Viêm da cơ địa tắm lá gì? Top 15 loại lá hiệu quả cao

Dùng lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa là phương pháp được áp dụng trong trường hợp người bệnh có triệu chứng tổn thương trên diện rộng. Nhưng khi bị viêm da cơ địa tắm lá gì hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người. Dưới đây là tổng hợp 15 loại lá tắm và lưu ý khi sử dụng.

Tắm lá chữa viêm da cơ địa có tốt không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, có tính chất tái phát theo từng đợt. Bệnh gây ngứa rát da rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế các đợt bùng phát, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Một trong những biện pháp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng hiện nay là sử dụng lá tắm. 

Phương pháp này có giá thành rẻ, cách làm đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. 

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì cho khỏi?

Có nhiều loại dược liệu có thể sử dụng được để làm lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa. Dưới đây là gợi ý 15 loại lá tắm và hướng dẫn cách thực hiện người bệnh có thể áp dụng.

Tắm nước lá khế

Sử dụng lá khế tắm đều đặn hàng ngày giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm sạch da, chữa ngứa, khô ráp và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Cách thực hiện như sau: 

  • Phơi héo lá khế tươi đã rửa sạch.
  • Đun sôi 1 nắm lá khế với khoảng 5 lít nước trong 3 – 5 phút.
  • Pha loãng thêm nước nguội rồi dùng để tắm.

Sử dụng lá tía tô chữa viêm da cơ địa

Nấu 1 nắm lá tía tô với 2 lít nước trong 10 phút, chắt lấy nước dùng tắm hàng ngày giúp kháng viêm, làm lành tổn thương da do viêm da cơ địa khá hiệu quả. Người bệnh có thể chà nhẹ nhàng bã lá tía tô lên da để tăng công dụng điều trị.

Viêm da cơ địa tắm lá gì? – Lá trà xanh

Trong lá trà xanh có hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, giúp giảm thâm, phục hồi tổn thương da, mờ sẹo, ngăn tình trạng khô da. Người bệnh thực hiện các bước sau:

  • Rửa sạch, vò nát, thêm một chút muối rồi đun sôi với nước sạch.
  • Pha thêm nước rồi dùng để tắm 3 lần/tuần.

Dùng lá trầu không

Nấu 1 nắm lá trầu không đã vò nát với nước trong khoảng 15 phút, chắt lấy nước tắm hàng ngày. Có thể kết hợp xoa bã lá trầu không lên da để tăng hiệu quả. Lá trầu không có công dụng sát trùng, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm ngứa da rất tốt.

Sử dụng lá bàng non

Trong lá bàng chứa các chất tanin, phytosterol, flavonoid có khả năng hỗ trợ quá trình làm lành mô tổn thương, tự hồi phục của da đồng thời kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Đun sôi 4 – 5 lá bàng non với một ít muối hạt và 1 – 2 lít nước sôi trong 10 phút.
  • Pha thêm một ít nước mát rồi dùng để tắm.
  • Chà nhẹ nhàng phần bã lá bàng lên vùng da bị viêm.

Tắm lá lốt

Lá lốt chứa một lượng lớn các chất chống oxy hoá như flavonoid, alkaloid, beta-carotene, benzyl, vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, ngứa rát, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện triệu chứng và tránh bội nhiễm do viêm da cơ địa. Bạn có thể nấu lá lốt với 2 lít nước trong 15 phút, rồi dùng để tắm hàng ngày. 

Dùng nước tắm làm từ lá kinh giới

Lá kinh giới có tính ấm, mùi thơm, giúp chống viêm, kháng khuẩn tốt trong điều trị viêm da cơ địa. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, nấu cùng 1,5 lít nước trong 15 phút.
  • Pha thêm nước nguội rồi dùng để tắm 1 lần/ngày.
  • Lấy bã lá chà nhẹ lên vùng da bệnh để tăng hiệu quả điều trị.

Lá ổi điều trị viêm da cơ địa

Nấu lá ổi đã giã nát với một lượng nước vừa đủ trong 15 phút dùng để tắm toàn thân. Có thể kết hợp đắp bã lá để tăng hiệu quải sát khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình tự tái tạo làn da. 

Tắm lá cây sài đất

Trong cây sài đất có chứa thành phần flavonoid, saponin, carotenoid giúp kiểm soát quá trình oxy hóa, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm mẩn đỏ và ngứa da, thúc đẩy quá trình tự phục hồi làn da. Cách nấu nước tắm lá sài đất như sau:

  • Làm sạch, giữ cả rễ cây sài đất tươi, cắt thành khúc.
  • Nấu chung với 2 lít nước trong 15 phút rồi dùng để tắm hàng ngày.

Dùng lá ngải cứu

Đun 2 lít nước sạch với 1 nắm lá ngải cứu tươi trong 10 phút, chắt lấy nước để tắm có công dụng kháng khuẩn, làm lành tổn thương, điều trị triệu chứng viêm da cơ địa rất tốt.

Sử dụng lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ có chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn, cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, đun sôi lá đơn đỏ với 3 lít nước trong 10 phút.
  • Chắt lấy nước dùng để tắm hàng ngày. 

Lá diếp cá chữa viêm da cơ địa

Giã nhuyễn 1 nắm lá diếp cá, lọc lấy nước cốt rồi pha thêm nước ấm để tắm 3 lần/tuần. Hàm lượng dược tính có trong lá diếp cá giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.

Tắm lá đinh lăng

Trong lá đinh lăng chứa các chất saponin, acid amin, tanin, vitamin B1, B2, B6, C, lysin, methionin có tính kháng viêm mạnh, làm dịu da, lành tổn thương do viêm da cơ địa. Người bệnh có thể áp dụng các bước như sau:

  • Đun sôi 2 nắm lá đinh lăng tươi đã giã nát với 1 – 2 lít nước sạch, một ít muối biển trong 10 phút.
  • Chắt lấy nước, pha thêm nước dùng để ngâm người hoặc tắm hàng ngày.
  • Có thể kết hợp đắp lá đinh lăng lên vùng da bị viêm để gia tăng công hiệu.

Lá đu đủ kết hợp lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Vò nát lá đu đủ và lá trầu không.
  • Đun sôi với nước trong 10 phút. 
  • Pha thêm nước lạnh rồi dùng rửa các vị trí bị viêm, lấy phần bã xoa nhẹ lên da.

Thực hiện cách này đều đặn giúp thuyên giảm triệu chứng viêm da cơ địa, ức chế vi khuẩn trên da, giảm ngứa, tiêu viêm rất tốt.

Viêm da cơ địa tắm lá gì? – Lá hành hoa

Đun 1 nắm lá hành hoa với muối và nước. Để nước nguội bớt rồi dùng để tắm 1 lần/ngày giúp tiêu viêm, giải độc.

Lưu ý khi áp dụng tắm lá điều trị viêm da cơ địa

Tuy đây là phương pháp khá an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng nhưng người bệnh cần lưu ý một số điều sau để việc điều trị đạt hiệu quả cao:

  • Các mẹo trên chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, triệu chứng, tổn thương chưa nghiêm trọng. 
  • Bệnh nhân viêm da cơ địa bội nhiễm hoặc nhiễm trùng không nên áp dụng.
  • Các hướng dẫn thực hiện chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng tại nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
  • Các bài thuốc tắm lá là kinh nghiệm dân gian, chưa được chứng minh theo cơ sở khoa học vì vậy bạn không nên quá lạm dụng hoặc sử dụng để thay thế phương pháp chữa bệnh chuyên sâu.
  • Dược tính của các loại lá tắm khá thấp nên người bệnh cần kiên trì áp dụng mới nhận thấy hiệu quả.
  • Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, các bài thuốc cho hiệu quả khác nhau.
  • Có thể linh hoạt thay đổi lượng nước tắm để tránh nước quá đặc. Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên giảm tần suất tắm xuống, khoảng 2 – 3 lần/tuần.
  • Đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh cần pha nước tắm loãng hơn so với người lớn hoặc chỉ nên chấm nhẹ lên vùng da bị viêm.
  • Nếu có hiện tượng vỡ mụn nước thì không nên để nước tắm dính vào vùng da này.
  • Sử dụng nguyên liệu sạch, không có thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại.
  • Dừng tắm lá và báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.
  • Chú ý sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất để gia tăng hiệu quả điều trị.

Trên đây là tổng hợp 15 loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn và lành tính. Trong trường hợp đã áp dụng trong thời gian dài nhưng bệnh không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị với phương pháp phù hợp hơn.

Câu hỏi thường gặp

Khi áp dụng phương pháp tắm lá điều trị viêm da cơ địa, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có hiệu quả tốt nhất. Thường sau 1 - 3 tuần, bạn sẽ nhìn thấy hiệu quả trên da.

Trường hợp tắm lá có xuất hiện một số phản ứng dị ứng hoặc triệu chứng như ngứa rát, đỏ da,… thì cần ngừng tắm lá và báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 4:40 PM , 12/03/2024

Tin liên quan

Top 22+ cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa gây ngứa rát, bứt rứt khó chịu cho người mắc bệnh. Nếu không quan tâm điều trị hoặc điều trị sai cách, tình trạng ngứa có...

cach-chua-hac-lao-bang-muoi-thumb

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa có tốt không? [Cách thực hiện]

Muối có tính kháng khuẩn tự nhiên và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu. Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa được không là vấn đề được...

Viêm da cơ địa khi mang thai là tổn thương ngoài da ở bà bầu

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm da cơ địa khi mang thai là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời điểm thai kỳ. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng bệnh có...

Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Gì, Ăn Gì Nhanh Khỏi?

Hiệu quả của việc điều trị viêm da cơ địa bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Người bệnh cần ăn uống cẩn trọng, tích cực bổ sung một...

thuốc bôi viêm da cơ địa

Thuốc Bôi Viêm Da Cơ Địa Nào Tốt Nhất? Lưu Ý Khi Dùng Thuốc

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thường gặp, dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác ngứa rát, khó chịu ở vùng da bị tổn...

Làn da bị đỏ vừa thường ngứa rát

Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Chữa Như Thế Nào?

Viêm da cơ địa là một trong những vấn đề da thường gặp, dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tâm lý người bệnh. Viêm da cơ...

6 comments

  1. Con mình từ khi mới sinh ra đã co biểu hiện da khô, mấy năm nay thi thấy mùa hè con hay nổi mụn nước. ngứa ngáy rồi bong da. Mọi người có bài nào có thể chỉ cho mình được không?
    À mình cho con đi da liễu rồi bác sĩ cũng nghi là viêm da cơ địa. Nhưng chữa théo cách cuả bác sĩ thi cứ một thời gian bị lại.

  2. Cho t hóng cái vụ chữa viêm da cơ địa này với
    Trước giờ thì chỉ có trung thành với kem dưỡng ẩm thôi. Nói chung cũng đỡ nhưng không có hết hẳn, vẫn ngứa lắm, mặt thì hay bị sần lắm, chân tay hay nổi mấy đám ban đỏ hình tròn bên trên thì có đầy mụn nước. Cái mụn đấy là vỡ ra là cả vùng da xung quanh bị phù nề theo. Mấy lần bị như thế e khổ lắm

  3. Trước đây qua rất nhiều lần khám em được kê rất nhiều thuôc, từ dưỡng da đến thuốc giữ độ ẩm. Kháng sinh cũng có nhưng dùng rất nhiều mà không đỡ. Có đúng một lần em qua cái chỗ bác sĩ Tây, kê cho đúng một loại thuốc duy nhất: BEPROSONE của HOE, loại này em tra trên mạng của Thái Lan. Về bôi thì thấy đỡ cứ ngứa là bôi lầ thấy hết.
    Và một kinh nghiệm nữa của em là uống các thứ mát gan. Mùa hè em hay bị ngứa, mà uống đều nước tiêu độc mát gan. và dùng thuốc thì mấy ngày là hết thôi.
    Mong chia sẻ của em giúp mọi người vượt qua con ngứa ngáy sắp tới.

  4. AI BIẾT PHÍ KHÁM BỆNH CỦA TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC BAO NHIÊU K? EM TÍNH QUA ĐÂY KHÁM COI SAO. THẤY NHIỀU NGƯỜI KHEN TT NÀY

  5. Tình hình em bị á sừng ở chân cũng khoảng 12 năm rồi. Có cách nào chữa dứt bằng mấy cách bên trên không.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *