Hiện tượng dị ứng thời tiết xảy ra đối với cơ thể vào thời điểm chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi nóng, lạnh đột ngột. Bệnh liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể và thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm. Vậy dị ứng thời tiết có nguy hiểm không và nên làm gì để cải thiện, phòng ngừa dị ứng thời tiết? Theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết là tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa rát, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, khó thở, tức ngực,… do nhiệt độ, độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường. Thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột dẫn đến sự phát triển của phấn hoa, nấm mốc, gây rối loạn hệ miễn dịch cơ thể khi ở trong điều kiện môi trường đó.
Có 2 dạng dị ứng thời tiết, bao gồm dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh, cụ thể:
- Dị ứng thời tiết nóng: Da tiết nhiều mồ hôi, cơ thể luôn ở trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, dị ứng.
- Dị ứng thời tiết lạnh: Không khí lạnh, hanh khô làm da trở nên khô hơn, gây kích thích phản ứng dị ứng. Nhiều trường hợp có thể bị dị ứng thời tiết khi trời nổi gió hoặc mưa.
Dị ứng thời tiết có thể nguy hiểm nếu phản ứng dị ứng diễn ra mạnh mẽ hoặc kéo dài mà không được điều trị đúng cách và kịp thời. Mức độ nguy hiểm và biểu hiện dị ứng thời tiết khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào mức độ dị ứng. Trong đó:
- Dị ứng thời tiết cấp tính: Triệu chứng kéo dài và tự biến mất trong khoảng 24 giờ đến dưới 6 tuần. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến giai đoạn mãn tính.
- Dị ứng thời tiết mãn tính: Xuất hiện biểu hiện ngứa, phù nề, nhiễm trùng, tụt huyết áp, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong. Thời gian khỏi bệnh sẽ được tiên lượng tùy vào từng trường hợp.
Bị dị ứng thời tiết nên làm gì?
Vì có liên quan đến hệ miễn dịch và yếu tố cơ địa nên rất khó để điều trị dứt điểm được tình trạng này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để cải thiện triệu chứng và hạn chế khả năng bệnh tăng nặng hơn:
- Xác định nguyên nhân gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc với môi trường thời tiết đang giao mùa hoặc khi trời quá nóng/lạnh.
- Luôn giữ ấm cơ thể, không mặc quần áo quá mỏng khi trời lạnh hoặc quá dày khi trời nóng.
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng,…
- Không cào gãi, chà xát, ma sát mạnh vùng da bị dị ứng.
- Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên để loại bỏ và hạn chế sự xâm nhập của dị nguyên vào trong cơ thể.
- Tắm và làm sạch cơ thể thường xuyên bằng nước âm, không tắm bằng nước quá lạnh/nóng.
- Không nên dùng những loại sữa tắm, dầu gội, xà phòng, dầu xả chứa nhiều hóa chất.
- Ưu tiên lựa chọn mỹ phẩm, sản phẩm làm sạch và chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, lành tính.
- Không tự ý mua, sử dụng thuốc điều trị dị ứng nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Thường xuyên giặt, phơi quần áo, ga, gối, đệm, thảm dưới ánh nắng mặt trời.
- Tránh xa những nơi ồn ào, náo nhiệt để tránh hạ huyết áp và đau đầu.
- Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất, ăn nhiều rau củ qua, uống đủ nước.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
- Kiêng ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, có vị cay nóng, thực phẩm nhiều tinh bột qua tinh chế, đậu phộng, hạt điều, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều đường, hải sản, các loại thịt đỏ, bơ thực vật, sữa và sản phẩm làm từ sữa,…
- Có thể uống các loại thuốc bổ chứa vitamin B12, B1, B6,…
- Mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, có chất liệu thoáng mát.
- Vận động và tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc và chăm sóc da của bác sĩ.
- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường.
Dị ứng thời tiết rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Vì vậy bạn không được chủ quan khi phát hiện những triệu chứng của bệnh mà cần đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Câu hỏi thường gặp
- Tình trạng dị ứng thời tiết kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục.
- Có các biểu hiệu như: Khó thở, ngạt thở, tụt huyết áp, sốt cao,...
- Đã áp dụng các phương pháp điều trị mà tình trạng không thuyên giảm.
Tùy vào mức độ dị ứng và đáp ứng của cơ thể với phương pháp điều trị, thời gian khỏi bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau.
- Trường hợp bệnh nhẹ: Biểu hiện, mức độ tổn thương da chưa nhiều, nếu áp dụng phương pháp điều trị đúng, sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất, bệnh có thể thuyên giảm nhiều sau 1 - 2 ngày.
- Trường hợp cấp tính: Bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi dần sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
- Với trường hợp mãn tính: Ở giai đoạn này, khó có thể trả lời chính xác thời gian điều trị khỏi tình trạng dị ứng thời tiết. Trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính thường kéo dài, tổn thương dày, có nguy cơ tái phát rất cao nên cần tốn nhiều thời gian điều trị.
DÀNH CHO BẠN