chống chọi tốt với sâu bệnh. Ngoài ra, khâu phơi sấy thảo dược cũng áp dụng công nghệ hiện đại – sấy bơm nhiệt kế hết hợp hồng ngoại giúp cây thuốc không bị biến đổi chất mà vẫn được diệt khuẩn sạch.
Chính vì thế, Nhất Nam An Bì Thang được đánh giá là bài thuốc chữa viêm da tiếp xúc vừa đảm bảo độ lành tính, an toàn vừa mang lại hiệu quả điều trị tốt. Dù trẻ nhỏ, người bị bội nhiễm corticoid, người có sức đề kháng yếu,… hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc mà không lo về tác dụng phụ.
Nhờ vào hiệu quả điều trị bền vững và an toàn mà bài thuốc đã chữa trị thành công cho hàng nghìn ca bệnh viêm da tiếp xúc và nhận được những phản hồi tích cực:
Vui lòng liên hệ địa chỉ sau để được tư vấn TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 – 024.8585.1102
- Zalo: Phòng khám YHCT Nhất Nam Y Viện
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị các vị thuốc sau mỗi loại 12g: Hoàng cầm, liên kiều, cát cánh, trúc diệp, tri mẫu, đan bì và hoàng liên..
- Các loại thảo dược sau mỗi vị 16g: Huyền sâm, sinh địa, và sơn chi.
- Các dược liệu sau mỗi vị 4g: Cam thảo, tê giác.
- Cuối cùng là 40g thạch cao.
Cách thực hiện
- 13 loại thảo dược trên dùng nước rửa thật sạch và để ráo.
- 13 vị thuốc trên đem sắc với 700ml nước.
- Chia nước thuốc làm 3 phần bằng nhau và uống đều trong ngày.
Bài thuốc có công dụng cải thiện các triệu chứng dị ứng ngoài da như phát ban đỏ ứng, mụn nước, mụn mủ, chảy dịch.
Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị 2 vị thuốc sau mỗi loại 20g: Hoàng bá và thổ đại hoàng.
- Cùng với 30g sinh địa du.
Cách thực hiện
- Dùng nước rửa thật sạch các vị thuốc trên, sau đó để ráo.
- Đem sắc 3 vị thuốc này cùng 500ml nước.
- Chắt lấy nước thuốc và bôi lên những vùng da bị dị ứng.
Biện pháp phòng bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hiệu quả
Viêm da tiếp xúc tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng trừ bệnh sau:
- Xác định nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tối đa việc tiếp xúc. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tái mắc bệnh. Trường hợp bắt buộc tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay, đi ủng để ngăn dị nguyên xâm nhập.
- Tuyệt đối không chà xát, cào gãi da.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, không bó sát.
- Trong thời gian trị bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể khiến các tổn thương trên da nghiêm trọng hơn. Từ đó hình thành vết thâm, sẹo vĩnh viễn.
- Khi thấy da có dấu hiệu ngứa rát, bạn nên dùng nước muối, hoặc xà phòng để rửa sạch. Hạn chế dị vật tấn công gây bệnh.
- Nếu thấy trên da có côn trùng không nên giết trực tiếp. Tránh nọc độc của chúng bám vào da gây kích ứng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm mốc.
- Phun thuốc xịt côn trùng định kỳ, ngăn ngừa tình trạng viêm da do nọc độc côn trùng.
- Luôn giữ thân thể sạch sẽ. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu chất dinh dưỡng, tăng cường rau củ quả.
- Uống đủ nước, khoảng 1,5-2,5 lít nước/ngày. Bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả như nước cam, nước ép ổi, bưởi, nho,…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất béo, đồ đóng hộp, đồ ngọt, hải sản… Không uống bia, rượu, trà, cà phê nếu đã có tiền sử mắc viêm da dị ứng tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Để tránh tình trạng tổn thương trên da phát triển thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ, ngay khi có triệu chứng bệnh bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị.
DÀNH CHO BẠN