Dị ứng da ngứa toàn thân khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt do tổn thương lan rộng khắp cơ thể. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của người mắc mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết triệu chứng sẽ giúp người bệnh chủ động điều trị và có phương pháp phòng ngừa thích hợp.
Dị ứng da ngứa toàn thân là gì?
Dị ứng da ngứa toàn thân là tình trạng bề mặt da nổi đỏ, hoặc sẩn thành mảng, gây ngứa, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nốt ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt ở các vùng da hở như mặt, bàn tay, chân,…
Khi bị dị ứng da ngứa toàn thân, bệnh nhân có xu hướng gãi nhiều để bớt ngứa nhưng hành động này thường làm ngứa dữ dội hơn, thậm chí trầy xước gây chảy máu da. Bạn không nên xem nhẹ bệnh này vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Triệu chứng nhận biết
Khi bị dị ứng da ngứa toàn thân, người bệnh có những triệu chứng điển hình như:
- Da nổi mẩn đỏ, phát ban hoặc bị sần phù thành từng mảng trong thời gian dài.
- Nổi mề đay với nhiều hình thái, kích thước trên khắp cơ thể.
- Luôn có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, cơn ngứa có thể tái diễn nhiều lần.
- Hắt hơi liên tục, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa họng.
- Cháy nhiều nước mũi, nghẹt mũi.
- Mắt sưng, đỏ, chảy nước.
- Ho, tức ngực kèm khó thở, thở khò khè.
- Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu.
Tùy cơ địa mỗi người và mức độ dị ứng, thời gian xuất hiện triệu chứng sẽ ngắn dài khác nhau. Để điều trị hiệu quả dị ứng da ngứa toàn thân, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây dị ứng da ngứa toàn thân
Mắc các bệnh lý
- Mắc bệnh viêm da dị ứng: Thường gây ngứa, khô rát, nứt nẻ, đóng vảy, sưng tấy da.
- Vảy nến.
- Viêm da cơ địa (chàm).
- Do nổi mề đay: Các mảng sần màu hồng lan ra khắp cơ thể, cơn ngứa xuất hiện đột ngột và tự lặn sau vài tiếng.
- Do mắc bệnh sốt phát ban hoặc sởi.
- Thay đổi nội tiết tố: Da khô sạm, nổi mẩn đỏ. Thường gặp ở phụ nữ đang mang thai.
Do dị ứng các yếu tố bên ngoài
- Dị ứng một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa, trứng,… Ở mức độ nặng, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở và phù mạch.
- Dị ứng thời tiết: Da nổi mẩn đỏ tại một vùng hoặc lan ra khắp cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
- Do dị ứng mỹ phẩm, hóa chất: Da bị nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng khi người bệnh sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa, bột giặt có khả năng gây dị ứng và kích ứng cao.
- Dị ứng thuốc: Cơ thể, đặc biệt là làn da người bệnh có thể phản ứng với các thành phần có trong các loại thuốc tây y như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin.
- Dị ứng da do vết đốt côn trùng, bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi,…
Biến chứng nguy hiểm
Dị ứng da ngứa toàn thân nếu kéo dài, không được quan tâm chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhịp tim tăng bất thường, hẹp đường thở.
- Sưng miệng hoặc lưỡi.
- Sốc phản vệ.
Cách điều trị hiệu quả
Căn cứ vào mức độ dị ứng và nguyên nhân gây bệnh, mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay.
Mẹo chữa tại nhà
Nếu cơn ngứa mới xuất hiện và trên da không có nhiều thương tổn, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa dị ứng da ngứa toàn thân tại nhà sau:
- Tắm nước mát: Cách này giúp làm sạch bụi bẩn, mồ hôi trên da, làm dịu cơn ngứa tạm thời. Trường hợp dị ứng da do ăn đồ lạnh và thời tiết lạnh không nên áp dụng phương pháp này.
- Dùng yến mạch: Pha bột yến mạch vào bồn tắm, ngâm người trong 15 – 20 phút rồi tắm lại mới nước sạch giúp kháng viêm, chống viêm nhiễm, làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả.
- Sử dụng cao nhàu: Ép lấy nước quả nhàu để uống hoặc ngâm với rượu, bôi lên vùng da bị dị ứng giúp kiểm soát phản ứng dị ứng, chống ngứa, bồi bổ cơ thể và tăng cường miễn dịch rất tốt.
- Nha đam: Trong trường hợp bị dị ứng da ngứa toàn thân, bạn hãy lấy gel nha đam tươi bôi trực tiếp lên các vùng da bị ngứa. Trong nha đam có các loại Vitamin A, B1, B2, B5, E và khoáng chất có khả năng xoa dịu, làm mềm, dưỡng da.
Dùng thuốc Tây y
Trong trường hợp đã áp dụng phương pháp điều trị tại nhà những tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân không được cải thiện, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn cho người bệnh dùng một các loại thuốc dị ứng như:
- Thuốc kháng histamin như Hydroxyzine, Loratadin, Chlopheniramin, Cetirizin,… có công dụng ngăn chặn sự giải phóng histamin vào máu, loại bỏ các triệu chứng dị ứng da ngứa toàn thân.
- Nhóm thuốc chứa Corticoid như Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,… có công dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
- Nhóm thuốc ức chế Calcineurin (Thành phần chứa Pimecrolimus,Tacrolimus) giúp chống viêm, điều hòa miễn dịch, giảm ngứa nhanh.
- Dùng kem dưỡng ẩm, kem chống dị ứng để cung cấp độ ẩm, tăng độ đàn hồi và sức đề kháng cho làn da.
Lưu ý: Để điều trị hiệu quả dị ứng da ngứa toàn thân hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau trong quá trình dùng thuốc tây y:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
- Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ đúng hướng dẫn liều lượng, thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
- Đối với thuốc bôi: Không nên bôi trên diện rộng, tránh tiếp xúc với tai, mắt, mũi, miệng.
- Không lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như teo da, mỏng da, khô miệng, buồn ngủ, nôn mửa,…
Điều trị bằng thuốc Đông y
Có nhiều bài thuốc Đông y làm từ nhiều loại dược liệu có công dụng làm giảm tình trạng mẩn ngứa do dị ứng da ngứa toàn thân. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Bài thuốc 1: Đun đương quy, bạc hà, khổ sâm, băng phiến, sà sàng tử với nước trong 15 phút. Dùng nước này xông hoặc ngâm rửa vùng da bị ngứa 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Nấu bạch hà, đương quy, hoàng tinh, bạch tiên tri, sà sàng tử, khổ sâm, bạch tiên trì, hoa tiêu, địa phu tử, thấu cốt tử thảo với nước trong 20 phút rồi bỏ bã thuốc. Hòa thêm nước nguội rồi dùng ngâm rửa vùng da bị ngứa 2 lần/ngày.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng tránh bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, người bị dị ứng da ngứa toàn thân cần lưu ý:
- Hạn chế gãi ngứa, chạm tay vào da, cắt ngắn móng tay.
- Nên tắm nước ấm, không dùng xà phòng, sữa tắm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc bất cứ khi nào thấy da khô.
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, côn trùng, thực phẩm dễ gây dị ứng,…
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè để tránh làm da bị kích ứng.
- Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời và không khí ô nhiễm với ô, kính, mũ, khẩu trang, áo chống nắng.
- Uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất
- Vệ sinh môi trường làm việc và môi trường sống sạch sẽ.
- Tập thể dục, yoga, tập thiền để tránh căng thẳng, nâng cao sức khỏe.
- Khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Mong rằng những thông tin về tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh, nhanh chóng phát hiện triệu chứng để có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Câu hỏi thường gặp
Trong một số trường hợp mức độ nhẹ, dị ứng da ngứa toàn thân có thể tự khỏi. Nhưng nếu gặp những biểu hiện dưới đây, bạn nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
- Dị ứng da ngứa toàn thân ảnh hưởng đến giấc ngủ, quá trình sinh hoạt và làm việc.
- Da có dấu hiệu viêm, sưng phù, tấy đỏ, có mủ hoặc lở loét, nhiễm trùng.
- Mệt mỏi, sốt cao, sụt cân, suy nhược cơ thể, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu nhiều, có máu lẫn trong nước tiểu,...
- Tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân không cải thiện sau khi điều trị dài ngày tại nhà.
- Dị ứng không rõ nguyên nhân.
Một trong những nguyên nhân gây dị ứng ngứa da là do có vi khuẩn khu trú trên da. Việc tắm rửa, vệ sinh da giúp làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và phòng tránh bệnh lây lan. Người bị dị ứng cần chú ý những điều sau:
- Không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh.
- Tắm ở phòng kín, không có gió.
- Lau khô toàn bộ người và mặc quần áo sau khi tắm.
- Thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
- Giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Kiêng đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Hải sản, đồ ăn có mùi tanh.
- Đồ sấy khô, đồ ngọt có lượng đường cao.
- Thực phẩm nhiều đạm: Cua, tôm, trứng, sữa, lạp xưởng, gà, bò,...
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, trà đặc,…
- Nếu da có biểu hiện phù nề, chảy dịch thì cần hạn chế ăn đồ dạng lỏng như súp, cháo, nước canh rau.
- Ưu tiên ăn rau, củ, quả tươi, thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E để tăng cường sức khỏe cho da, làm dịu triệu chứng dị ứng: Rau mồng tơi, cải xanh, bắp cải, súp lơ xanh,...
- Trái cây họ cam, kiwi, chuối, ổi, đu đủ,...
- Uống trà thảo mộc, trà atiso, trà xanh, trà vằng, hà thủ ô, rau má,...
- Các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt khô: Hạt điều, macca, hạnh nhân, hạt óc chó, đậu đỏ,...
- Cá béo giàu omega 3: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi,...
- Kim chi, sữa chua, men vi sinh.
DÀNH CHO BẠN