Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để nhanh khỏi, không tái phát

Theo các chuyên gia da liễu, khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt có thể kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?”.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là hiện tượng da bị kích ứng, viêm nhiễm do tiếp xúc với các chất gây dị ứng và một số tác nhân ngoài môi trường. Lúc này, da phản ứng với chất kích thích gây mẩn đỏ, ngứa rát, viêm nhiễm và sưng tấy. Nếu để bệnh kéo dài không điều trị có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và tâm lý người mắc.

Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra ở các vùng da như mặt, mí mắt, tay, chân,… thậm chí là toàn thân. Một số dấu hiệu nhận biết thường gặp bao gồm:

  • Da nổi các đốm hoặc dải phát ban dài vài mm đến vài cm ở những vùng da tiếp xúc với tác nhân kích thích.
  • Khô da quá mức, nứt nẻ, bong tróc vảy, hơi phù nề so với vùng da khác.
  • Nổi mẩn ngứa, mề đay, ngứa rát dữ dội, phồng rộp và cảm giác bỏng rát.
  • Bề mặt da nổi mụn nước, đỏ, có hiện tượng rỉ nước.
  • Da có thể sạm đen hoặc sần sùi, nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Một vài trường hợp viêm nặng, tổn thương lan rộng kèm bọng nước, mủ, vết trợt loét da, dễ viêm nhiễm, hoại tử da.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường gặp. Bác sĩ da liễu khuyên người bệnh nên thực hiện việc kiêng cữ khoa học để hỗ trợ tốt trong việc kiểm soát và hạn chế tái phát viêm da tiếp xúc. Dưới đây là một số vấn đề người bệnh viêm da tiếp xúc cần lưu ý:

Kiêng cào gãi, chà xát mạnh vùng da bị bệnh

Người mắc bệnh viêm da tiếp xúc thường có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh thường có xu hướng cào gãi, chà xát mạnh.

Thói quen này có thể khiến da bị sưng viêm nặng, trợt loét, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy người bệnh cần chú ý hạn chế tối đa cào gãi để không gây ảnh hưởng xấu đến làn da.

Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất

Các loại hóa chất bạn sử dụng hàng ngày có thể là nguyên nhân gây bùng phát triệu chứng viêm da tiếp xúc. Đặc biệt, những người có làn da nhạy cảm sẽ bị tổn thương nặng nề hơn.

Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc hoặc nên đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ khi phải dùng một số loại hóa chất sau đây để hỗ trợ quá trình kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng bệnh:

  • Chất tẩy rửa: Bột giặt, nước tẩy bồn cầu, nước rửa bát, nước lau sàn,…
  • Các loại mỹ phẩm: Gôm xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, đồ trang điểm, nước hoa, kem dưỡng da,…
  • Sản phẩm làm sạch: Nước rửa tay, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt,…
  • Dung môi công nghiệp: Acetone, Methanol, Toluen, Cyclohexane,…
  • Hóa chất công nghiệp: Sơn, cao su, vôi, xi măng,…

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì có thể khiến da ngứa rát khó chịu và thâm sạm hơn. Nếu cần phải ra ngoài nắng, hãy che chắn cẩn thận bằng mũ, ô, áo chống nắng và sử dụng kem chống nắng.

Kiêng không khí khô lạnh

Thời tiết lạnh, hanh khô có tác động không tốt đến làn da. Lúc này, làn da sẽ bị mất độ ẩm cần thiết, gây khô rát, nứt nẻ và bong tróc. Từ đó khiến người bệnh viêm da tiếp xúc cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn.

Hạn chế đến nơi có môi trường, không khí ô nhiễm

Những yếu tố từ môi trường sống và làm việc của bạn có thể là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng trên da. Để hạn chế ảnh hưởng xấu và tăng nặng triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc, bạn nên hạn chế đến những khu vực nhiều khói bụi, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, không khí ẩm thấp, lông động vật,…

Kiêng ăn một số thực phẩm

Các chuyên gia da liễu cho biết, việc tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể làm kích thích phản ứng viêm, gây sưng, đau rát và để lại thâm sẹo trên da. Bên cạnh đó, nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tình trạng viêm da tiếp xúc có thể kéo dài dai dẳng và tiến triển nặng hơn.

Một số loại thực phẩm người bệnh viêm da tiếp xúc nên kiêng hoặc hạn chế ăn là:

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, dê, cừu, lợn, bê, cừu,… 
  • Thủy hải sản: Tôm, sò, cua, ốc, ngao, cua,…
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị: Muối, đường, bột ngọt, ớt, tiêu,… 
  • Rau muống, sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Thịt gà, trứng gà,…
  • Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ: Gà rán, mỳ cay, mực chiên, cá rán, cá viên chiên,…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh kẹo, siro, hoa quả sấy, sô cô la, bơ lạc,…
  • Thực phẩm được chế biến sẵn: Lạp xưởng, xúc xích, cá viên,…
  • Đồ ăn nhiều tinh bột đã qua xử lý: Mì trắng, mì ống, bánh mì,…
  • Thực phẩm lên men, có vị chua: Chanh, cà muối, cải chua, dưa muối,…
  • Đồ ăn đóng hộp, chứa nhiều chất phụ gia, hương liệu nhân tạo.
  • Rượu bia và các loại chất kích thích như trà đặc, cà phê, thuốc lá,…

Không sử dụng các loại quần áo, vật dụng gây ngứa

Khi bị bệnh viêm da tiếp xúc, bạn không nên sử dụng các loại quần áo, trang phục, vật dụng dễ gây ngứa. Chẳng hạn như:

  • Quần áo có chất liệu làm từ len sợi tổng hợp dày.
  • Vật dụng có bề mặt làm từ kim loại như Niken, Crom,…

Tránh stress, căng thẳng thần kinh

Stress và căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu, làm suy yếu hệ miễn dịch. Từ đó làm kích hoạt tình trạng viêm nhiễm, làm các triệu chứng bệnh bùng phát mạnh mẽ và tiến triển phức tạp hơn.

Lưu ý khi bị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu có thể được cải thiện nếu được phát hiện từ sớm và can thiệp đúng cách. Ngược lại, nếu chậm trễ trong việc điều trị hoặc chăm sóc không đúng cách, tổn thương da có thể lan rộng, dễ tái phát và gia tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Để quá trình điều trị viêm da tiếp xúc đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau: 

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm gội thường xuyên.
  • Sử dụng các loại sữa tắm có công dụng điều trị viêm da tiếp xúc, chiết xuất thiên nhiên, tốt cho da.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, cà rốt, bưởi, cà chua, rau có màu xanh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể uống nước trái cây tươi, nước canh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng khô rát, bong tróc.
  • Mặc quần áo rộng, có chất liệu mát mẻ, thấm hút tốt.
  • Tập luyện thể thao đều đặn, xây dựng lối sống khoa học.
  • Xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và stress kéo dài.
  • Chú ý đến sức khỏe làn da, chủ động đi khám từ sớm ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh.

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người. Nếu tuân thủ đúng theo chế độ kiêng cữ, thực hiện thói quen sinh hoạt điều độ, bệnh có thể được kiểm soát và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Nếu gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Người bệnh nên làm sạch cơ thể thường xuyên với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, làm dịu da. Không nên tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng vì có thể gây khô da, kích ứng, ngứa rát nhiều hơn.

Với trường hợp bị viêm da tiếp xúc nhẹ, người bệnh có thể tắm bằng bột yến mạch để làm giảm triệu chứng ngứa rát, mẩn ngứa, phát ban.

Nếu nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng là do dị ứng thành phần có trong sữa tắm, dầu gội đầu,... cần dừng sử dụng ngay lập tức và đến thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

  • Đến gặp bác sĩ da liễu nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích hoạt phản ứng dị ứng.
  • Không chà xát mạnh, cào gãi vùng da bị bệnh.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bệnh viêm da tiếp xúc thường tiến triển ở giai đoạn cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Nếu chăm sóc da phù hợp và áp dụng phương pháp điều trị đúng, tổn thương da sẽ thuyên giảm sau 1 - 4 tuần.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 9:58 AM , 05/01/2024

Tin liên quan

Top 14+ loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả cao

Viêm da tiếp xúc là hiện tượng nổi ban đỏ, ngứa rát, da đóng vảy, sưng nóng, do tiếp xúc với một chất hoặc phát sinh phản ứng dị ứng...

Người bệnh không nên cào gãi khi bị viêm da tiếp xúc

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Và Cách Trị Tận Gốc Không Để Lại Sẹo

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng. Bệnh gây ra tình trạng da phát...

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Viêm da tiếp xúc ở mặt là vấn đề thường gặp do đây là vùng da vô cùng nhạy cảm. Bệnh không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *