Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm da cơ địa khi mang thai là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời điểm thai kỳ. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng bệnh có thể gián tiếp tác động đến thai nhi. Vì vậy, chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu các phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Mức độ phổ biến bệnh viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, thường xuất hiện dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Bệnh này khá phổ biến và thường gặp ở các chị em phụ nữ khi mang thai. 

Bệnh viêm da cơ địa có tính di truyền. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh viêm da cơ địa từ mẹ chiếm 80%. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ hoặc phát hiện triệu chứng bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho con.

Biểu hiện viêm da cơ địa khi mang thai

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể phát triển dưới nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa khi mang thai là:

  • Da nổi mẩn đỏ, ngứa rát khó chịu, đau nóng, càng gãi càng ngứa, cơn ngứa tăng dần về đêm.
  • Mọc mụn nước đỏ li ti, xuất hiện riêng lẻ hoặc từng cụm trên da.
  • Da khô, tróc vảy, dễ chuyển biến thành lichen hóa, đóng vảy sừng dày.
  • Bệnh thường xuất hiện ở vùng da cổ, khuỷu tay, bụng, rốn, tay,…
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể gây bội nhiễm, chán ăn, sốt, mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Có vài trường hợp bệnh tự khỏi sau vài ngày mà không cần đến sự can thiệp y tế. Vì vậy nhiều mẹ bầu hình thành tâm lý chủ quan, không quan tâm điều trị. Tuy nhiên, phần lớn bệnh viêm da cơ địa có xu hướng quay trở lại và tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vì sao khi mang thai dễ mắc viêm da cơ địa?

Việc hiểu rõ và xác định nguyên nhân mắc bệnh giúp phụ nữ lựa chọn phương pháp điều trị viêm da cơ địa khi mang thai phù hợp. Một số nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai có thể kể đến như:

  • Thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể: Ở thời kỳ đầu mang thai, hàm lượng hormone prolactin và progesterone tăng cao hơn bình thường. Đây là hai loại hormone dễ gây kích ứng và phát bệnh viêm da cơ địa nhất. Việc điều trị viêm da cơ địa do nguyên nhân này thường khó khăn hơn.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Trong thời gian đầu mang thai, cơ thể người phụ nữ vô cùng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hại bên ngoài.
  • Lượng Globulin E (IgE) trong huyết tương tăng nhanh làm rối loạn chức năng các cơ quan của cơ thể, kích thích giải phóng histamin gây kích ứng da.
  • Ốm nghén, chán ăn trong thời kỳ mang thai, khiến cơ thể thiếu dưỡng chất trong thời gian dài, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. 
  • Căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, tâm lý thay đổi thất thường.
  • Dị ứng với các yếu tố gây khởi phát bệnh: Khói bụi, phấn hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi, mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm, kem dưỡng da, môi trường sống bị ô nhiễm,…

Mẹ bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiều nghiên cứu chứng minh bệnh viêm da cơ địa khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. 

Các triệu chứng bệnh làm mẹ bầu ngứa rát, ăn uống kém ngon miệng, tâm lý căng thẳng và suy giảm chất lượng đời sống. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục, thai nhi có thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, kém phát triển hơn so với bình thường.

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho thai nhi, phụ nữ nên theo dõi bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp để hạn chế sự ảnh hưởng của viêm da cơ địa.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Tìm hiểu bệnh sử bản thân và gia đình có người đã hoặc đang mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… hay không?
  • Tìm hiểu triệu chứng, thời gian phát bệnh, quan sát tình trạng da.
  • Hỏi về các phương pháp điều trị đã từng áp dụng nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn (nếu có).
  • Thực hiện một số xét nghiệm: Sinh thiết da, xét nghiệm máu, thử nghiệm áp da (Patch test),…

Cách điều trị viêm da cơ địa an toàn

Phụ nữ mắc bệnh viêm da cơ địa khi mang thai thường cần nhiều thời gian để khỏi bệnh hơn các trường hợp khác. Bởi vì khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ suy giảm rõ rệt, đặc biệt cần quan tâm chăm sóc cẩn thận những trường hợp mang thai trong ba tháng đầu.

Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa cho phụ nữ mang thai bao gồm: Chăm sóc da, loại trừ yếu tố gây bệnh và dùng thuốc chống viêm. Một số phương pháp phổ biến giúp cải thiện viêm da cơ địa khi mang thai bao gồm:

Điều trị tại nhà

  • Bôi kem dưỡng ẩm: Dùng kem dưỡng ẩm giúp loại bỏ triệu chứng như khô da, ngứa rát, dày sừng ở người mắc viêm da cơ địa. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại kem lành tính, phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Dùng dầu dừa: Bôi trực tiếp lên vùng da bị kích ứng giúp giảm viêm, tiêu sưng, cải thiện tình trạng ngứa rát, làm mềm và dưỡng ẩm da tự nhiên.
  • Chườm lạnh: Lấy một túi đá hoặc bọc đá vào khăn rồi chườm lên da trước khi đi ngủ có thể làm dịu cơn ngứa, giảm sưng viêm, từ đó giúp ngủ ngon giấc hơn. 
  • Tắm lá khế: Đun sôi 1 nắm lá khế tươi với 5 lít nước, đợi sôi rồi tắt bếp, pha thêm nước nguội để tắm. Áp dụng cách này 1 lần/ngày có thể giúp chống viêm, làm sạch da, ngăn nhiễm khuẩn.

Sử dụng thuốc điều trị

Trong thời điểm mang thai thường rất khó sử dụng thuốc hay thực hiện các biện pháp điều trị. Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa đòi hỏi sự chú ý và thận trọng hơn so với những đối tượng khác. Việc dùng một số loại thuốc điều trị ở thời điểm này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì vậy khi mắc bệnh viêm da cơ địa, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh bao gồm:

  • Thuốc bôi chứa oxit, kẽm: Có công dụng sát trùng, giảm ngứa, làm dịu da, chống khô da và phòng ngừa bội nhiễm. Thường được chỉ định trong giai đoạn viêm da cơ địa bán cấp. Không nên dùng thuốc trên các vết thương hở lớn hoặc khi da đang có hiện tượng viêm nhiễm.
  • Thuốc chứa hoạt chất Chlorhexidine: Có tác dụng sát trùng và khử khuẩn tại chỗ, phòng ngừa viêm nhiễm da thứ phát do viêm da cơ địa. Hiệu quả với các trường hợp viêm da cơ địa cấp tính.
  • Thuốc kháng histamin: Làm giảm ngứa, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, vi rút,…
  • Các loại kem bôi da dưỡng ẩm dùng cho phụ nữ có thai: Glycerol, vaseline, parafin liquida,.. có khả năng chống viêm, giảm ngứa, cấp ẩm, làm mềm da, cải thiện tình trạng nứt nẻ, bong tróc mạnh và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Tránh dùng trong trường hợp da phù nề, viêm đỏ, trợt loét, rỉ dịch,…
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Được chỉ định dùng cho trường hợp viêm da cơ địa cấp tính và mãn tính. Có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa rát ngoài da.

Lưu ý: 

  • Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc chứa corticoid vì có thể gây tác dụng phụ như làm mỏng, rạn da, thay đổi sắc tố, bầm tím, xuất hiện mụn trứng cá, rậm lông, tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân sau sinh,…
  • Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn về liều lượng của bác sĩ.
  • Nên báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc.

Phương pháp chăm sóc mẹ bầu mắc viêm da cơ địa

Mẹ bầu có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây để giảm bớt triệu chứng bệnh viêm da cơ địa:

  • Loại trừ các yếu tố có thể gây bệnh hoặc tăng nặng bệnh: Bụi bẩn, phấn hoa, ẩm mốc, lông chó mèo, khói thuốc, không khí lạnh, thời tiết hanh khô, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng,…
  • Tắm bằng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không gãi nhiều, chà xát vùng da bị tổn thương.
  • Mặc quần áo rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, ít bụi vải.
  • Không dùng xà phòng, sữa tắm có thành phần hóa học hoặc chứa chất tẩy rửa.
  • Bôi kem dưỡng ẩm da không chứa hương liệu, hóa chất 2 – 3 lần/ngày.
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm trong thời điểm này.
  • Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất tự nhiên, lành tính, phù hợp với phụ nữ đang mang thai.
  • Cân đối chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, probiotic, uống đủ nước.
  • Có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu cơ thể ốm nghén. 
  • Loại bỏ sữa, gluten, chất kích thích trong thực đơn hàng ngày.
  • Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi khi đang mang thai.
  • Dành thời gian chăm sóc bản thân, tạo tinh thần thoải mái, có thể đọc sách, tập thiền, đi bộ nhẹ nhàng.
  • Dùng máy lọc không khí và giữ độ ẩm không khí trong phòng ở mức phù hợp.
  • Giặt chăn, ga, gối, đệm bằng nước nóng, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Câu hỏi thường gặp 

Mắc viêm da cơ địa khi mang thai phải làm sao?

  • Nếu phát hiện những thay đổi về da khi mang thai, mẹ bầu hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị phù hợp.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng kem dưỡng ẩm để kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Thực hiện đúng theo chỉ dẫn điều trị bệnh của bác sĩ.

Viêm da cơ địa khi mang thai có khỏi được không?

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ bị viêm da cơ địa có thể khỏi các triệu chứng sau khi sinh con. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát sau khi sinh hoặc trong các lần mang thai tiếp theo.

Mẹ không nên chủ quan lơ là khi điều trị viêm da cơ địa trong thời kỳ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng không đáng có đến con trẻ. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng bất thường trên cơ thể, mẹ bầu hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp 

  • Nếu phát hiện những thay đổi về da khi mang thai, mẹ bầu hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị phù hợp.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng kem dưỡng ẩm để kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Thực hiện đúng theo chỉ dẫn điều trị bệnh của bác sĩ.

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ bị viêm da cơ địa có thể khỏi các triệu chứng sau khi sinh con. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát sau khi sinh hoặc trong các lần mang thai tiếp theo.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 2:25 AM , 12/03/2024

Tin liên quan

Viêm da cơ địa mãn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, khó chữa, có tính chất tái phát từng đợt. Bệnh gây ngứa rát, khô da, bong tróc, nổi mẩn đỏ...

Viêm da cơ địa vùng kín: Triệu chứng và hướng điều trị tốt nhất

Bệnh viêm da cơ địa vùng kín gây tổn thương, ngứa ngáy, đau rát ở bộ phận sinh dục của nam và nữ. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng...

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có tính chất mãn tính, tái phát từng đợt và kéo dài dai dẳng. Bệnh thường gây các tổn thương trên da,...

cach-chua-hac-lao-bang-muoi-thumb

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa có tốt không? [Cách thực hiện]

Muối có tính kháng khuẩn tự nhiên và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu. Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa được không là vấn đề được...

Top 22+ cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa gây ngứa rát, bứt rứt khó chịu cho người mắc bệnh. Nếu không quan tâm điều trị hoặc điều trị sai cách, tình trạng ngứa có...

Dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa là phương pháp điều trị bệnh lý da liễu toàn thân

Viêm da cơ địa tắm lá gì? Top 15 loại lá hiệu quả cao

Dùng lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa là phương pháp được áp dụng trong trường hợp người bệnh có triệu chứng tổn thương trên diện rộng. Nhưng khi...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *