Top 10+ loại thuốc trị dị ứng da mặt chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi và uống có tác dụng làm giảm hiện tượng mề đay, nổi mụn li ti, sưng tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Nếu bạn đang mắc bệnh này, dưới đây là gợi ý Top 10+ loại thuốc trị dị ứng da mặt được chuyên gia khuyên dùng. 

Tổng quan về dị ứng da mặt 

Dị ứng da mặt là hiện tượng làn da phản ứng khi gặp các tác nhân gây hại. Lúc này, làn da sẽ hình thành kháng thể ở lớp biểu bì để chống lại tác nhân gây bệnh. Kết quả là da bị sần sùi, nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa rát, tổn thương sâu.

Các triệu chứng dị ứng da mặt có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài dến nhiều giờ, nhiều ngày. Các trường hợp dị ứng thường ở mức nhẹ, rất ít trường hợp dẫn đến nguy cơ sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc điều trị đúng và kịp thời sẽ giúp cho làn da sớm phục hồi, ngăn ngừa dị ứng và để lại thâm sẹo. 

Người bị dị ứng có thể điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là các loại thuốc trị dị ứng da mặt được chuyên gia khuyên dùng.

Những loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi

Thuốc trị dị ứng da mặt chứa Benzoyl peroxide

Công dụng: Kháng khuẩn, làm bong lớp sừng trên da, hỗ trợ điều trị dị ứng gây nổi mụn.

Cách dùng: Chấm thuốc trực tiếp lên vùng da dị ứng 2 lần/ngày. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với quần áo vì có thể làm bạc màu quần áo.

Thuốc bôi kháng sinh

Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp dị ứng da có bội nhiễm và sưng nhẹ. 

Một số loại thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định:

  • Erythromycin.
  • Clindamycine 1%.

Cách dùng: Bôi thuốc 2 lần/ngày và chỉ dùng trong khoảng từ 3 – 7 ngày. Trong thời gian đầu sử dụng thuốc da có thể bị khô và bong tróc.

Thuốc bôi chứa corticoid

Thuốc bôi có chứa corticoid giúp cải thiện triệu chứng da bị nổi sần, ngứa ngáy, sưng đỏ, ức chế miễn dịch tại vùng da bị tổn thương.

Một số loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi chứa corticoid bao gồm:

  • Eumovate.
  • Dermovate Cream.
  • Flucinar.

Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc này. Vì nếu lạm dụng trong thời gian dài, thuốc có thể làm mỏng da, giãn mao mạch, giảm sức đề kháng da.

Những loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng uống

Bên cạnh các loại thuốc bôi, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng uống như:

Nhóm thuốc kháng histamin

Đây là loại thuốc trị dị ứng da mặt được dùng phổ biến. Thuốc có công dụng ngăn chặn sự giải phóng histamin và nhiều chất hóa học dưới da. Từ đó, các các triệu chứng nổi mề đay, phát ban đỏ, ngứa rát, sưng da mặt do dị ứng sẽ dần được cải thiện. 

Các loại thuốc kháng histamin được chỉ định gồm: 

  • Semprex.
  • Pipolphen.
  • Peritol.
  • Celextavin.
  • Loratadin.
  • Diphenhydramine.

Để lựa chọn được loại thuốc kháng histamin phù hợp nhất với tình trạng và mức độ bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc trị dị ứng da mặt có Corticoid

Loại thuốc có thành phần Corticoid có khả năng chống viêm nhiễm mạnh, thường được sử dụng cho các trường hợp dị ứng da mặt mức độ nặng.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc corticoid dạng uống nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc ức chế miễn dịch

Nhóm thuốc này giúp kiểm soát hoạt động của hệ miễn dịch, khắc phục hiện tượng viêm nhiễm da. Thuốc ức chế miễn dịch chỉ được dùng cho những trường hợp khó điều trị do bị dị ứng nghiêm trọng. Vì loại thuốc này có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch trong cơ thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nên quá trình sử dụng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Thuốc uống kết hợp

Các bác sĩ da liễu có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị dị ứng da mặt khác như:

  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc kháng viêm cho các đối tượng bị viêm da nặng.
  • Vitamin C liều cao. 

Các loại thuốc uống kết hợp có công dụng:

  • Loại bỏ ngứa ngáy, sưng đau.
  • Làm xẹp mụn viêm, lành vết thương trên da, mờ sẹo và vết thâm.
  • Tăng cường đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

Top 10 sản phẩm thuốc trị dị ứng da mặt

Kem ECZESTOP

ECZESTOP là loại kem bôi thường được chỉ định trong các trường hợp mắc bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, chàm, dị ứng,…

Thành phần chính: 

  • Kẽm salicylate. 
  • Dầu dừa, nano bạc, chitosan.
  • Dầu hạt neem, vỏ thân núc nác.

Công dụng:

  • Giảm ngứa, kháng viêm, sát khuẩn.
  • Làm sạch da, dưỡng ẩm, làm sạch da, bảo vệ làn da, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát dị ứng.

Cách dùng: Làm sạch vùng da bị kích ứng, dùng khăn mềm lau khô, bôi một lớp mỏng 3-4 lần/ngày.

Giá bán: 150.000 – 170.000 đồng.

Kobayashi – Thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi

Kem Kobayashi là sản phẩm đặc trị dùng cho bệnh nhân bị dị ứng thời tiết, phấn hoa, côn trùng cắn hoặc người có da nhạy cảm.

Thành phần chính: 

  • Acid ascorbic 2-glucoside, hoạt chất Tocopheryl Acetate, hoạt chất Stearyl Glycyrrhetinate.
  • Sáp ong trắng, Parafin lỏng, dầu hydro hóa.
  • Methylparaben, Acid Citric, Natri Stearoyl Glutamate.

Công dụng: 

  • Cải thiện hiện tượng ngứa da, phát ban, nổi mẩn đỏ trên mặt.
  • Hỗ trợ làm lành tổn thương, giúp làn da khỏe mạnh hơn. 

Cách dùng: Vệ sinh da mặt, lau khô với khăn mềm, bôi kem Kobayashi 2 lần/ngày.

Giá bán: Khoảng 350.000 – 400.000 đồng.

Lucas Papaw Ointment Cream

Thường được dùng cho người bị chàm, mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng, rát da, nứt nẻ, bỏng.

Thành phần chính: 

  • Men đu đủ Carica tươi.
  • Petroleum tự nhiên.
  • Kali Sorbate.

Công dụng: 

  • Đặc trị kích ứng da do bỏng hoặc dị ứng. 
  • Hỗ trợ điều trị khô da, phát ban, nổi mẩn ngứa. 
  • Dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da.

Cách dùng: Bôi đều một lượng kem vừa đủ lên các vùng da bị tổn thương. Có thể bôi nhiều lần trong ngày tùy vị trí dị ứng.

Giá bán: 150.000 – 300.000 đồng.

Thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi – MIZEMA

Thuốc bôi Mizema phù hợp với các trường hợp dị ứng do thời tiết, mỹ phẩm, thực phẩm,…

Thành phần chính: 

  • Propylene Glycol, Cyclopentasiloxane.
  • Mirabilis Jaraba Extract, Dimethicone Ceteareth, Glyceryl Stearate.

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng dị ứng, mẩn đỏ do dị ứng.
  • Chống khô da, dưỡng ẩm, giảm nứt nẻ.
  • Làm mờ sạm da, giúp da mịn màng, mềm mại hơn.

Cách dùng: Rửa vùng da bị dị ứng bằng nước ấm, làm khô rồi thoa kem Mizema 2-3 lần/ngày.

Giá bán: 80.000 – 100.000 đồng.

A-Derma Dermalibour Repairing Stick Cream

Thuốc trị dị ứng da mặt  A-Derma Dermalibour+ Repairing Stick có công dụng  dịu da trong các trường hợp da bị ngứa, đỏ, châm chích. Phù hợp sử dụng với những người có làn da nhạy cảm, người già, trẻ sơ sinh.

Thành phần chính: 

  • Chiết xuất yến mạch Rhealba.
  • Đồng sulfate, Kẽm sulfate.
  • Kẽm oxit, Glycerin.

Công dụng: 

  • Điều trị viêm da kích ứng, mẩn ngứa.
  • Cải thiện chứng khô da, ngứa ngáy.

Hướng dẫn sử dụng: Thoa đều lên các vùng da bị dị ứng, dùng 2 – 3 lần/ngày.

Giá bán: 320.000 – 360.000 đồng.

Thuốc trị dị ứng da mặt Eucerin Ato Control

Eucerin Ato Control là thuốc được chỉ định dùng cho người có làn da khô, bong tróc, nứt nẻ, dị ứng da mặt hoặc mắc bệnh chàm, vảy nến.

Thành phần chính: 

  • Glycerine, Oenothera Biennis Oil, Vitis Vinifera Seed Oil.
  • Dimethicone, Cyclomethicone.
  • Ceramide NP, Sodium Citrate, Tocopherol, Citric Acid.

Công dụng: 

  • Kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy hiệu quả.
  • Cấp ẩm, làm dịu da, tái tạo làn da.

Cách dùng: Bôi kem trực tiếp lên vùng da bị dị ứng sau khi lau khô mặt. Lưu ý làm sạch da trước khi sử dụng. 

Giá bán: 380.000 – 440.000 đồng.

Kem Keratinamin

Loại thuốc này giúp cải thiện triệu chứng cho những người bị dị ứng, mẩn ngứa, da khô nứt nẻ hoặc mắc bệnh á sừng ở mức độ nhẹ.

Thành phần chính: 

  • Ureioio Urea 20%, Gamma oryzanol, Axit glycyrrhetinic.
  • Parafin lỏng, Cetanol.
  • Polysorbate 60, Storage sorbitan, Glycine.

Công dụng: 

  • Điều trị nứt nẻ, nổi mẩn ngứa, đau rát da.
  • Dưỡng ẩm, làm lành tổn thương, kích thích sản sinh lớp da mới.

Cách dùng: Vệ sinh da sạch rồi bôi thuốc 2 lần/ngày trong 2-3 tuần. Không bôi thuốc vào các vùng da không bị tổn thương.

Giá bán: 130.000 – 140.000 đồng.

Kem Daiichi Sankyo

Dùng cho các trường hợp viêm da dị ứng, chàm, rôm sẩy, nổi mề đay, côn trùng cắn. 

Thành phần chính: 

  • Crotamiton, Octyldodecanol, Prednisolone Valerate Acetate.
  • Glycerin, Polyoxyl stearate, dl-pyrrolidone carboxylic acid Na.
  • Chất điều chỉnh pH, Polyme carboxyvinyl.

Công dụng: Làm sạch da, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị dị ứng da mặt hiệu quả.

Cách dùng: Thoa kem lên vùng da bị tổn thương từ 2-3 lần/ngày. Tránh bôi kem vào vùng da xung quanh mắt, miệng.

Không dùng thuốc cho người bị vảy nến, thủy đậu, có mụn mủ hoặc vết thương hở.

Giá bán: 350 – 400.000 đồng

Derumarezonone cream

Thuốc hiệu quả với các trường hợp mắc bệnh chàm, dị ứng, phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa, côn trùng cắn.

Thành phần chính: 

  • Este acetate, Crotamiton, isopropyl methyl phenol, Tocopherol acetate.
  • Parafin lỏng nhẹ, Cetanol, Octyldodecanol, Propylene glycol.
  • Glycerin monostearate, Polysorbate 60, Polymer carboxyvinyl.

Công dụng: Làm giảm ngứa, cải thiện triệu chứng sưng tấy, bỏng rát da, giúp da mặt khỏe hơn.

Cách dùng: Vệ sinh vùng da bị dị ứng, lau khô bằng khăn mềm, thoa một lớp mỏng lên bề mặt da.

Giá bán: 190 – 230.000 đồng

Belosalic

Thuốc trị dị ứng da mặt Belosalic được chỉ định dùng cho các trường hợp dị ứng, chàm, vảy nến, tổ đỉa, nổi mề đay, mẩn ngứa. Dùng được cho trẻ em bị chàm mặt và chàm cơ thể.

Thành phần chính: 

  • Betamethasone.
  • Acid Salicylic.

Công dụng: Chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa rát, dị ứng.

Cách dùng: Thoa một lớp mỏng lên vị trí da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng. Dùng 1 – 2 lần/ngày tùy mức độ nặng nhẹ.

Giá bán: 220 – 320.000 đồng.

Lưu ý khi dùng các thuốc trị dị ứng da mặt 

  • Thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị dị ứng da mặt nào. 
  • Tuân thủ đúng theo liều lượng và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự mua thuốc, dùng thuốc.
  • Không để kem/thuốc bôi dây vào mắt. Nếu có thì cần rửa sạch với nước ấm.
  • Các loại thuốc bôi chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không uống.
  • Bảo quản thuốc cẩn thận, tránh ánh nắng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.
  • Không dùng sản phẩm hết hạn sử dụng.
  • Nếu dùng thuốc không thấy có hiệu quả trong thời gian dài, hãy ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ chuyên khoa.
  • Dừng thuốc và báo ngay với bác sĩ khi thấy các biểu hiện bất thường như: Phát ban, mẩn đỏ, ngứa, rát, nóng rát.
  • Khi bị dị ứng da mặt, tốt nhất nên dừng sử dụng mỹ phẩm đến khi da hồi phục hoàn toàn. 
  • Các đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người cao tuổi cần được giám sát chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ làm tăng khả năng hồi phục da.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giàu Vitamin, khoáng chất.
  • Hạn chế uống rượu bia, thức ăn cay nóng, thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng,…

Trên đây là gợi ý Top 10+ thuốc trị dị ứng da mặt được sử dụng phổ biển hiện nay. Người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra phác đồ điều trị và loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 10:44 AM , 01/02/2024

Tin liên quan

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Làm gì để nhanh khỏi

Hiện tượng dị ứng thời tiết xảy ra đối với cơ thể vào thời điểm chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi nóng, lạnh đột ngột. Bệnh liên quan đến...

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch, thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết hoặc sức...

Dị ứng thời tiết do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý phổ biến, thường gặp. Các triệu chứng mẩn ngứa, sưng đau thường xuất hiện quanh năm, nhất là vào thời điểm giao mùa....

Dị Ứng Da Ngứa Toàn Thân: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Dị ứng da ngứa toàn thân khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt do tổn thương lan rộng khắp cơ thể. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm...

Dị Ứng Mỹ Phẩm Có Tự Hết Không? Cách Dùng Mỹ Phẩm Không Bị Dị Ứng

Hầu hết chị em đều vô cùng lo lắng khi bị dị ứng mỹ phẩm. Tình trạng này thường xảy ra ở những chị em có làn da nhạy cảm...

Dị ứng thời tiết kiêng gì nhanh khỏi, không tái phát

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp ở những người cơ địa nhạy cảm. Bệnh dễ tái phát, có tính chất kéo dài dai dẳng, khó điều trị...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *