Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Viêm da tiếp xúc ở mặt là vấn đề thường gặp do đây là vùng da vô cùng nhạy cảm. Bệnh không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn dễ tiến triển phức tạp và rất khó điều trị dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những kiến thức cần thiết nhất để bảo vệ làn da trước căn bệnh này.

Thế nào là viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt?

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến thường gặp hiện nay. Do da mặt thường mỏng nên khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây dị ứng sẽ kích thích phản ứng quá phát ở hệ miễn dịch. Từ đây, quá trình giải phóng histamin và các chất trung gian diễn ra khiến các triệu chứng bệnh dễ dàng khởi phát.

Viêm da tiếp xúc ở mặt là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến
Viêm da tiếp xúc ở mặt là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến

Khi mới xuất hiện, tổn thương da chủ yếu tập trung ở vùng mặt (là khu vực tiếp xúc dị nguyên). Sau một thời gian, tổn thương có xu hướng lan rộng sang các khu vực da lân cận do bị kích thích phản ứng toàn thân.

Tuy nhiên về cơ bản, viêm da tiếp xúc ở mặt thường sẽ có mức độ nhẹ hơn ở chân và tay. Nếu người bệnh phát hiện sớm, chủ động điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ hạn chế tổn thương lan rộng. Từ đây, việc kiểm soát các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm da tiếp xúc kích ứng ở mặt là bệnh lý mãn tính, có liên quan tới sự rối loạn hệ miễn dịch cũng như gen di truyền và cấu tạo của da. Ngoài ra, làn da còn chịu tác động của một số yếu tố khách quan khác, khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ, diễn biến khó lường như:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt có khả năng di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Ví dụ người bệnh có bố hoặc mẹ từng điều trị căn bệnh này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với thông thường.
  • Môi trường sống và làm việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, rác thải công nghiệp cũng sẽ có khả năng mắc bệnh viêm da tiếp xúc, đặc biệt là viêm da tiếp xúc ở mặt cao hơn.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Với nữ giới, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc thuốc bôi ngoài da chứa thành phần corticoid mà không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ cũng là nguyên nhân dễ mắc viêm da dị ứng ở mặt. Bởi lẽ lạm dụng các loại kem trên sẽ khiến da dễ bong tróc, dễ tổn thương, dẫn tới mắc bệnh.
  • Thói quen xấu: Những người có làn da dầu thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với da thường. Ngoài ra, thói quen sờ tay lên mặt hoặc không đeo khẩu trang, thường xuyên sử dụng kem chống nắng cũng là yếu tố xúc tác khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
  • Thời tiết: Thời tiết giao mùa khiến nhiệt độ, ánh nắng, sức gió có sự thay đổi. Đây cũng chính là tác nhân gây kích ứng tăng lên dễ tấn công làn da. Chúng sẽ gây rối loạn hệ miễn dịch khiến da mặt bị đỏ, ngứa bong tróc.

NÊN ĐỌC: Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt chủ yếu khởi phát khi thời tiết thay đổi. Mặc dù bệnh không có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên nếu để lâu, không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng da lân cận. Trong trường hợp da bị tổn thương lớn, lúc này việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn.

Đặc biệt, do da mặt thường mỏng và là vùng đặc biệt nhạy cảm. Do vậy, các tổn thương trên mặt thường có mức độ nặng hơn, nguy cơ gây biến chứng cao hơn so với các vùng còn lại. Để nhận biết bệnh, người bệnh hãy chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Làm da mất đi độ ẩm cần thiết, có cảm giác căng cứng và nóng rát sau khi rửa mặt.
  • Trên da xuất hiện các vảy da chết bong tróc.
  • Cảm giác đỏ rát, ngứa ngáy khó chịu tập trung ở vùng da quanh má. Cảm giác ngứa và khó chịu thường gia tăng về đêm.
  • Xuất hiện mụn nước hoặc mụn chứa mủ viêm với kích thước nhỏ và tập trung ở vùng trán, cằm, hai má.
  • Cảm giác châm chích, da trở nên thô sần và mất đi sự mịn màng.
Cảm giác đỏ rát, ngứa ngáy khó chịu là dấu hiệu nhận biết bệnh
Cảm giác đỏ rát, ngứa ngáy khó chịu là dấu hiệu nhận biết bệnh

Viêm da tiếp xúc ở mặt nguy hiểm không?

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Trong trường hợp viêm da đi kèm các vết thương hở, vi khuẩn sẽ dễ dàng cư trú và tấn công dẫn đến mụn viêm, sưng to và chứa mủ.
  • Trên da thường xuất hiện vết thâm, sẹo xấu khó phục hồi trên da mặt khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, e ngại trong giao tiếp hằng ngày.
  • Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể xảy ra nhiễm trùng huyết. Đặc biệt trong trường hợp viêm da quanh mắt sẽ gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh và tăng nguy cơ các bệnh về giác mạc.
  • Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, ngứa ngáy, đôi khi sốt nhẹ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

NGHI NGỜ BỊ VIÊM DA TIẾP XÚC, CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

Tư vấn cùng chuyên gia

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ

Cách chẩn đoán bệnh

Để điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, các biện pháp chẩn đoán được áp dụng gồm:

  • Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào việc hỏi bệnh nhân và thăm khám lâm sàng.
  • Tiến hành kiểm tra mức độ dị ứng của da bằng cách cho da tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi sự thay đổi của da trong thời gian từ 1-2 ngày. Trong trường hợp da có phản ứng dị ứng, đây sẽ là cơ sở để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Nếu người bệnh mắc viêm da tiếp xúc côn trùng, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng của da.

Giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Về cơ bản, viêm da tiếp xúc ở mặt thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, với một số triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ rát, nổi mụn nước… người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ cũng như gây suy nhược cơ thể. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị cụ thể như sau:

Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu do bệnh gây ra, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Bảo vệ làn da trước các tác nhân gây kích ứng, dị ứng: Người bệnh cần tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần gây dị ứng và dễ tổn thương da. Không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, thuốc điều trị, các yếu tố dễ gây kích ứng như phấn hoa, mủ nhựa thực vật, mạt bụi, ánh nắng mặt trời.
  • Chú ý dưỡng ẩm cho da: Trường hợp bị viêm da tiếp xúc ở mặt, lúc này sức đề kháng của da suy giảm khiến da khô ráp, dễ bị bị tổn thương. Bởi thế, người bệnh nên tăng cường dưỡng ẩm bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng có chứa Acid hyaluronic acid, Glycerin, Oats extract, Niacinamide, Zinc. Những hoạt chất này sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, góp phần cải thiện tình trạng bong tróc, khô ráp, ngứa ngáy, sưng đỏ.
  • Chườm khăn lạnh: Nếu nguyên nhân gây viêm da dị ứng là do yếu tố dị nguyên, lúc này bạn cần rửa mặt thật sạch với nước để loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Sau đó, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn lạnh, chườm lên da để hạn chế tổn thương bùng phát nặng.

DÀNH CHO BẠN: Bài thuốc Nam đánh bay viêm da tiếp xúc, phục hồi hoàn toàn tổn thương

ĐỪNG BỎ LỠ THỜI ĐIỂM VÀNG TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Nếu nhận thấy triệu chứng lâm sàng của viêm da dị ứng khởi phát đột ngột và có xu hướng lan rộng nhanh chóng. Lúc này, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được khám và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc thường sử dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt:

  • Các loại thuốc bôi có chứa corticoid: Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về da liễu trong đó có viêm da tiếp xúc. Thuốc bôi có chứa corticoid mang công dụng giảm viêm, nóng rát và ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng dễ gây tác dụng phụ như nổi mụn trứng cá, teo da, mỏng da, dày sừng nang lông,… Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong khi dùng thuốc.
  • Thuốc kháng histamin: Để tránh tình trạng đau rát, ngứa ngáy dữ dội do bệnh gây ra, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng histamin cải thiện như Loratadin, Cetirizin, Chlorpheniramine,… Thuốc có công dụng ức chế histamin ở thụ thể H1 – chất trung gian kích thích phản ứng gây dị ứng để cải thiện các triệu chứng cơ năng của bệnh lý.
  • Nhóm thuốc uống chứa corticoid: Nếu người bệnh mắc viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ nặng, có xu hướng tiến triển nghiêm trọng. Lúc này bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc corticoid dạng uống để cải thiện triệu chứng bệnh lý nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ như dễ gây tổn thương xương, suy tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, hội chứng Cushing,… Do đó, người bệnh cũng cần đảm bảo nghiêm túc điều trị, dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh mắc viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt nhiễm trùng do vi khuẩn, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh để trị bệnh hiệu quả. Thuốc thường được kê trong thời gian từ 5 – 15 ngày, nhằm tránh phát sinh tác dụng phụ, điển hình là tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.
Thuốc kháng histamin giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh gây ra
Thuốc kháng histamin giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh gây ra

Điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt bằng Đông y

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp chữa bệnh từ y học cổ truyền để tăng cường đào thải tố từ bên trong, phục hồi sức đề kháng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Hiểu rõ những khó khăn, bất tiện mà người bị viêm da tiếp xúc ở mặt gặp phải, cũng như tính phức tạp của căn bệnh này, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã quyết định triển khai đề tài nghiên cứu “Ứng dụng thuốc Nam trong điều trị các bệnh lý viêm da, vảy nến”. Kết quả là đã hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc hoàn chỉnh và chuyên sâu.

Mắc viêm da tiếp xúc ở mặt nên làm gì?

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và có nguy cơ tái phát nhiều lần. Do đó trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Trong quá trình điều trị cần hạn chế trang điểm bởi điều này có thể khiến da bị bí tắc, từ đó tạo điều kiện để các triệu chứng bệnh bùng phát nặng nề.
  • Làm sạch da mặt bằng nước ấm 2 lần/ngày, mát xa nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và sữa rửa mặt còn đọng lại trên lỗ chân lông.
  • Chọn sản phẩm làm sạch có độ pH phù hợp, được chiết xuất từ thành phần tự nhiên lành tính.
  • Không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như lông chó, mèo, kim loại, thực phẩm, khói bụi, nhiệt độ…
    Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên sử dụng các loại rau xanh đậm như rau cải bó xôi, súp lơ xanh. Ngoài ra là các loại củ, quả chứa nhiều vitamin C, E, A như cam, bưởi, cà rốt, xoài… Tránh sử dụng các món ăn lạ, các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thịt béo…
Chế độ ăn giữ vai trò vô cùng quan trọng khi điều trị bệnh
Chế độ ăn giữ vai trò vô cùng quan trọng khi điều trị bệnh

Ngăn ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt tái phát

Viêm da tiếp xúc ở mặt nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể tiến triển thành mãn tính. Lúc này, tổn thương phát triển lan rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy sau khi điều trị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Nếu cần ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng trước khi ra đường ít nhất 30 phút, đặc biệt chú ý che chắn làn da cẩn thận bằng khẩu trang hay mũ nón.
  • Không sử dụng các thực phẩm, đồ uống có khả năng gây kích ứng cao hoặc từng có tiền sử dị ứng.
  • Làm sạch da mặt thường xuyên và đúng cách mỗi ngày. Đặc biệt nên chọn và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm giúp tăng cường khả năng đề kháng của da trước các tác nhân gây dị ứng.
  • Khi thăm khám, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử dị ứng để được kê các loại thuốc phù hợp.
  • Nếu đang sinh sống hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bệnh nên dùng thêm máy lọc không khí hoặc trồng nhiều cây xanh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập khoa học, lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ, không cồn hay hương liệu để bảo vệ làn da.

Bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt nên khám, điều trị ở đâu?

Để điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín cụ thể gồm có:

  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Đây được biết đến là địa chỉ hàng đầu chuyên điều trị các bệnh về da như viêm da tiếp xúc, bệnh viêm da dị ứng bội nhiễm..
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Thăm khám tại địa chỉ này, bệnh nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên gia uy tín hàng đầu hiện nay. Tại khu vực miền Bắc, bệnh nhân có thể thăm khám tại địa chỉ Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, số điện thoại liên hệ (024)71096699. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân có thể thăm khám tại địa chỉ Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM, số điện thoại liên hệ (028)71096699.
  • Bệnh viện Da liễu TW: Đây được biết đến là một trong những đơn vị khám chữa viêm da tiếp xúc có lịch sử lâu đời bậc nhất hiện nay.
  • Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn: Viện hiện đang cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau trong đó có điều trị các bệnh về da như viêm da tiếp xúc.

Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt mà người bệnh có thể tham khảo. Mong rằng qua đó, bạn đọc có thể tích lũy thêm những kiến thức để điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này, tránh để lại sẹo hoặc những biến chứng nguy hiểm khác.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ CHUYÊN GIA DA LIỄU

XEM THÊM: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da hàng đầu với 5 ưu điểm vượt trội

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 10:12 AM , 05/01/2024

Tin liên quan

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để nhanh khỏi, không tái phát

Theo các chuyên gia da liễu, khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt có thể kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả,...

Top 14+ loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả cao

Viêm da tiếp xúc là hiện tượng nổi ban đỏ, ngứa rát, da đóng vảy, sưng nóng, do tiếp xúc với một chất hoặc phát sinh phản ứng dị ứng...

Người bệnh không nên cào gãi khi bị viêm da tiếp xúc

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Và Cách Trị Tận Gốc Không Để Lại Sẹo

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng. Bệnh gây ra tình trạng da phát...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *