Thoái hóa cột sống gây đau đớn, cứng khớp, làm suy giảm khả năng vận động của người mắc bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ kiểm soát quá trình thoái hóa, giúp bảo vệ cột sống hiệu quả. Vậy bị thoái hóa cột sống nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì thì tốt cho cột sống?
Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là hiện tượng viêm xương khớp xảy ra tại cột sống. Nếu không được chú ý và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: Rối loạn cảm giác, rối loạn tiền đình, teo cơ, mất khả năng vận động.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng với bệnh thoái hóa cột sống
Tuy không thể chữa khỏi tình trạng thoái hóa cột sống, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với vận động thể thao hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức mạnh của mô sụn và tổng thể xương khớp. Đồng thời, những loại thực phẩm lành mạnh có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức và ức chế quá trình thoái hóa.
Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ khi bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì thì tốt?
Thực phẩm giàu Canxi
Bổ sung Canxi giúp duy trì mật độ, giúp cơ xương khớp chắc khỏe và cải thiện các bệnh lý về cột sống. Canxi có nhiều trong:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa tươi, sữa hạt, pho mát, váng sữa,…
- Hải sản như cá mòi, cá cơm, cá hồi, cua, ghẹ, tôm,…
- Đậu phụ, vừng, quả hạnh, hạnh nhân, cam, đường nâu, mật mía, quả sung,…
Thoái hóa cột sống nên ăn gì – Thực phẩm giàu Protein
Protein từ thực vật và động vật có khả năng hỗ trợ giảm sưng viêm, đau nhức, ngăn tình trạng thoái hóa cột sống tiến triển nặng. Một số loại thực phẩm giàu protein người bệnh nên ăn: Thịt nạc, thịt nạc heo, thịt ức gà, thịt vịt, thịt cừu, cá ngừ, hạt chia, yến mạch,…
Nhóm thực phẩm giàu Omega 3
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega 3 tốt cho cơ thể và não, thúc đẩy sự phát triển xương và mô, kháng viêm hiệu quả. Omega 3 có nhiều trong:
- Các loại hạt, dầu, hạt óc chó, hạt lanh, súp lơ, rong biển,…
- Cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá ngừ, cá thu,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Nhóm thực phẩm này có công dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý thoái hóa và loãng xương. Các thực phẩm người bệnh nên ăn để tăng cường sức khỏe tổng thể là:
- Rau màu xanh đậm: Cải xoăn, rau bina, bắp cải, súp lơ xanh, cải ngọt, rau dền, đậu Hà Lan, đậu đen, các loại đậu, quả bơ,…
- Yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, lúc mạch, gạo lứt,…
Thoái hóa cột sống nên ăn gì – Collagen
Collagen hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, giảm đau, tăng cường tính linh hoạt của xương khớp. Bạn có thể bổ sung collagen bằng cách ăn thịt gà bỏ da, trứng gà, cam, bưởi, chanh,…
Thực phẩm chứa Vitamin A
Vitamin A là chất chống oxy hóa giúp phục hồi mô, hỗ trợ quá trình hình thành xương và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong gan bò, gan gà, gan bê, quả đào, quả mơ, dưa ruột vàng, cà rốt, khoai lang,…
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C là câu trả lời cho câu hỏi: Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì? Các thực phẩm giàu Vitamin hỗ trợ quá trình hình thành collagen trong sụn khớp, chữa lành tổn thương ở gân, dây chằng, giúp xương và các mô khỏe mạnh.
Một số thực phẩm giàu Vitamin C là: Dâu tây, cam, kiwi, ổi, ớt chuông, cà chua, tiêu đỏ và xanh, khoai lang, khoai tây, đu đủ, ớt xanh, ớt đỏ,…
Thoái hóa cột sống nên ăn gì? – Thực phẩm có chứa Vitamin D
Vitamin D vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi trong xương. Bạn có thể bổ sung nhóm Vitamin D bằng cách:
- Tắm nắng trong khoảng trước 8h sáng và sau 15h.
- Ăn thịt, lòng đỏ trứng, dầu cá, ngũ cốc, hàu, nước trái cây và nấm.…
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp tăng cường sức khỏe xương và chống loãng xương hiệu quả. Thực phẩm giàu Vitamin B12 bao gồm: Thịt bò, ngao, cá ngừ, cá hồi, gia cầm, thịt đỏ, cá, phô mai, sữa chua, trứng, sữa….
Thực phẩm chứa Magie
Magie là dưỡng chất giúp các cơ thực hiện chức năng co duỗi, duy trì mật độ và trương lực xương, ngăn ngừa các vấn đề tại cột sống. Bạn nên tiêu thụ các thực phẩm như: Socola đen, đậu đen, chuối, rau màu xanh lá, gạo toàn phần, chuối, tôm hùm, quả hạch, mâm xôi, chanh leo, hạt bí ngô, rau diếp,…
Thoái hóa cột sống ăn gì – Thực phẩm giàu sắt
Sắt là khoáng chất cần thiết cho tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu, giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy. Sắt thường được tìm thấy trong quả sung, súp lơ xanh, thịt, cá, đậu nành, cải xoăn, rau bina, thịt lợn, đậu xanh, đậu cô ve, đậu phụ, bơ đậu phộng, sò, tôm, cua, gia cầm, trứng gà, hạt, cải xoăn,…
Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?
Thực phẩm nhiều muối và nhiều đường
Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có nhiều đường vì đường sẽ làm tăng lượng insulin, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tốc độ lão hóa. Một số thức ăn có nhiều đường purin, fructozo như thịt xông khói, thịt lợn muối, gan động vật, thức ăn đóng hộp, nước giải khát, bánh kẹo, kem, trà sữa, siro, nước sốt trộn salad,…
Việc ăn thường xuyên nhóm thực phẩm nhiều muối như cá hộp, xúc xích, thịt hộp, dưa muối, các loại mắm, bim bim, mì ăn liền,… có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng bệnh xương khớp.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các món như xúc xích rán, gà rán, khoai tây chiên,… có thể khiến tình trạng viêm và thoái hoái của những người mắc bệnh xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Thức ăn cay nóng
Một trong những nhóm thực phẩm người thoái hóa cột sống không nên ăn là các thức ăn cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu,… Vì đây là tác nhân khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, làm tăng các cơn đau nhức xương khớp.
Chất béo bão hòa
Các chất béo bão hòa có trong đồ ăn đóng hộp, thịt đỏ đã qua chế biến, thực phẩm giàu gốc oxy hóa, thức ăn nhanh, thức ăn chứa gluten, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ như: Pizza, sữa nguyên kem, mỡ động vật, bơ động vật, Mayonnaise,… sẽ khiến tình trạng thoái hóa cột sống của bạn trở nên nặng nề hơn.
Thực phẩm chứa carbohydrates xấu
Một số thực phẩm chứa nhiều carbohydrates xấu, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống là: Bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, bánh ngọt, nước ép trái cây đóng chai,…
Chất kích thích, đồ uống có cồn
Người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê và các chất không tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến xương khớp mà còn gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm chứa Omega 6
Người bệnh thoái hóa cột sống và viêm khớp nên kiêng ăn các thực phẩm giàu Omega 6 vì có thể gây tê bì vùng tay, vùng cổ, sưng viêm nhiều hơn. Omega 6 thường có nhiều trong loại dầu thực vật từ hạt điều, hạt mè, hạt hướng dương,…
Cách chăm sóc để bệnh thoái hóa cột sống nhanh khỏi?
- Thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, nên đứng lên đi lại sau 60 phút ngồi liên tục.
- Giữ tinh thần thoải mái, kiểm soát áp lực bằng cách nghe nhạc, xem phim, đọc sách, đi du lịch.
- Thực hiện các bài tập tốt cho cột sống, tăng độ dẻo dai của cơ thể.
- Tập luyện đúng cách và đều đặn các bài tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, đi bộ.
- Duy trì cân nặng ở con số phù hợp.
- Hạn chế ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân hoặc thực hiện những hoạt động khiến cột sống quá tải.
- Tránh các công việc nặng nhọc, phải dùng sức nhiều.
- Nghiêm túc thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Tái khám theo lịch hẹn, khám sức khỏe định kỳ.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Ngoài lưu ý về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp
- Tập đi bộ: Bạn có thể bắt đầu đi bộ từ 5 phút/ ngày sau đó tăng dần thêm khi cơ thể đã thích nghi. Hãy tiếp tục tăng thời gian cho đến khi thời gian đi bộ mỗi ngày ít nhất 20 - 30 phút.
- Tập động tác kéo giãn cơ đầu gối đến ngực.
- Tập các bài tập căng giãn cơ lưng, cơ vai.
Một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng thoái hóa cột sống là do cơ thể bị thiếu hụt Canxi. Bạn có thể bổ sung canxi bằng cách:
- Uống sữa đậu nành, sữa chua, sữa tách béo, nước hầm xương,..
- Sử dụng một số thực phẩm chức năng chứa Canxi và Vitamin D hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bổ sung Canxi ở một mức vừa đủ, không nên lạm dụng dẫn đến dư thừa lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Số lượng Canxi dư thừa không đào thải hết qua nước tiểu sẽ tích tụ ở thận, dẫn đến sỏi thận và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Đây là bệnh lý mãn tính và không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu hỗ trợ:
- Làm giảm đau.
- Giúp vận động dễ dàng hơn.
- Làm chậm quá trình thoái hóa.
Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác, không có yếu tố nào có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm quá trình này và hạn chế biến chứng phát sinh bằng cách phát hiện các triệu chứng, điều trị từ sớm.