Ngủ Nhiều Nhưng Vẫn Buồn Ngủ: Có Đáng Lo Ngại Không? Chữa Thế Nào?

Theo khuyến cáo, một người trưởng thành cần ngủ ngon giấc đủ 7-8 tiếng một ngày để tái tạo năng lượng và khởi động ngày mới hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, thậm chí đủ 8h/1 đêm nhưng vẫn mệt. Nguyên nhân do đâu và có đáng lo ngại không?

Nguyên nhân ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ

Một số người đi ngủ từ sớm, đạt theo số giờ tiêu chuẩn là 7-8 tiếng nhưng sáng dậy vẫn rất buồn ngủ, lơ mơ thiếu tỉnh táo. Vậy nguyên nhân do đâu? 

Chất lượng giấc ngủ kém

Thời gian nghỉ ngơi đủ nhưng không đảm đảm chất lượng tốt cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một giấc ngủ chất lượng phải đáp ứng được những tiêu chí trong chu trình sau:

  • Giai đoạn ru ngủ: 5 – 10 phút, cơ thể hoàn toàn thả lỏng
  • Giấc ngủ nông: 15 – 25p thời gian ngủ rơi vào giai đoạn này, thân nhiệt giảm về 37 độ C
  • Giấc ngủ REM: 30% tổng thời gian ngủ. Đây là lúc quan trọng nhất để cơ thể tái tạo lại năng lượng, làm lành những tổn thương.
  • Giấc ngủ sâu và rất sâu: 20% tổng thời gian ngủ. Cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.

Nếu một đêm bạn thức giấc quá nhiều lần, ngủ không sâu, không ngon, thường xuyên giật mình thì chu trình giấc ngủ cũng bị gián đoạn. Điều này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, dù ngủ nhiều vẫn buồn ngủ.

Chế độ ăn uống

Cơ thể luôn cần đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì trạng thái ổn định. Việc thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không lành mạnh, thiếu cân bằng giữa các nhóm chất khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ.

Cơ thể không vận động

Vận động không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà con là đòn bẩy giúp cơ thể luôn trong trạng thái dẻo dai, trao đổi chất tốt. Một lối sống “lười” vận động khiến cơ thể đình trệ, các bó cơ cứng, sức đề kháng kém dần. 

Không vận động cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, bệnh lý tim mạch và tăng nguy cơ trầm cảm. 

“Lười” vận động phần nào gia tăng thời gian sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, ipad,..). Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh khiến não bộ căng thẳng liên tục, bị cuốn theo sự hấp dẫn của những thứ trên mạng khiến cơ thể luôn hưng phấn. Việc ngủ không được đảm bảo gây tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ.

Tuy nhiên, việc tập thể dục, vận động quá sức cũng gây phản tác dụng. Cơ thể quá suy kiệt cũng gây nên tình trạng trên.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến hiện nay

Một số nguyên nhân khác

Khi tâm trạng căng thẳng kéo dài dễ gây mất ngủ, nằm thấp thỏm không yên, chập chờn không sâu giấc,… Việc này gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, uể oải thiếu sức sống. 

Các bệnh lý đi kèm cũng là nguyên nhân khiến ngủ nhiều vẫn buồn ngủ. Một số bệnh tiêu biển như bệnh về tuyến giáp, ung thư, thiếu máu, hội chứng ngưng thở, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, rối loạn lo âu,…

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai (ốm nghén), phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh,… do cơ thể suy giảm một số loại hormone.

Tình trạng này có đáng lo ngại không?

Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là triệu chứng ĐÁNG LO NGẠI nếu kéo dài quá lâu (hơn 1 tháng) và có dấu hiệu chuyển nặng hơn.

Bởi dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề như thiếu chất, mệt mỏi, bệnh lý đi kèm, cần vận động nghỉ ngơi,…. Người bệnh đừng chủ quan mà hãy lắng nghe cơ thể, chú trong hơn tới sức khỏe.

Tình trạng kéo dài trên 1 tháng cần đến những cơ sở y tế chuyên môn để được hỗ trợ và tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời trước khi quá muộn. 

Cách giải quyết tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Bên cạnh đến những cơ sở y tế tìm ra nguyên nhân, bạn đọc có thể tham khảo những biện pháp sau để cải thiện tình trạng giấc ngủ:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Một trong những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ là bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt như Vitamin B1, Tryptophan, Magie, Canxi,…

  • Magie: Tham gia quá trình điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng,… Chất này có nhiều trong ca cao, lúa mạch, đậu phụ, rau mồng tơi, rau muống, hạnh nhân, quả bơ, các loại hạt,…
  • Vitamin B1: Đóng vai trò trong sản xuất Melatonin – Hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, nhịp sinh học. Các loại thực phẩm như: Cá hồi, rau xanh lá, trứng, nội tạng, thịt bò, hướng dương, cây họ đậu,….
  • Tryptophan: Axit thiết yếu trong sản xuất Serotonin – Chất trung gian điều hòa nồng độ Melatonin. Chất có nhiều trong phô mai, chuối, trứng, sữa, gà, hạt chia, bí ngô,…
  • Canxi: Chất quan trọng để sản sinh Melatonin, có nhiều trong phô mai, sữa chua, chuối, các loại cá,…

Đau vai gáy nên ăn gì? Các thực phẩm nhiều magie

Không nên lựa chọn những thực phẩm kích thích như trà, cafe, thuốc lá, rượu bia,…. vì những chất này không chỉ gây mất ngủ, còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gan thận nếu sử dụng lâu ngày. Nếu vẫn muốn sử dụng, hãy chắc chắn cách giấc ngủ 4 tiếng để cơ thể kịp chuyển hóa hết. 

Tập luyện giảm căng thẳng

Theo nhiều nghiên cứu, tập yoga giúp não cải thiện giấc ngủ rất tốt, có đến 85% người được nghiên cứu công nhận khi tập luyện họ thấy ngủ ngon hơn mỗi đêm, khí huyết được lưu thông, cơ thể nhẹ nhàng và dẻo dai.

Ngoài yoga, bạn đọc có thể tập luyện bất cứ bộ môn gì mà mình yêu thích. Tuy nhiên nên thực hiện trước khi đi ngủ 2 tiếng, không vận động quá mạnh gây kiệt sức.

Một vài lời khuyên khác

  • Cố định thời gian đi ngủ để cơ thể quen và thiết lập lại một giấc sinh học quy củ.
  • Thay đổi không gian ngủ: Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh giường ngủ, đảm bảo thông thoáng, chăn ga gối được giặt thường xuyên, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tránh ánh nắng và tiếng ồn,… những điều này tuy nhỏ nhặt nhưng giúp ích rất nhiều cho một giấc ngủ chất lượng. 

Trên đây là những thông tin hữu ích cho người đang gặp tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và hãy theo dõi những bài viết khác của chúng tôi. 

Dành Tặng Bạn Đọc

Cập nhật lúc: 10:22 AM , 09/04/2024

Tin liên quan

7 Bài Tập Yoga Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Yoga chữa mất ngủ là một trong những cách giúp mọi người dễ dàng có được một giấc ngủ ngon mỗi đêm, không còn tình trạng trằn trọc, dễ tỉnh...

Cần dùng thuốc trị mất ngủ khi bệnh kéo dài

Điểm Mặt Các Thuốc Trị Mất Ngủ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Mất ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến khi bất cứ ai cũng có thể gặp. Dùng thuốc trị mất ngủ là một trong những cách để cải thiện...

Mất ngủ kéo dài dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý

Hơn 60% phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng và không biết cải thiện thế nào cho đúng. Trong bài viết...

Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và đúng giờ cũng là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để phục hồi da sau laser

Mất Ngủ Ở Người Trẻ Tuổi: Những Điều Nhất Định Phải Biết Trước Khi Quá Muộn

Mất ngủ ở người trẻ tuổi đang là tình trạng ngày càng phổ biến, đáng báo động về sức khỏe của thế hệ tương lai. Vậy căn bệnh này là...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *