Mất Ngủ Ở Người Trẻ Tuổi: Những Điều Nhất Định Phải Biết Trước Khi Quá Muộn

Mất ngủ ở người trẻ tuổi đang là tình trạng ngày càng phổ biến, đáng báo động về sức khỏe của thế hệ tương lai. Vậy căn bệnh này là gì? Có nguy hiểm không và chữa bằng cách nào? Hãy xem hết bài viết.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi – Cảnh báo nguy hiểm

Mất ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ, trước nay thường được gắn cho bệnh người già. Nhưng có một sự thật là số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này ngày gia tăng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nhưng với người trẻ, 15 – 35 tuổi được ghi nhận là cao hơn cả.

Người trẻ ngày nay có thói quen thức đêm để “cày phim”, làm việc,.. cực kỳ có hại cho bản thân. 1,2 ngày thức hôm sau ngủ bù có thể không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể gây những hậu quả nguy hiểm như: 

  • Tăng huyết áp: Khi ngủ không đủ, cơ thể sẽ báo hiệu bằng cách tăng nhịp tim, huyết áp để báo rằng cần nghỉ ngơi. Thời gian mất ngủ kéo dài có thể kéo theo bệnh tăng huyết áp mãn tính.
  • Suy gan, thận: Thời gian gần đây liên tục những trường hợp vì thức đêm mà bị suy thận, thậm chí chạy thận dù mới 20 – 25 tuổi. Nguyên nhân bởi thức đêm thận làm việc liên tục, quá tải dẫn đến suy, hỏng.
  • Trầm cảm: Chỉ sau 1,2 đêm mất ngủ người trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi bực dọc, không làm chủ được cảm xúc, lâu ngày dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
  • Mất tập trung, tai nạn: Mất ngủ khiến đầu óc không tỉnh táo, làm việc kém hiệu quả, không còn minh mẫn, xử lý tình huống chậm và dễ gây tai nạn.
  • Dễ gây ung thư: Những người bị mất ngủ kéo dài thường có xu hướng lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, lâu dần sẽ gây ra tình trạng chọn thực phẩm không tốt dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây mất ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ rất nhiều, tuy nhiên dưới đây sẽ là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Áp lực tâm lý

Ở xã hội hiện đại, người trẻ gánh trên vai nhiều áp lực từ học tập đến công việc:

  • Áp lực học tập: Đối tượng chủ yếu là sinh viên, học sinh chịu áp lực trong mỗi kỳ thi,dự án,…. Liên tục trong nhiều tháng đầu óc căng thẳng, ôn bài đến tận khuya, thức dậy sớm là những nguyên nhân khiến giấc ngủ bị rút ngắn lại.
  • Áp lực đồng trang lứa: So sánh bản thân với bạn bè, đồng nghiệp thành công, cảm thấy bản thân không đủ giỏi khiến người trẻ trở nên tự ti, áp lực, suy nghĩ nhiều và mất ngủ. 
  • Áp lực công việc: Làm việc trong cường độ cao, công việc căng thẳng, tăng ca khiến tâm lý không thoải mái, lo nghĩ cho công việc.
  • Lo lắng về cuộc sống, tương lai: Làm sao để thăng tiến, làm sao để có thêm thu nhập trở thành áp lực lớn khiến người trẻ mất ngủ

Thói quen sử dụng thiết bị điện tử

Những thiết bị điện tử không thể tách rời với người trẻ như điện thoại, ipad, máy tính, tivi, máy chơi game,… Những ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm rối loạn quá trình sản sinh melatonin – hormone của giấc ngủ. Khi hormone này không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Chưa kể, những thông tin, video khi lướt thiết bị điện tử sẽ khiến người trẻ chìm đắm trong đó, chơi rất lâu và khó dứt, thứ trắng đêm không thể “tắt máy”. Việc này khiến não phải liên tục tiếp nhận thông tin, không thể thư giãn từ đó việc khó ngủ xảy ra.

Chế độ ăn uống không khoa học

“Bệnh từ miệng mà ra”, một chế độ ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, cân bằng và có một giấc ngủ ngon. Các bạn trẻ ngày nay có thói quen ăn uống chưa khoa học và vẫn xem nhẹ tầm quan trọng của sức khỏe.

Sử dụng chất có chứa kích thích như: cà phê, trà, nước ngọt, đồ có cồn… liên tục kể cả sáng sớm hay tối muộn khiến thần kinh ức chế và gây mất ngủ.

Sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều trong một bữa khiến khó tiêu, đầy bụng, khi nằm xuống có thấy trào ngược và không thể ngủ ngon.

Những nguyên nhân khác:

  • Giờ giấc ngủ không cố định khiến mất cân bằng trong giấc ngủ sinh lý, đồng hồ sinh học bị rối loạn
  • Sử dụng những loại thuốc có chứa chất gây mất ngủ
  • Các bệnh lý khác như: Dạ dày, mề đay, viêm xoang, đau nửa đầu, bệnh hô hấp, bệnh về tuyến giáp,…
  • Không gian ngủ ngột ngạt, thiếu khí, ô nhiễm ánh sáng và tiếng ồn

Các triệu chứng phổ biến

Một số triệu chứng thường gặp: 

  • Khó ngủ, trằn trọc: Nằm lên giường nhắm mắt một lúc nhưng vẫn thấy không thể ngủ được. Tay chân trằn trọc bứt rứt, người đổ mồ hôi, trống ngực đập nhanh hồi hộp.
  • Thức giấc nhiều lần: Giấc ngủ gián đoạn bởi những tiếng động nhỏ, tiểu đêm nhiều lần cũng là triệu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi.
  • Thức dậy sớm và không thể ngủ được tiếp: Một số người thức giấc rất sớm, 3-4 giờ sáng đã thức, nằm lên giường cũng không thể ngủ lại được.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng: Thay vì thấy sảng khoái thì triệu chứng của người mất ngủ sẽ là mệt mỏi, mất sức, thiếu năng lượng và không sẵn sàng cho ngày mới. Cả ngày mơ màng, chóng mặt và buồn ngủ

Mất ngủ ở người trẻ tuổi có chữa được không?

Người trẻ tuổi bị mất ngủ hoàn toàn có thể chữa được nếu như được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên thực tế, nhiều bạn trẻ chủ quan không điều trị sớm, chỉ giải quyết nhanh bằng việc uống thuốc ngủ. Điều này các chuyên gia thần kinh khuyến nghị không nên áp dụng.

Việc uống thuốc bừa bãi không kê đơn khiến người bệnh nhờn thuốc, không giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh và gặp nhiều tác dụng phụ. Chưa kể khả năng tái phát cao và có thể chuyển sang mãn tính, bắt buộc phải dùng thuốc mỗi đêm mới ngủ được.

Khi nào nên gặp bác sĩ và chẩn đoán bệnh thế nào?

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài liên tiếp 2 tuần không cải thiện, người bệnh có thể đến những cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ, chẩn đoán bằng các phương pháp như:

  • Thăm khám lâm sàng: Hỏi thăm tình trạng mất ngủ, thời gian ngủ, ghi hồ sơ về thói quen và người bệnh cung cấp thông tin chi tiết.
  • Xét nghiệm, chụp chiếu: Xét nghiệm nước tiểu, máu để kiểm tra nồng độ các chất hóa sinh, chụp MRI, CT, X-quang, siêu âm,… là những thủ tục cần thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ.  
  • Bắt mạch, kiểm tra màu sắc da, rêu lưỡi, con ngươi,… nếu khám theo đông y.

Những phương pháp điều trị hiệu quả

Mặc dù người trẻ có sự phục hồi tốt hơn nếu bị mất ngủ (so với người cao tuổi). Nhưng người bệnh vẫn cần chọn những phương pháp chữa đúng, khoa học. Một số biện pháp có thể tham khảo như:

Điều trị không dùng thuốc

Xu hướng này ngày càng phổ biến. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với người mới mất ngủ hoặc coi là biện pháp bổ trợ, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn. 

Điều chỉnh thời gian biểu: Chọn khung giờ cố định để đi ngủ sao cho đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Việc này giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học cho bản thân. Lâu ngày cơ thể quen sẽ tự thấy buồn ngủ.

Tạo thói quen tốt và hạn chế đồ công nghệ: Trước khi đi ngủ 1h, người trẻ nên rời xa những thiết bị công nghệ. Nếu đã lên giường thì chỉ tập trung duy nhất cho việc đi ngủ. Trong 1h đấy có thể đọc vài trang sách, nghe nhạc nhẹ, thiền, yoga để tâm trạng nhẹ nhàng, bản thân đi vào giấc ngủ tốt hơn.

Quan tâm đến chế độ sinh dưỡng: Tránh những món cay, chua, chất kích thích như rượu, bia, cafe,.. sẽ khiến dạ dày khó chịu. Nếu muốn sử dụng tốt nhất cách giờ đi ngủ tầm 4 – 6 tiếng. Chọn những loại trà an thần dễ ngủ, các loại quả có màu đậm, sặc sỡ và nhiều nước.

Tập thể dục: Không chỉ giúp cơ thể nhẹ nhàng thoải mái, tập thể dục còn giúp tinh thần thư thái, khí huyết lưu thông tốt hơn. Nên tập thể dục trước khi ngủ 3 tiếng, nếu thiền thì thực hiện trước khi đi ngủ  20 phút.

Ngâm chân với nước ấm: Việc này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức ở gang bàn chân sau một ngày dài, khi chân ấm cũng giúp ngủ ngon hơn. 

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc khi đã áp dụng những biện pháp không dùng thuốc, nhưng hiệu quả không thuyên chuyển. Phương pháp này phù hợp với những người đã mất ngủ lâu ngày và cần điều trị chuyên sâu

Lưu ý: Hãy đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được kê đơn đúng với tình trạng của mình.

Dựa vào cấu trúc hóa học, thuốc an thần – gây ngủ được chia làm 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Dẫn xuất của acid barbituric: Gồm có các hoạt chất như Phenobarbital, Hexobarbital…
  • Dẫn xuất benzodiazepin: Gồm các thuốc như Diazepam, Nitrazepam…
  • Các dẫn xuất khác: Các thuốc thường được dùng bao gồm Buspirone, Zolpidem, Glutethimid…

Cảnh báo: Không nên dùng thuốc tây trong thời gian dài (quá 20 ngày). Nếu thấy tác dụng phụ hoặc không hiệu quả, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. Người trẻ cũng có thể tìm hiểu những phương thuốc đông với thành phần thảo dược thiên nhiên.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi, làm sao để điều trị. Hy vọng bạn luôn trân trọng giấc ngủ của mình.

Cập nhật lúc: 3:53 PM , 09/04/2024

Tin liên quan

Ngủ Nhiều Nhưng Vẫn Buồn Ngủ: Có Đáng Lo Ngại Không? Chữa Thế Nào?

Theo khuyến cáo, một người trưởng thành cần ngủ ngon giấc đủ 7-8 tiếng một ngày để tái tạo năng lượng và khởi động ngày mới hiệu quả. Tuy nhiên,...

7 Bài Tập Yoga Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Yoga chữa mất ngủ là một trong những cách giúp mọi người dễ dàng có được một giấc ngủ ngon mỗi đêm, không còn tình trạng trằn trọc, dễ tỉnh...

Cần dùng thuốc trị mất ngủ khi bệnh kéo dài

Điểm Mặt Các Thuốc Trị Mất Ngủ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Mất ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến khi bất cứ ai cũng có thể gặp. Dùng thuốc trị mất ngủ là một trong những cách để cải thiện...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *