5 cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, rất kһó сhữa khỏi һоàn tоàn. Nһưnɡ nếu сó рһươnɡ рһáр điều trị đúnɡ, kết һợр chế độ ԁinһ ԁưỡnɡ, ѕinһ һоạt, сһăm ѕóс ԁa kһоа һọс сó tһể kiểm ѕоát triệu сһứnɡ và рһònɡ tái phát ⅼâu dài. Dưới đây là một số cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn người bệnh có thể áp dụng.

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa chủ yếu dựa trên bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng, cụ thể:

  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân đã từng mắc viêm da cơ địa dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
  • Ngứa dữ dội, nhất là về chiều tối.
  • Da đỏ, khô ráp, bong tróc, đóng vảy, sưng nề do ngứa gãi.
  • Xuất hiện ban sẩn cứng, chắc, nổi trên bề mặt da.
  • Da dày sừng, khô nứt nẻ, chảy dịch, rướm máu.
  • Nốt đỏ, mụn nước, viêm mủ dưới da, đau nhức ngay cả khi không chạm vào.
  • Viêm da mãn tính tái phát dai dẳng, bùng phát mạnh vào mùa hanh khô, thời tiết trở lạnh.
  • Hình thái và vị trí tổn thương phổ biến: Ở trẻ em bệnh thường xuất hiện ở mặt, vùng gập duỗi. Ở trẻ lớn và người lớn xuất hiện ở toàn thân, da dày sừng, lichen hóa.
  • Các triệu chứng khác: Khô da, viêm kết mạc mắt, viêm môi, màu sắc da mặt đỏ hoặc tái, dị ứng thực phẩm,…

Hiện tại chưa có xét nghiệm đặc hiệu cho việc chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa. Dựa trên mức độ tổn thương, dấu hiệu trên từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau: Xét nghiệm định lượng IgE, test áp bì (Patch test), xét nghiệm bạch cầu ái toan, xét nghiệm tìm dị nguyên huyết thanh,… 

Nguyên tắc điều trị bệnh

  • Điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh.
  • Giảm ngứa tiêu viêm, loại bỏ triệu chứng.
  • Làm lành vết thương, liền sẹo.
  • Nâng cao sức đề kháng, ngăn tái phát bệnh hiệu quả.

Cách chữa viêm da cơ địa

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa. Các phương pháp hiện tại chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển, phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tái phát bệnh. 

Bệnh nhân có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp dùng cả thuốc và các phương pháp trị liệu khác mới có hiệu quả. Một số cách chữa viêm da cơ địa người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà

Trường hợp bệnh đang ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những cách chữa viêm da cơ địa sau để làm giảm ngứa, ngăn nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng của bệnh:

  • Dùng tay ấn nhẹ để giảm ngứa: Cách này giúp giảm ngứa, không gây tổn thương cho da. Để tránh trường hợp vô thức gãi khi ngủ, bạn hãy cắt móng tay ngắn và đeo găng tay.
  • Tắm bằng nước ấm: Nước có nhiệt độ vừa phải sẽ làm dịu tổn thương và cải thiện tình trạng ngứa da. Bạn có thể pha nước tắm cùng muối biển sạch, baking soda, yến mạch xay nhỏ để làm sạch da, kháng viêm tốt hơn. Lưu ý chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút để không làm khô da hơn.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Sau khi tắm, bạn lau khô cơ thể và dùng kem dưỡng ẩm ngay sau đó. Duy trì dùng nhiều lần trong ngày, kể cả khi không còn dấu hiệu bệnh. Việc này sẽ tránh tình trạng da khô, sần sùi, dễ kích ứng.
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Xà phòng không mùi, không hương liệu, hóa chất tẩy rửa sẽ không làm da bị kích ứng. Sau khi sử dụng xà phòng tắm, bạn nên rửa lại bằng nước sạch.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Khi thời tiết, khí hậu hanh khô hay nóng ẩm sẽ gây ngứa, bong tróc da nặng hơn. Dùng máy tạo độ ẩm kết hợp với điều hòa sẽ giúp không khí xung quanh trở nên mát mẻ, đủ ẩm hơn.
  • Sử dụng băng gạc: Băng, dán khu vực ngứa sẽ giúp bảo vệ làn da và giảm thiểu tình trạng gãi làm tổn thương da.
  • Mặc quần áo thoải mái: Bạn có thể mặc những bộ quần áo thoáng mát, có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Những trang phục quá chật, chất liệu nóng có thể gây kích ứng da.
  • Tránh stress, lo lắng: Căng thẳng và các bất thường về mặt tâm lý có thể khiến bệnh viêm da cơ địa nặng thêm. 

Chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian

  • Tắm lá tía tô: Rửa sạch một nắm lá tía tô non, đun sôi kỹ. Pha thêm nước để lấy nước tắm hàng ngày cho đến khi lành bệnh. Cách này giúp kháng khuẩn, giảm viêm sưng đỏ, tiêu ngứa, phục hồi tổn thương da nhanh chóng.
  • Tắm nước lá khế: Đun sôi 1 nắm lá khế vò nát với 2 lít nước cùng 1 thìa muối hạt trong 15 phút. Để nguội bớt rồi dùng nước này tắm. Bạn có thể kết hợp xoa bã lá khế lên vùng da bị viêm. Thực hiện tắm 3 – 4 lần/tuần giúp sát trùng, kháng viêm, thanh nhiệt, giảm ngứa hiệu quả.
  • Tắm lá đơn đỏ: Đun nước lá đơn đỏ dùng trong 10 phút, để nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân. Thực hiện tắm lá này từ 3 – 4 lần một tuần để giảm ngứa, kháng viêm, thanh nhiệt.
  • Tắm lá trầu không: Đun một nắm lá trầu không đã vò trong khoảng 10 phút với 1 lượng nước vừa đủ. Pha thêm nước để tắm mỗi ngày giúp làm sạch da, kháng khuẩn.
  • Tắm lá bàng non: Lấy 5 – 7 lá bàng non đun sôi với 2 lít nước. Để nước nguội bớt rồi dùng ngâm vùng da bị tổn thương hoặc tắm toàn thân. Tắm 1-2 lần/ tuầncho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
  • Tắm lá trà xanh: Vò nát 1 nắm lá trà xanh tươi, pha thêm nước thường để tắm. Thường xuyên tắm nước này để da bớt ngứa ngáy, khó chịu.
  • Tắm nước lá diếp cá: Giã nát hoặc cắt nhỏ lá diếp cá, đun sôi với 1 – 1,5 lít nước. Pha loãng nước cốt để tắm hoặc rửa phần da bị thương. Tắm 3 lần/ tuần đến khi hết ngứa, mẩn đỏ.
  • Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi: Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá ổi vào đun trong 15 phút. Dùng nước này ngâm vùng da bị bệnh trong 15-10 phút hoặc tắm mỗi ngày. Lá ổi giúp kháng viêm, giảm ngứa, làm lành tổn thương và tăng cường đề kháng cho da.
  • Bôi dầu dừa: Thoa dầu dừa nguyên chất lên da, massage mỗi ngày giúp dưỡng ẩm, giảm khô, nứt nẻ, bong tróc da hiệu quả. 
  • Dùng mật ong: Dùng 1 lượng mật ong vừa đủ thoa trực tiếp lên da. Đợi khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch giúup giảm ngứa, khô sần và sưng viêm.
  • Tắm bột yến mạch: Khuấy đều 3 thìa bột yến mạch với nước tắm sạch, ngâm tắm và massage nhẹ nhàng. Tắm 1 lần mỗi ngày để với bột yến mạch một lần để kháng viêm, giảm ngứa do viêm da cơ địa.

