Triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm, biến chứng và điều trị

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh gây đau nhức ở khớp hàm và các cơ, dây chằng. Để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần hiểu rõ các triệu chứng và tìm ra các nguyên nhân gây bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo, chức năng khớp thái dương hàm

Bên trong hộp sọ mặt chỉ chứa một khớp động là khớp thái dương hàm. Khớp thái dương hàm hay khớp hàm gồm có diện khớp xương hàm ở dưới và ở xương thái dương. 

Khớp thái dương hàm là khớp hoạt dịch tương tự như đầu gối hoặc hông và nối hàm dưới với hộp sọ (xương thái dương). Vị trí của nó nằm ngay trước tai. Khớp này chịu trách nhiệm di chuyển hàm dưới trong khi chuyển động, nhai, nuốt hoặc nói chuyện.

Mỗi người có hai khớp thái dương hàm, được nối với nhau bằng một hàm dưới. Ngoài ra, bản thân khớp thái dương hàm còn có sụn hoặc đĩa đệm được làm bằng sụn sợi thay vì sụn trong (đầu gối). Một phần của nó thoát ra khỏi ổ cắm trong khi hoạt động bình thường và cho phép mở tối đa.

cau-tao-khop-thai-duong-ham
Cấu tạo khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì?

Thoái hóa khớp thái dương hàm hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm hay rối loạn khớp thái dương hàm. Khi các răng, hệ thống cơ nhai và khớp xương hàm bị mất ổn định có thể dẫn tới rối loạn hoạt động hài hòa của bộ máy nhai.

Bệnh lý thoái hóa khớp xương hàm xuất hiện đi kèm với tình trạng đau cơ mặt theo chu kỳ, đôi khi có các cơn co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối xương hàm và xương sọ,… Khi đó chức năng của thái dương giảm sút, dẫn tới hậu quả là các bộ phận liên quan bị ảnh hưởng và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Mức độ phổ biến

Bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, vùng miền, khu vực địa lý,… Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý gây đau đớn vùng mặt phổ biến, chỉ đứng thứ hai sau đau răng. Hiện tượng này phổ biến gấp đôi ở phụ nữ. Những người trong độ tuổi từ 20 – 40 có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm nhất.

Từ 14 – 88% người trưởng thành nói chung mắc một số dạng rối loạn thái dương hàm. Trong đó 41% tỷ lệ người có ít nhất một triệu chứng, 56% trường hợp có ít nhất một triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm

Triệu chứng của thoái hóa khớp thái dương hàm có thể gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Tùy từng trường hợp bệnh, các triệu chứng của bệnh có thể gặp là:

  • Cảm thấy đau nhức một bên hoặc cả hai bên mặt, cũng có thể lan ra cả vùng tai và cổ.
  • Cảm giác đau ở giai đoạn đầu chỉ dừng ở mức độ nhẹ và có thể biến mất sau một thời gian.
  • Khi bệnh nặng hơn, cơn đau sẽ xuất hiện dồn dập và dữ dội hơn.
  • Thấy đau hơn khi nhai, nuốt hoặc cử động hàm.
  • Vùng tai, hàm sưng nhức do viêm, đau liên hồi.
  • Gặp khó khăn khi há miệng, khi cử động hàm phát ra tiếng kêu “lục cục, lộp cộp”.
  • Đau răng, ù tai, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau thái dương.
  • Mỏi cổ, nổi hạch một hoặc hai bên, phì đại cơ nhai khiến mặt phình to, mất cân đối.
  • Thay đổi trong cách các răng của khớp với nhau hay còn gọi là sai khớp cắn, lệch hàm, mỏi hàm.
  • Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể không thể mở miệng hoàn toàn khi bệnh diễn tiến nặng.

Hình ảnh thoái hóa khớp thái dương hàm

thoai-hoa-khop-ham-1
Hình ảnh minh họa thoái hóa khớp hàm
thoai-hoa-khop-xuong-ham
Hình ảnh người bị thoái hóa khớp xương hàm

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm, có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố.

  • Lão hóa là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp thái dương hàm. Theo thời gian, các khớp sẽ bị mòn và thoái hóa, dẫn đến giảm tính linh hoạt của khớp.
  • Nhiễm khuẩn, chấn thương, gãy hoặc trật khớp hàm gây ra sự tắc nghẽn, giảm sự di chuyển của khớp, dẫn đến sự mài mòn và thoái hóa.
  • Bị viêm khớp, nhiễm trùng xương hàm, viêm khớp dạng thấp, có khối u miệng và hàm không rõ nguyên nhân.
  • Người bị hội chứng đau gân cơ dai dẳng.
  • Tình trạng trật đĩa khớp nằm giữa lồi cầu và ổ khớp.
  • Sai lệch khớp cắn, sâu răng hoặc viêm nha chu.
  • Stress dẫn đến thói quen nghiến chặt răng hoặc cắn móng tay, làm mài mòn và thoái hóa khớp từng ngày.

Yếu tố nguy cơ mắc và tăng nặng

Tuy đây không phải yếu tố trực tiếp dẫn đến bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm nhưng chúng có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn:

  • Dùng răng để cắn xé đồ vật như xé mác quần áo.
  • Có tư thế xấu gây áp lực quá mức lên cổ, vai và cơ mặt.
  • Cắn ngón tay, nhai bút mực, bút chì,…
  • Nhai đá cứng hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều.
  • Hoạt động cơ hàm quá mức như cắn những miếng thức ăn lớn.
  • Nghiến răng khi ngủ hoặc nghiến răng ban ngày.
  • Ngủ sấp mặt, gây biến dạng khuôn mặt.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm y khoa. Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm là:

  • Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng bằng cách yêu cầu người bệnh mở và đóng miệng, cử động hàm sang hai bên 
  • Quan sát phạm vi chuyển động, sờ nắn và nghe cử động của vùng khớp thái dương.
  • Bác sĩ có thể ấn nhẹ vào mặt và hàm để tìm những vùng gây khó chịu cho người bệnh.
  • Chụp X-quang nha khoa có thể thấy các biểu hiện của thoái hóa khớp thái dương hàm. Cụ thể như hình ảnh mất khối lượng xương, biến dạng khớp, tình trạng mòn sụn khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI thể hiện rõ cấu trúc của khớp, giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và xác định nguyên nhân của bệnh,
  • Quét CT (chụp cắt lớp điện toán) cũng có thể được thực hiện để có cái nhìn sâu hơn về khớp hàm của bạn và các cấu trúc xung quanh.
  • Nội soi khớp thoái hóa khớp thái dương hàm cũng có thể được dùng trong bước chẩn đoán này.

Biến chứng

Người bệnh chỉ đến gặp bác sĩ và tiếp nhận điều trị khi bệnh gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt quá nhiều. Tuy nhiên nếu không chăm sóc khớp hàm trong thời gian dài, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến biến chứng, cụ thể là:

  • Đầu xương bị phá hủy, xơ cứng khớp, giới hạn cử động khiến bệnh nhân không thể cử động miệng như bình thường.
  • Sưng nề viêm khớp, chịu đựng cơn đau mãn tính, chức năng nhai bị giới hạn.
  • Tiêu xương chỏm lồi cầu, mòn bề mặt khớp, dính lồi cầu vào hõm chảo gây khó khăn hoặc không há được miệng.
  • Trật đĩa đệm không thể hồi phục, teo đĩa đệm, dính khớp.

Thoái hóa khớp thái dương hàm rát khó có thể xác định nguyên nhân chính xác. Trong một vài trường hợp, bác sĩ mất một thời gian dài để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần tới gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để được chẩn đoán bệnh nếu gặp các triệu chứng như: 

  • Cơn đau kéo dài hơn 1 tuần dù đã thử áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà.
  • Đau đớn khi đánh răng hoặc mở miệng.
  • Phát ra tiếng kêu lạ từ khớp hàm khi mở hoặc đóng miệng.
  • Gặp khó khăn trong việc mở, đóng miệng, hoặc gặp trở ngại khi nhai thức ăn.

Đặc biệt, nếu đã xuất hiện các triệu chứng trên mà người bệnh không đi khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, thoái hóa, cứng khớp, gãy khớp.

Cách điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm

Phương pháp điều trị được xác định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân cơ bản và mức độ của cơn đau. Các bác sĩ thường ứng dụng phương pháp không xâm lấn trước tiên, như dùng thuốc, thực hiện vật lý trị liệu. Nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật hàm.

Điều trị bằng thuốc kê đơn

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen, các loại thuốc kháng viêm corticoid, thuốc NSAIDS như Diclofenac, Meloxicam,…
  • Thuốc chống viêm không có steroid (NSAID): Naproxen, Ibuprofen.
  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp giúp kiểm soát hiệu quả chứng nghiến răng, mất ngủ và giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ như Eperisone hỗ trợ giảm đau do các cơn co thắt cơ vùng khớp hàm thái dương.
  • Tiêm điểm kích hoạt: Dùng kim khô hoặc tiêm các chất như Corticosteroid vào đúng các nút cơ gây đau ở hàm của bạn.

Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Vật lý trị liệu khớp thái dương hàm

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thực hiện các phương pháp trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Các phương pháp điều trị cụ thể bao gồm:

  • Massage nhẹ nhàng, chườm ấm, hoặc chiếu tia hồng ngoại giúp tuần hoàn mạch máu vùng khớp, giảm triệu chứng đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm tại nhà.
  • Tập các bài tập kéo căng và tăng cường cơ xung quanh khớp hàm.
  • Đeo đồ bảo vệ miệng: Điển hình như nẹp miệng, miếng bảo vệ miệng, máng nhai giúp điều chỉnh khớp cắn và giảm tác động của việc nghiến răng.
  • Trám răng: Hỗ trợ giảm tình trạng khó chịu khi nhai và hạn chế gây áp lực lên khớp.
  • Phương pháp siêu âm: Liệu pháp này sử dụng sóng âm để truyền nhiệt sâu vào các mô, từ đó làm tăng lưu lượng máu và thúc đẩy thư giãn cơ bắp.
  • Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS): Cơ chế chính là sử dụng dòng điện cường độ thấp để cơ hàm được thư giãn.

Phẫu thuật

Nếu đã sử dụng các loại thuốc và nội khoa không đạt được hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sau đây:

  • Chọc dịch khớp: Phương pháp này giúp loại bỏ các mảnh vụn, chất lỏng khỏi khớp bằng kim.
  • Nội soi khớp thái dương hàm: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trước tai của bạn và đưa một ống mỏng có đèn và máy ảnh vào trong. Sau đó đưa dụng cụ phẫu thuật qua ống để định hình lại xương, loại bỏ mô sẹo hoặc có thể đặt lại vị trí đĩa đệm vào khớp.
  • Nắn chỉnh khớp thái dương hàm: Liệu pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn khi há miệng kéo dài chưa quá 3 tuần và bị lần đầu. Việc nắn chỉnh giúp đưa lồi cầu định vị về vị trí cũ trên đĩa khớp. 
  • Phẫu thuật mở khớp: Bác sĩ sẽ rạch một vết mổ dài hơn so với liệu pháp nội soi để có thể tiếp cận trực tiếp khớp hàm của bạn.
  • Chỉnh nha: Niềng răng, nhổ bỏ răng, phục hình thẩm mỹ răng, phẫu thuật xương ổ răng để tái tạo khớp cắn, tăng khả năng vận động của hàm.
  • Cắt bỏ hoặc thay khớp thái dương hàm: Đây là phương án cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương xương hàm, liệt nửa mặt, xệ bên mặt… có thể xảy ra.

Lời khuyên cho người bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm

Để cải thiện triệu chứng hoặc phòng tránh bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm, bạn cần hạn chế những thói quen xấu như:

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm quá cứng, quá dai, không nhai đá.
  • Tránh hình thành thói quen xấu như cắn xé, nghiến chặt răng, cắn móng tay, chống cằm.
  • Giảm thiểu thói quen há miệng rộng quá đột ngột khi ngáp hoặc khi đưa thức ăn vào miệng.
  • Ăn món mềm, dễ nhai và nuốt. Đặc biệt là hạn chế nhai lâu hoặc chỉ nhai một bên, dễ khiến cơ hàm bị lệch.
  • Giảm stress và tập thể dục vừa sức, thường xuyên.
  • Chỉnh răng khi răng bị mọc lệch, mọc chen, lệch khớp cắn.
  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu Canxi, vitamin D.
  • Khi cảm thấy đau, dùng miếng nhiệt hoặc túi chườm để giảm đau tạm thời.
  • Dành khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để xoa bóp nhẹ nhàng vùng dưới hàm.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý cơ xương khớp rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao trong xã hội. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần được quan tâm đúng mức để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Có thể kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng nếu được điều trị phù hợp. 

Các biến chứng nguy hiểm người bệnh cần chú ý bao gồm: Phá hủy đầu xương, cử động miệng bị giới hạn, xơ cứng khớp, đau mãn tính, sưng nề viêm khớp, mòn bề mặt khớp, tiêu xương chỏm lồi cầu, dính khớp, trật đĩa đệm không thể hồi phục.

Thoái hóa khớp thái dương hàm có tự khỏi không? 

Khả năng tự phục hồi của người bệnh khỏi tình trạng viêm khớp thái dương hàm thường rất thấp, và chỉ một số trường hợp ít ỏi có thể khôi phục như bình thường mà không cần thực hiện điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp và nguy hiểm.

Ban đầu, các triệu chứng của bệnh thường là đau nhẹ, điều này khiến người bệnh chủ quan trước tình trạng bệnh. Tuy nhiên sau một thời gian, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, lan tới vùng tai, cổ, có thể gây ra nhiều vấn đề khác, gây cản trở trong các hoạt động như nhai, nuốt, và nói chuyện.

Vì vậy, ngay khi phát hiện cơ hàm không thế há hoặc khép phải đến bệnh viện để xử lý kịp thời trước khi bệnh biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm sau bao lâu thì khỏi? 

Theo các chuyên gia, thời gian hồi phục của bệnh nhân thoái hóa khớp thái dương hàm có thể nhanh hoặc chậm, phụ thuộc vào nhiều các yếu tố bao gồm: Mức độ nghiêm trọng của bệnh, phản ứng của cơ thể đối với phác đồ điều trị, lối sống hàng ngày của người bệnh, và việc chọn lựa các cơ sở y tế uy tín để điều trị.

Trong trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng, thời gian hồi phục có thể ngắn hơn và người bệnh có thể được hướng dẫn thực hiện các phương pháp tự nhiên tại nhà để giảm từ từ các triệu chứng. Ngược lại, nếu tình trạng nghiêm trọng, quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn và kéo dài hơn. Khả năng điều trị thành công cũng giảm xuống. 

Bị thoái hóa khớp thái dương hàm khám ở đâu?

Bác sĩ khuyến cáo mọi người khi có các dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng đến chuyên khoa răng hàm mặt điều trị kịp thời. Để tránh gặp các biến chứng không đáng có, người bệnh cần lựa chọn khám tại các bệnh viện và cơ sở y tế được cấp phép. 

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh khá phổ biến, có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng bệnh.

Tham khảo

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18362309/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15066-temporomandibular-disorders-tmd-overview

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/temporomandibular-disorders/arthritis-of-the-temporomandibular-joint-tmj

https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/find-a-program-or-service/oral-and-maxillofacial-surgery/center-for-temporomandibular-joint-disease/tmj-disorders 

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 10:57 AM , 23/11/2023

Tin liên quan

thoai-hoa-khop-co-chan

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân, chẩn đoán và điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở đối tượng người trẻ. Bệnh gây đau nhức, hạn chế vận động...

Thoái hóa khớp vai: Dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai, dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý xương khớp gây đau nhức ảnh hưởng đến chuyển động của cánh tay, bả vai. Lâu dần sẽ tác động tiêu cực đến...

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-an-gi

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và cần tránh những gì?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối mà còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện. Vậy người bị...

cach-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-1

9 cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà dễ chịu, dễ làm

Đối với trường hợp thoái hóa khớp gối ở mức nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Để cải thiện tình trạng đau nhức, theo dõi bài...

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-tap-gi

Người bị thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập hiệu quả

Thoái hóa khớp gối thuộc nhóm bệnh lý xương khớp mãn tính. Nhưng nếu bạn duy trì tập luyện đều đặn các bài tập thoái hóa khớp gối có thể...

benh-an-thoai-hoa-khop-goi-yhct

Bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT điều trị bằng đông y

Bệnh án đông y thoái hóa khớp gối có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh án này giúp bác sĩ theo dõi tổng quan tình trạng sức...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *