Bệnh án đông y thoái hóa khớp gối có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh án này giúp bác sĩ theo dõi tổng quan tình trạng sức khỏe, chẩn đoán chính xác, từ đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ các thông tin về mẫu bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT (Y học cổ truyền) và cách điều trị bằng Đông y.
Bệnh thoái hóa khớp gối theo YHCT
Căn bệnh thoái hóa khớp gối theo YHCT được mô tả dưới cái tên “hạc tất phong”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thoái hóa khớp gối xuất phát từ sự xâm nhập của phong hàn thấp vào cân, cơ và xương khớp, khiến cho sự vận hành của khí huyết và kinh lạc bị tắc trở, gây nên cảm giác đau.
Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất phát từ sự xâm phạm của vệ ngoại, khiến cho cơ biểu kinh lạc bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp người già hoặc người mắc bệnh lâu ngày, khí huyết giảm sút, can thận tổn thương không kiểm soát được cốt tủy và can huyết không đủ để nuôi dưỡng cân, cơ, xương khớp, tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa xảy ra.
Từ đó làm tăng nguy cơ đau khớp, khó khăn trong việc co duỗi và thậm chí gây biến dạng khớp.
Chức năng của bệnh án đông y thoái hóa khớp gối
Mọi biện pháp điều trị đều cần có căn cứ chặt chẽ trên bệnh án chi tiết của bệnh nhân và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền cũng không là ngoại lệ. Quá trình điều trị thoái hóa khớp gối không thể đem lại hiệu quả cao nếu không dựa trên thông tin trong bệnh án nội khoa.
Bệnh án cung cấp cho bác sĩ thông tin cá nhân như độ tuổi, giới tính, quê quán, công việc và các thông tin quan trọng khác để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp. Việc hiểu rõ các nguyên nhân này giúp bác sĩ đưa ra khuyến nghị hợp lý về sinh hoạt, lao động và vận động.
Thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe tổng quát và diễn biến của triệu chứng từ khi xuất hiện đến khi cần nhập viện là những dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp gối.
Nó giúp xác định mức độ nghiêm trọng, hướng điều trị phù hợp, đặc biệt là trong chỉ định loại thuốc, chống chỉ định với các loại thuốc cụ thể, áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu sao cho hiệu quả và phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Thông qua bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT, bác sĩ sẽ có thông tin chính xác để đưa ra quyết định về việc phẫu thuật, xác định thời điểm cần phẫu thuật và khi nào không cần làm phẫu thuật để giảm thiểu chi phí và bất tiện cho bệnh nhân.
Dưới đây là mẫu bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT mà người đọc có thể tham khảo trước khi điều trị bệnh.
Mẫu bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT theo Bộ Y Tế
Bệnh án YHCT thoái hóa khớp gối bao gồm các phần sau đây:
Phần 1: Thông tin hành chính
Bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, điện thoại, giới tính, nghề nghiệp, thời gian khám, tiểu sử bệnh.
Phần 2: Lý do đến khám
Nêu lý do người bệnh đến thăm khám. Ví dụ như: “Người bệnh xuất hiện cơn đau nhức không rõ lý do ở phần khớp gối.” Hoặc có các triệu chứng khác ở vùng khớp gối.
Phần 3: Bệnh sử
Phần này sẽ mô tả các dấu hiệu không bình thường liên quan đến khớp gối. Mẫu bệnh sử của một bệnh nhân cụ thể như sau:
- Bệnh khởi phát trong khoảng 6 tuần gần đây với các cơn đau tại khớp gối bên trái.
- Cơn đau tái đi tái lại nhiều lần, mức độ đau có xu hướng tăng.
- Xuất hiện thêm cơn đau tại vùng đầu gối phải trong khoảng 2 tuần trở lại đây.
- Các cơn đau lan rộng, kèm theo tê bì vùng đùi, vùng cẳng chân.
- Đau nhiều về đêm, buổi sáng dậy mỏi, đau hai chân, khó vận động.
- Đau nhức khi di chuyển, vận động, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Dùng thuốc Tây để giảm đau nhưng không đỡ.
- Cứng khớp 30 phút sau khi thức dậy.
- Đang điều trị bệnh tiểu đường.
Phần 4: Tình trạng bệnh nhân khi nhập viện
Trong phần này cần trình bày chi tiết về tình trạng sức khỏe của người bệnh khi nhập viện. Ví dụ như:
Tình trạng lúc nhập viện:
- Người tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da hồng hào.
- Huyết áp 80/140, không có sốt, mạch 82 lần/phút, nhịp thở bình thường.
- Bụng mềm, không đau.
Phần 5: Tóm tắt bệnh án
Trong phần này của bệnh án Đông y về thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ trình bày một số vấn đề ngắn gọn liên quan đến tình trạng thực tế của bệnh lý. Bác sĩ cũng có thể ghi chú về các biểu hiện sức khỏe khác xuất hiện trong quá trình khám bệnh. Cụ thể bao gồm:
- Dấu hiệu của khớp gối: Sưng, đỏ, có bầm hoặc không bầm.
- Dấu hiệu khi chuyển động: Tiếng lạo xạo, lục cục khi di chuyển khớp gối.
Phần 6: Thông tin khám lâm sàng
Phần này trong bệnh án thoái hóa khớp gối nêu ra thông tin khám tổng thể và khám từng bộ phận bao gồm: đầu, mặt, mắt, tai – mũi – họng, cổ, ngực, lưng, bụng, tứ chi cột sống, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch, hệ tiết niệu và nêu cả trường hợp thăm khám đặc biệt xem có đang gặp vấn đề gì không.
Phần 7: Chỉ định sau khám
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang,… để xác định vị trí thoái hóa và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Phần 8: Chẩn đoán sơ bộ
Dựa trên các thông tin thu thập từ buổi khám và bệnh sử trước đó, bác sĩ rút ra những kết luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tạo cơ sở cho việc xây dựng phác đồ điều trị chính xác cho bệnh lý thoái hóa khớp gối.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Dựa vào bệnh án YHCT thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị bằng YHCT nhằm duy trì khả năng vận động, giảm đau nhức, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Dưới đây là các phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Điều trị thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý
Triệu chứng
- Đau mỏi khớp gối, tăng đau khi thời tiết lạnh.
- Cứng khớp buổi sáng, giảm khi chườm ấm.
- Sợ lạnh, tay chân lạnh.
- Nước tiểu màu trong, rêu lưỡi trắng.
- Mạch trầm tế.
Phương pháp điều trị: Tập trung khu phong, trừ thấp, tán hàn.
Dùng bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh
- Vị thuốc: Độc hoạt, phòng phong, tang ký sinh, tế tân, tần giao, đỗ trọng, bạch linh, xuyên khung, đẳng sâm, cam thảo, đương quy, bạch thược, ngưu tất, quế chi, thục địa.
- Cách dùng: Ngày uống 1 – 2 lần, tối đa 3 lần trong 24 giờ.
Dùng bài thuốc: Ý dĩ nhân thang
- Vị thuốc: Ý dĩ, bạch truật, bạch thược, quế chi, cam thảo, đương quy, ma hoàng, sinh khương.
- Cách dùng: Sắc thuốc uống 1 thang/ ngày, uống ngay khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc: Ô đầu thang
- Vị thuốc: Hắc phụ tử, bạch thược, cam thảo, ma hoàng, hoàng kỳ và mật ong.
- Cách dùng: Đem đi sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia 2 lần.
Dùng bài thuốc: Thấp khớp II
- Vị thuốc: Rễ cây xấu hổ, dây gắm, thiên niên kiện, ngưu tất, dây đau xương, thổ phục linh, kê huyết đằng, hy thiêm.
- Cách dùng: Đem các nguyên liệu nấu thành dạng cao lỏng. Uống đều đặn 2 lần/ ngày, mỗi lần 25ml.
Châm cứu: Điện nhĩ châm, cấy chỉ vào các huyệt, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, laser châm
- Chuẩn bị: Phong long, túc tam lý.
- Liệu trình: Lưu kim từ 20 – 30 phút/ lần/ ngày. Thực hiện trong 15 đến 20 ngày để thấy hiệu quả.
- Điện nhĩ châm: Áp dụng ở các điểm như bánh chè và cẳng chân, thực hiện 1 lần/ngày trong khoảng 15-20 ngày/liệu trình.
- Cấy chỉ vào các huyệt: Thời gian tồn tại của chỉ là từ 7 đến 15 ngày, sau đó có thể tiến hành liệu trình tiếp theo tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh.
- Xoa bóp bấm huyệt: Bao gồm các thủ thuật như xoa, miết, xát, vờn, bóp, vận động. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt kéo dài 30 phút/lần/ngày, một liệu trình thực hiện trong khoảng 10-15 ngày.
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo chỉ định tiêm bắp vào các huyệt như điện châm, thực hiện một lần mỗi ngày, mỗi lần tiêm vào 2-3 huyệt. Một liệu trình thủy châm thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày.
- Laser châm: Phương pháp này cũng sử dụng công thức huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Thời gian mỗi lần laser châm kéo dài từ 15-30 phút, với một liệu trình bao gồm từ 10-15 lần, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Lưu ý, tổng số liệu trình điều trị có thể điều chỉnh tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người.
Thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư
Triệu chứng
- Đau mỏi ở khớp gối, khó khăn trong việc co duỗi khớp gối, và biến dạng khớp.
- Khi nhiễm thêm các yếu tố ngoại tà như hàn, phong, hoặc thấp, triệu chứng đau có thể gia tăng.
- Khớp gối có thể sưng, nhưng không nóng đỏ.
- Đau mỏi ở lưng, khó ngủ, ù tai, và rêu lưỡi trắng nhớt.
- Mạch trầm hoãn.
Phương pháp điều trị: Trừ thấp, tán hàn, giải độc tố, chỉ thống, bổ can thận.
Dùng bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang
- Chuẩn bị: Độc hoạt, phòng phong, đương quy, tế tân, xuyên khung, cam thảo, ngưu tất, đảng sâm, tang ký sinh, tần giao, quế tâm, phục linh, xích thược, thục địa, đỗ trọng.
- Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ ngày, chia làm 2 lần.
Châm cứu: Gồm xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, điện mãng châm, cấy chỉ, thực hiện tương tự như thể phong hàn thấp tý.
- Châm bổ: Dùng thận du, tam âm giao, thái xung, can du, thái kê, quan nguyên. Lưu kim từ 20 – 30 phút/ lần/ ngày, thực hiện theo liệu trình 15 – 20 ngày.
- Điện nhĩ châm: Tiến hành châm bổ thần môn, thận, can, châm tả cẳng chân, bánh chè. Lưu kim mỗi 20 – 30 phút/ lần/ ngày. Thực hiện liệu trình 15 – 20 ngày.
Điều trị thể phong thấp nhiệt kèm can thận hư
Triệu chứng
- Sưng, nóng, đỏ, đau khớp gối.
- Chườm lạnh giảm đau.
- Cơ thể nóng, khô họng, khát nước.
- Lo lắng, buồn phiền, nước tiểu màu vàng sậm.
- Rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: Chú trọng sơ phong thanh nhiệt, lương huyết giải độc, thông kinh lạc, bổ can thận.
Dùng bài thuốc: Ý dĩ nhân thang hợp với Nhị diệu tán
- Chuẩn bị: Ý dĩ nhân, cam thảo, ma hoàng, bạch truật, đương quy, quế chi, thược dược, hoàng bá, thương truật.
- Cách dùng: Sắc uống 2 lần mỗi ngày (sáng và chiều), mỗi đợt điều trị trong 5 ngày.
Dùng bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang
- Chuẩn bị: Sinh thạch cao, tri mẫu, quế chi, ngạnh mễ, cam thảo.
- Cách dùng: Dùng sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia 2 lần.
Châm cứu
Tiến hành châm tả thêm huyệt đại chùy, nội đình. Sau khi khớp hết nóng và đỏ thì áp dụng phác đồ xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ như thể phong hàn thấp tý.
Kết hợp dùng thuốc Đông y và châm cứu
- Chuẩn bị: Hy thiêm, ngưu tất, hoài sơn làm áo, rễ lá lốt, thổ phục linh, chi tử nhuộm bột áo.
- Cách dùng: Làm hoàn, dùng bột hoài sơn làm áo, bột áo nhuộm với nước chi tử. Dùng để uống 25g mỗi ngày.
Sau khi khớp đỡ nóng và đỏ thì dùng các bài thuốc uống giống thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư.
Lưu ý trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y
Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính và rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối theo YHCT bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Thực hành các chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, tránh tăng cân mất kiểm soát.
- Tránh gặp các chấn thương ảnh hưởng đến xương khớp.
- Nên tập vận động khớp gối vừa sức và đều đặn.
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để dược chất trong thảo dược có thể phát huy tác dụng.
- Trong trường hợp tình trạng chuyển biến xấu, có thể sử dụng thuốc Tây y để kiểm soát triệu chứng.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chủ trị để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
- Tuân thủ đúng phác đồ do bác sĩ kê đơn để đạt được kết quả tốt nhất, bao gồm dùng đúng loại thuốc, liều lượng, cách sử dụng và các hạn chế đi kèm.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về mẫu bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT và các phương pháp điều trị bằng Đông y. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, lên bệnh án, phác đồ điều trị thoái hóa khớp tốt nhất với thể trạng và mức độ bệnh.
Câu hỏi thường gặp
- YHCT thường tập trung vào tìm kiếm nguyên nhân gốc của bệnh lý, không chỉ làm giảm các triệu chứng. Với tính chất này, YHCT có thể đưa ra giải pháp dài hạn và giúp ngăn chặn sự tiến triển của thoái hóa khớp gối hiệu quả.
- Các phương pháp YHCT phát huy công dụng mạnh mẽ trong việc giảm đau và giảm tình trạng viêm nhiễm trong khớp gối.
- Giúp cải thiện sự linh hoạt và vận động, từ đó tăng cường chức năng của khớp gối.
- Các phương pháp như châm cứu và dùng thảo dược có thể giúp cân bằng năng lượng, cải thiện lưu thông khí huyết.
Chi phí điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, loại phương pháp Đông y được áp dụng, và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Dưới đây là một số điểm cần xem xét về chi phí của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y:
- Phương pháp Đông y cụ thể: Có nhiều phương pháp Đông y khác nhau được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp gối. Mỗi phương pháp có thể yêu cầu sử dụng các loại thảo dược, thuốc bổ, hoặc thực hiện châm cứu, xoa bóp và thủy châm nên có chi phí khác nhau.
- Thời gian và số liệu trình: Nếu điều trị yêu cầu thường xuyên và kéo dài, chi phí có thể tăng lên.
- Bác sĩ và chuyên gia chủ trị: Việc lựa chọn một bác sĩ có kinh nghiệm để thăm khám và theo dõi điều trị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí. Những chuyên gia có tiếng tăm trong ngành thường có chi phí cao hơn.
- Khu vực địa lý: Chi phí cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm và quy mô của cơ sở Đông y.
Người mắc thoái hóa khớp gối được khuyến khích tập thể dục hàng ngày để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Lợi ích của việc tập thể dục đối với người bị thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Giảm đau, giúp cơ bắp chắc khỏe và hỗ trợ sức khỏe đầu gối.
- Cải thiện chức năng ở đầu gối, cho khớp gối dẻo dai.
- Tăng cường sức khỏe sụn khớp.
- Giảm cân, chống béo phì, hạn chế tạo áp lực lên khớp gối.
Để vừa không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh vừa có sức khỏe tốt, bạn nên tập thể dục đúng cách, khoa học.
Lưu ý khi tập thể dục:
- Khởi động kỹ trước và sau khi tập để cơ thể được thư giãn.
- Trong thời gian đầu tập luyện, người bệnh nên đi bộ ở quãng đường ngắn và thời gian không kéo dài hơn 30 phút.
- Luôn giữ cho phần hông, đầu gối và mắt cá chân thẳng hàng hoặc xếp chồng lên nhau khi thực hiện các động tác liên quan đến phần dưới cơ thể.
- Tránh thực hiện các động tác gập người với tư thế lưng dưới khi đứng trên ghế.
- Không tập các động tác yêu cầu quỳ trực tiếp xuống sàn.
- Ngưng tập ngay lập tức nếu cảm thấy đau, dù đang ở bất kỳ tư thế nào.
- Đối với trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, gặp khó khăn trong việc di chuyển, người nhà bệnh nhân có thể dùng gậy, nạng để hỗ trợ vận động.
- Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng các bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể và mức độ bệnh.