Lưu ý: 

  • Cách chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị, không thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị chuyên sâu.
  • Những liệu pháp dân gian tự nhiên thường không mang lại kết quả rõ rệt sau vài ngày. Cần kiên trì áp dụng để bệnh cải thiện dần dần. 
  • Nhiều thảo dược dùng trong phương pháp này có thể gây kích ứng da. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng trước khi áp dụng.
  • Khi thấy dấu hiệu bệnh nặng hơn hay da bị kích ứng cần dừng áp dụng và đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc

Thuốc kem giảm ngứa và phục hồi da

Bác sĩ thường chỉ định corticoid dạng kem hoặc mỡ, Pimecrolimus và Tacrolimus. Các loại thuốc này có công dụng giảm ngứa và tiêu viêm. 

Thuốc chỉ được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi. Bôi trực tiếp lên da sau bước dưỡng ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi đang dùng thuốc. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng thuốc theo đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Thuốc kháng viêm

Corticosteroid giúp giảm viêm, điều hòa hệ thống miễn dịch, cân bằng nội tiết tố và giảm stress. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn để hạn chế ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc.

Chống chỉ định dùng cho người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc Corticoid, người có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày – tá tràng,…

Thuốc chống nhiễm trùng

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng kem bôi cho bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn da trên nền có các vết thương hở.

Thuốc điều hòa miễn dịch

Bao gồm thuốc Pimecrolimus, thuốc mỡ Tacrolimus,  Methotrexate,  Cyclosporine, Azathioprine,… có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ức chế miễn dịch. Các loại thuốc này chỉ dành cho những người bệnh viêm da cơ địa mức độ nặng.

Thuốc kháng Histamin

Loại thuốc này có công dụng giảm ngứa, an thần cho người viêm da cơ địa. Thuốc an toàn với mọi đối tượng, kể cả người cao tuổi, trẻ em trên 2 tuổi. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc kháng Histamin thường có dạng: Viên uống, dạng lỏng, tiêm.

Thuốc làm ẩm da

Các loại thuốc Petrolatum, Mimyx, Aquaphor,… có công dụng làm mềm, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giữ ẩm, giảm ngứa, ngăn nứt nẻ, bong tróc gây chảy máu.

Chỉ nên sử dụng ngoài da, tránh bôi trên vết thương hở, khu vực quanh mắt. Thuốc có thể sử dụng cho mọi đối tượng.

Thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh Cephalexin, Penicillin VK, Mupirocin, Clindamycin,… có dạng bôi ngoài da.

Thuốc kháng sinh chuyên điều trị các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn như viêm da cơ địa, mề đay, chốc lở. Thuốc có công dụng giảm ngứa, chống viêm nhiễm. Tuy nhiên không thể xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Thuốc mới

Thời gian gần đây, tổ chức FDA đã cấp phép sử dụng cho thuốc sinh học đường tiêm Dupilumab. Thuốc dành cho trường hợp viêm da cơ địa nặng, không đáp ứng với các cách điều trị khác. 

Vì là loại thuốc mới nên chưa có nhiều báo cáo về cơ chế điều trị, chống chỉ định về tác dụng phụ.

Các phương phương pháp do bác sĩ chỉ định

Chữa viêm da cơ địa bằng quang trị liệu

Liệu pháp quang trị liệu được sử dụng trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa ở mức độ nặng. Phương pháp này được xây dựng phù hợp với các loại da, mọi mức độ bệnh.

Chữa viêm da cơ địa bằng men vi sinh

Probiotic hay men vi sinh có thể tạo ra phản ứng miễn dịch ức chế sự phát triển của kháng thể IgE dị ứng. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên sử dụng men vi sinh để làm chậm tốc độ phát triển bệnh.

Lưu ý: 

Việc áp dụng các cách chữa viêm da cơ địa chỉ nên áp dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là các cách chữa viêm da cơ địa phổ biến hiện nay. Trong điều trị viêm da cơ địa, điều quan trọng là phải phát hiện từ sớm. Từ đó có phương án điều trị, kiểm soát tốt, hạn chế biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà khi không hiểu rõ về bệnh. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến thăm khám tại các đơn vị y tế để nhận tư vấn điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh viêm da cơ địa thường tái phát từng đợt và kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân cần phải điều trị trong một thời gian dài, thường kéo dài trong nhiều tháng đến nhiều năm để kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên, những triệu chứng và dấu hiệu bệnh vẫn có thể xuất hiện trở lại.

Viêm da cơ địa hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Điều quan trọng cần lưu ý là phải phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.

  • Vệ sinh da, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên.
  • Tắm nước ấm, không tắm bằng nước quá nóng hay lạnh quá 15 phút.
  • Dùng sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, không kích ứng da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn 2 lần/ ngày sau khi làm sạch da.
  • Hạn chế gãi mạnh làm tổn thương da, trẻ em nên đeo tất tay vào buổi tối. 
  • Tránh áp lực và căng thẳng, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh viêm da cơ địa do bác sĩ chỉ định.

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, dễ bùng phát, tăng nặng khi gặp điều kiện thuận lợi. Thời gian điều trị được quyết định bởi mức độ của bệnh, cách chăm sóc da và điều kiện môi trường xung quanh.

Thông thường, bệnh nhân cần phải điều trị trong một khoảng thời gian dài để ổn định bệnh. Nhiều trường hợp trẻ mắc viêm da cơ địa tự hết bệnh khi đến tuổi trưởng thành. 

  • Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên khi thấy da có dấu hiệu khô, bong tróc.
  • Không sử dụng mỹ phẩm, chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhiều hương liệu.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống, vận động lành mạnh.
  • Mặc quần áo chất liệu mềm, mỏng nhẹ, thoáng mát, rộng rãi, thoải mái.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích ứng da.
  • Không tiêu thụ nhiều thực phẩm gây dị ứng như: Hải sản, đồ ăn nhiều đạm, gia vị, cay nóng, rượu bia, thuốc lá,…
  • Không tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Mỗi người có chi phí điều trị viêm da cơ địa khác nhau. Người bệnh cần được khám lâm sàng, xét nghiệm da, xác định mức độ viêm và diện tích da bị tổn thương. Khi có kết quả khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị. Sau đó người bệnh mới có thể xác định chi phí chữa bệnh.

Người bệnh viêm da cơ địa có thể đến các cơ sở y tế hay bệnh viện da liễu để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép hoạt động, có địa chỉ rõ ràng, được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 2:00 PM , 26/02/2024

Tin liên quan

Viêm da cơ địa ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Với nhiều người, việc mắc phải viêm da cơ địa ở chân không chỉ gây ra sự khó chịu về mặt vật lý mà còn ảnh hưởng đến chất lượng...

Dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa đã được sử dụng rất lâu đời

Các Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà Giảm Ngay Khó Chịu

Sử dụng mẹo dân gian là cách chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng. Phương pháp này dù đơn giản, tiết kiệm nhưng giúp cải thiện triệu...

thuốc trị viêm da cơ địa

Những Loại Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Giúp Phục Hồi Da Tốt

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm da cơ địa, bao gồm dạng kem bôi, dạng uống và dạng tiêm. Phương pháp điều trị thông...

viem-da-co-dia-doi-xung

Viêm da cơ địa đối xứng: Nguyên nhân, cách chữa trị

Bệnh viêm da cơ địa đối xứng là một dạng phổ biến của viêm da cơ địa. Bệnh gây khô da nứt nẻ, nổi mụn, viêm đỏ, ngứa da, ảnh...

Viêm da cơ địa bội nhiễm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là dạng tiến triển nặng của bệnh viêm da cơ địa khi không được điều trị đúng và kịp thời. Người bệnh cần nhận...

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có tính chất mãn tính, tái phát từng đợt và kéo dài dai dẳng. Bệnh thường gây các tổn thương trên da,...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *