Sử dụng mẹo dân gian là cách chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng. Phương pháp này dù đơn giản, tiết kiệm nhưng giúp cải thiện triệu chứng, làm dịu da rất hiệu quả. Bài viết dưới đây tổng hợp đầy đủ các mẹo chữa viêm da cơ địa phổ biến nhất.
Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Viêm da cơ địa là một loại bệnh da liễu do rối loạn miễn dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi, phổ biến ở ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp hoặc chà xát nhiều, như: Tay, chân, đầu gối, cổ, ngực trên, khuỷu tay, mắt cá chân,…
Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa, da sần lên, khô ráp, nổi mẩn đỏ, đổi màu da,… Khi gãi nhiều, da dễ bị tổn thương và dẫn tới nhiễm trùng, tiết mủ, rỉ dịch,…
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể thuyên giảm sau 1 thời gian rồi lại tái phát. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Người bệnh cần được điều trị trong nhiều năm nhiều tháng, theo đúng phác đồ mới có thể kiểm soát được bệnh, hạn chế tái phát.
Các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
Sử dụng thảo dược
Có nhiều loại thảo dược tự nhiên chứa các hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt cho người bệnh viêm da cơ địa. Cách sử dụng đơn giản nhất là nấu nước lá để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
Dưới đây là một số loại thảo dược chữa viêm da cơ địa phổ biến:
Cây sài đất
Cây sài đất có chứa rất nhiều hoạt chất có dược tính mạnh, như: Flavonoid, Carotenoid, Saponin, Chlorophyll (Chất diệp lục cô đặc)… Do đó, nếu biết cách sử dụng đúng, sài đất giúp làm dịu da, cải thiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da, sưng viêm, phục hồi da cực hiệu quả.
Lá muồng trâu
Lá muồng trâu có nhiều hoạt chất sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ như acid chrysophanic, flavonoid, anthraquinone,… Ngoài ra, lượng lớn vitamin C và ethanol có trong lá cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, phát triển. Vì vậy, lá muồng trâu mang tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, ban đỏ, sưng đau,… của bệnh viêm da cơ địa.
Lá đơn đỏ
Trong lá đơn đỏ rất giàu coumarin, tanin, saponin và đặc biệt là flavonoid. Đây là các hoạt chất sát khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh viêm da cơ địa.
Cây ngải dại
Tinh dầu trong cây ngải dại có tác dụng kháng viêm, kháng nấm, sát khuẩn, loại bỏ tác nhân gây hại cho da. Vì vậy giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa có các triệu chứng ngứa da, nổi mẩn, sưng tấy, phù nề, đóng vẩy,..
Lá bàng
Lá bàng chứa nhiều flavonoid, tanin, phytosterol,… Các chất này có tác dụng giảm viêm, giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, Tanin của lá bàng được xem như một loại thuốc sát khuẩn, chống mưng mủ tự nhiên. Sử dụng lá bàng chữa viêm da cơ địa giúp sát khuẩn da, tăng độc độ phục hồi da, giảm ngứa ngáy, mụn sẩn,…
Tỏi
Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất có lợi trong quá trình điều trị viêm da cơ địa. Cụ thể:
- Allicin: Có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa. Giúp làm lành tổn thương trên da, giảm triệu chứng mẩn ngứa, sưng, mẩn đỏ.
- Hợp chất hữu cơ lưu huỳnh: Có khả năng chống oxy hóa, làm chậm lão hóa và bảo vệ da.
- Các Axit amin (Diallyl Disulfide, Diallyl Trisulfide…): Bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại, kích thích sản sinh tế bào da.
Lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều chất xơ, carbohydrate, protein, và một số khoáng chất khác. Những thành phần này giúp da luôn duy trì được độ ẩm cần thiết, làm mềm da, giảm ngứa, kháng viêm, loại bỏ tế bào chết.
Lá kinh giới
Kinh giới còn được gọi là kinh giới rìa, kinh giới trồng, là loại rau phổ biến của người Việt. Trong kinh giới có chứa hoạt chất d-menthol, d-limonene, menthol racemic,… giúp tăng cường lưu thông máu, tiêu viêm, khử trùng, sát khuẩn, tiêu ban,…
Lá khế
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy lá khế có nhiều hoạt chất sát trùng, chống viêm tốt cho da. Lá khế cũng có nhiều thành phần giúp thanh nhiệt, giải độc, làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
LƯU Ý: Rất nhiều người nhầm tưởng cây vòi voi có tác dụng chữa viêm da cơ địa. Tuy nhiên, thực tế vòi voi là loại cây có tính độc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng vòi voi để chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Bộ Y tế (năm 1985) cũng đưa ra chỉ thị khuyến cáo thận trọng khi dùng vòi voi chữa viêm da cơ địa, dù chỉ là đắp ngoài.
Mẹo bôi, đắp ngoài da
Bôi, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương cũng là cách chữa viêm da cơ địa cực hiệu quả. Có không ít những nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm da cơ địa trên da. Bạn có thể tham khảo:
Dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ phần cùi của quả dừa. Gần một nửa hàm lượng chất béo trong dầu dừa là axit lauric. Axit lauric có trong dầu dừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus trên da. Từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do gãi ngứa. Axit lauric cũng làm tăng tác dụng dưỡng ẩm của dầu dừa. Ngoài ra, dầu dừa còn có tính chống viêm, chống oxy hóa, làm dịu triệu chứng viêm da cơ địa.
Dầu cám gạo
Trong dầu cám gạo có chứa Tocopherol, Tocotrienol, Este của Acid Ferulic,… Các hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, cản trở quá trình hình thành melanin, ngừa sạm da. Ngoài ra, dầu cám gạo còn rất giàu vitamin B1, B6, E, PP,… giúp da mềm mại, mịn màng và luôn trẻ hóa.
Mỡ trăn
Trong mỡ trăn có chứa nhiều hoạt chất, như: Acid Oleic, Acid Linoleic, Glycerin Palmitat,… và các chất có tính kháng khuẩn tự nhiên khác. Những thành phần này giúp bảo vệ làn da khỏi vi khuẩn, cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa. Ngoài ra, mỡ trăn còn cung cấp dưỡng chất giúp da khoẻ mạnh.
Mật ong
Mật ong chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, ức chế tụ cầu khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm da, kìm hãm sự phát triển và hoạt động của nấm men như Staphylococcus, Malassezia. Ngoài ra mật ong rất giàu axit amin, vitamin E, chất chống oxy hóa và khoáng chất, giúp nuôi dưỡng da mạnh khỏe, mịn màng.
Đối với người bị viêm da cơ địa, mật ong có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, dưỡng ẩm, giúp các vùng da bị hư tổn nhanh chóng phục hồi, hạn chế tái phát bệnh.
Tinh bột nghệ
Tinh chất Curcumin trong tinh bột nghệ giúp điều hòa hoạt động của các chất gây viêm và các tế bào miễn dịch, giảm sưng viêm hiệu quả. Tinh bột nghệ còn có đặc tính chống vi khuẩn phổ rộng, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại nên giúp ngăn ngừa bội nhiễm. Dùng tinh bột nghệ chữa viêm da cơ địa giúp tổn thương nhanh lành, kích thích tái tạo tế bào da, ngừa sẹo.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa saponin, một hoạt chất giúp làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng. Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa hàm lượng kẽm dồi dào, có tác dụng sát trùng và ức chế vi khuẩn gây hại. Hoạt chất avenanthramides có trong bột yến mạch cũng giúp kháng viêm và giảm ngứa.
Chườm lạnh
Chườm lạnh trên da giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu một cách tức thì. Biện pháp này giúp bạn hạn chế gãi lên da, làm tổn thương trầm trọng hơn. Tuy nhiên bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da mà hãy bọc bên ngoài bằng một chiếc khăn mềm và sạch.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Thạc sĩ, bác sĩ
- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh viêm da cơ địa có thể điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt, điều chỉnh tâm trạng để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa và ngăn ngừa bệnh vùng phát.
Tắm nước ấm
Nước nóng sẽ làm khô da, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Vì vậy bạn nên tắm bằng nước có độ ấm vừa phải. Ngoài ra, người bệnh viêm da cơ địa có thể cho 1 chút muối biển vào nước khi tắm. Muối biển có tính sát khuẩn, giúp kiểm soát triệu chứng trên da khá hiệu quả.
Dùng kem dưỡng ẩm
Vì da khô là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm da cơ địa nên dưỡng ẩm thường xuyên là biện pháp điều trị viêm da cơ địa hữu ích. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn là hàng rào bảo vệ da của bạn khỏi các chất kích thích, chất gây dị ứng, vi khuẩn có hại.
Dùng sữa tắm, bột giặt dịu nhẹ
Sữa tắm, bột giặt không mùi thơm có ít hóa chất hơn các loại khác, hạn chế chất gây kích ứng da. Hãy sử dụng sản phẩm dành cho da nhạy cảm, thân thiện với làn da của bạn.
Sử dụng máy phun sương trong nhà
Độ ẩm thấp sẽ khiến làn da của bạn bị khô. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng vào những tháng mùa đông trời hanh khô hoặc khi bạn sử dụng điều hòa vào mùa hè. Để tăng độ ẩm không khí, duy trì độ ẩm cho da bạn hãy sử dụng máy phun sương.
Ngồi thiền
Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, việc kiểm soát tâm trạng có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng bong tróc, khô da khó chịu đó. Ngồi thiền giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng cực hiệu quả.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục cũng có thể giúp bạn thư giãn, hạn chế các đợt bùng phát viêm da cơ địa. Nhưng lưu ý rằng bạn phải tắm ngay sau khi tập thể dục để loại bỏ mồ hôi vì mồ hôi sẽ khiến bệnh tồi tệ hơn.
NGHI NGỜ MẮC BỆNH, TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN
Thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý
Người bệnh viêm da cơ địa cần có chế độ kiêng khem cẩn thận, tránh các món ăn cơ thể bị dị ứng hoặc có thể làm gia tăng phản ứng viêm. Chẳng hạn:
- Một số loại thịt đỏ: Có chữa hoạt chất khiến tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn. Như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu,…
- Các loại sản phẩm từ sữa: Chứa hơn 20 chất có thể gây dị ứng cho cơ thể. Chất béo trong sữa cũng khiến gia tăng ngứa ngáy, khó chịu.
- Hải sản: Chứa nhiều protein lạ khiến cơ thể dễ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa.
- Đậu nành, sản phẩm từ đậu nành: Là thực phẩm giàu protein, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dễ gây kích ứng.
- Thực phẩm chứa chất phụ gia: Chất phụ gia, màu nhân tạo, chất bảo quản, các loại hương liệu, hóa chất độc hại,… đều có thể khiến bạn bị dị ứng.
- Đồ ăn chế biến sẵn: Chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cay nóng, làm suy yếu hệ vi sinh vật trong đường ruột, tạo gánh nặng cho gan, thận, khiến tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn.
- Trứng: Có thể gây dị ứng, làm tăng triệu chứng mưng mủ, ngứa ngáy.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường: Có thể làm triệu chứng bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng hơn, nhất là hoa quả sấy.
- Thực phẩm lên men: Ví dụ như cà muối, măng muối, dưa muối, kim chi,… chứa rất nhiều muối, làm suy giảm chức năng gan, khó đào thải độc tố. Ngoài ra, hàm lượng lớn axit có trong loại thực phẩm này khiến da khó phục hồi.
Tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi
- Rau củ quả: Chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, hoạt chất chống viêm, kali, kẽm và các khoáng chất giúp da luôn khỏe mạnh, mềm mại, nhanh chóng phục hồi.
- Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 có tính kháng viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, quả óc chó,…
- Nấm và thịt lợn: Trong nấm và thịt lớn có 1 loại protein giúp da khỏe mạnh, bảo vệ da trước các tác nhân gây bệnh, giảm viêm, ngăn nhiễm trùng.
- Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Sữa chua và các loại đồ uống lên men có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic. Lợi khuẩn này giúp kích thích tái tạo tế bào da, nâng cao hệ miễn dịch.
- Mật ong: Không chỉ bôi lên da, uống nước mật ong cũng giúp giảm viêm, giảm sưng đau, giúp tổn thương do viêm da cơ địa trên da nhanh chóng phục hồi.
- Thực phẩm có tính chống viêm: Rất nhiều loại thực phẩm có tính chống viêm tự nhiên, như: Hạt lanh, dầu xá, thịt lợn, cá, cà chua, ô liu,… Đây đều là những thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.
- Ngũ cốc: Chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo tốt, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, bảo vệ tốt cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Bài thuốc THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG - Giải pháp điều trị viêm da cơ địa VTV2 giới thiệu
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp điều trị viêm da cơ địa được VTV2 giới thiệu tới hàng triệu khán giả truyền hình trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày. Trên 95% bệnh nhân viêm da phục hồi chỉ sau 2-3 tháng dùng thuốc.
Dưới đây là một số thông tin về bài thuốc:
Nguồn gốc:
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc được nghiên cứu, thử nghiệm bài bản. Bài thuốc được hoàn thiện dựa trên bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc chữa viêm da của người Tày. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu bài thuốc là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương.
Công dụng:
Dựa theo y lý của y học cổ truyền, kiến thức y khoa hiện đại và cơ địa của người Việt hiện thời, bài thuốc được phối chế độc đáo, gồm 3 nhóm thuốc nhỏ: Uống trong - Ngâm rửa - Bôi ngoài. 3 nhóm thuốc điều trị bệnh từ trong ra ngoài, giải quyết bệnh viêm da cơ địa theo 4 mục tiêu mũi nhọn: Loại bỏ căn nguyên gây bệnh - Chữa lành triệu chứng - Phục hồi da - Ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chi tiết công dụng 3 nhóm thuốc:
- THUỐC UỐNG: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, bồi bổ gan thận, nâng cao sức đề kháng
- THUỐC NGÂM RỬA: Sát khuẩn, làm sạch da, ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
- THUỐC BÔI: Giảm ngứa, làm mềm da, cung cấp dưỡng chất phục hồi làn da, ngừa sẹo.
Thành phần:
Hơn 30 loại thảo dược quý: Ô liên rô, Ích nhĩ tử, Bạch linh, Mò trắng, Đan sâm, Thổ phục linh, Sa sâm, Xà sàng tử, Ké đầu ngựa, Tang bạch bì, Phòng phong, Dạ dao đằng,… 100% là dược liệu tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO. Vì vậy Thanh bì Dưỡng can thang an toàn, lành tính, dùng được với cả đối tượng nhạy cảm.
Video giới thiệu bài thuốc:
Hiện nay Thanh bì Dưỡng can thang được kê đơn độc quyền tại Thuốc dân tộc. Chi tiết liên hệ:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P. Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Hotline/Zalo: 0983.059.582
- Website: thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
HOẶC LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN, ĐẶT LỊCH KHÁM
XEM THÊM:
Nhất Nam An Bì Thang được VTV2 giới thiệu, bảo chứng về hiệu quả điều trị viêm da cơ địa
Không chỉ chinh phục người bệnh trong việc tin tưởng và sử dụng bài thuốc để điều trị viêm da cơ địa. Nhất Nam An Bì Thang còn được VTV2 giới thiệu đến đông đảo mọi người là giải pháp đẩy lùi triệu chứng bệnh tận gốc, ổn định sức khỏe làn da, ngăn ngừa bệnh tái phát:
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, người trực tiếp nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc này cho biết:
Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển dựa trên các nguyên lý điều trị từ các phương thuốc chữa viêm da của Thái Y Viện triều Nguyễn, phát huy công dụng:
- Chống viêm trừ ngứa, ngăn chặn tình trạng sưng đỏ da, cải thiện sắc tố da.
- Thanh lọc độc tố tích tụ trong cơ thể.
- Ổn định hệ miễn dịch, phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa các rối loạn dị ứng.
- Làm lành làn da khỏe mạnh nhanh chóng.
Theo đó, bài thuốc là sự kết hợp hài hòa của 3 bài thuốc nhỏ: Thuốc uống, thuốc bôi ngoài, thuốc ngâm rửa. Mỗi bài thuốc có những thành phần thảo dược, công dụng riêng hỗ trợ nhau trong việc điều trị viêm da cơ địa tận căn nguyên.
Tùy vào mức độ diễn tiến bệnh, cơ địa thể trạng của mỗi người mà bài thuốc cũng được gia giảm phù hợp, từ đó tối ưu hóa thời gian điều trị, giúp bài thuốc phát huy hiệu quả điều trị chuyên sâu. Nhiều người bệnh đã thoát khỏi triệu chứng ban đỏ, mụn nước, ngứa, phù nề, vảy tiết, da bị tổn thương chỉ sau liệu trình điều trị 2 - 3 tháng:
Đặc biệt, bài thuốc quy tụ nhiều thảo dược tinh khiết chuyên đặc trị viêm da cơ địa như Sài đất, Bồ công anh, Kim ngân cành, Tơ hồng xanh, Hoàng bá nam, Xuyên tâm liên,.... Đây đều là thảo dược sạch, lành tính, đạt chuẩn chất lượng GACP - WHO, đã được Sở Y Tế Hà Nội kiểm nghiệm.
Để tìm hiểu rõ hơn về thông tin bài thuốc, người bệnh chủ động liên hệ với chuyên gia bác sĩ qua thông tin sau:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 - 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Lời khuyên của bác sĩ
- Các loại thảo dược, tinh dầu tự nhiên tuy an toàn cho da nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để điều trị viêm da cơ địa.
- Nếu áp dụng phương pháp điều trị này một thời gian mà không thấy hiệu quả, hoặc bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn thì cần ngưng lại và chuyển sang phương pháp khác.
- Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cần kiên trì để cải thiện triệu chứng nhẹ. Nếu bạn đang điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc thì không được bỏ ngang giữa chừng, cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng. Tránh trường hợp khó kiểm soát và dễ tái phát hơn.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm và trong điều kiện thời tiết hanh khô.
- Không chà xát, gãi mạnh lên da vì có thể gây bội nhiễm.
- Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nên đi khám bệnh ngay khi trên da có dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị kịp thời.
- Khi dùng các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà mà trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: sưng tấy, phồng rộp, nổi mẩn, ngứa dữ dội,… hoặc bất kỳ biểu hiện nào khác thì bạn cần báo cho bác sĩ ngay.
- Với trường hợp da nhạy cảm hoặc triệu chứng bệnh nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, kể cả mẹo dân gian lành tính.
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà an toàn và hiệu quả, được nhiều người truyền tải áp dụng. Bạn nên lưu ý các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các phương pháp y khoa chuyên sâu. Có nhiều người dị ứng với một số nguyên liệu thiên nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng.
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7
XEM THÊM:
Câu hỏi thường gặp
Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tái phát. Các mẹo chữa tại nhà chỉ có tác dụng với viêm da cơ địa thể nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm trùng, phạm vi tổn thương không quá lớn.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng mẹo chữa tại nhà nhưng các triệu chứng không cải thiện, thậm chí bùng phát nghiêm trọng hơn thì cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
Chi phí điều trị viêm da cơ địa tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian điều trị bệnh. Nếu bạn áp dụng các mẹo chữa bên trên thì chi phí là không đáng kể. Có nhiều loại nguyên liệu có sẵn trong gia đình, rất đơn giản và tiện lợi.
Để điều trị viêm da cơ địa một cách tốt nhất, người bệnh cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì có một số trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần áp dụng các mẹo chữa tại nhà là được. Một số khác có triệu chứng nghiêm trọng hơn, có nguy cơ gây biến chứng cần được điều trị kết hợp bằng thuốc, dùng quang trị liệu,... Việc tự ý điều trị có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
DÀNH CHO BẠN