Khi mắc viêm da dị ứng, bên cạnh việc chăm sóc da, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng thì chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng cữ một số loại thực phẩm nhất định có vai trò quan trọng giúp làm giảm triệu chứng, hỗ trợ chống tái phát bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc xung quanh câu hỏi “Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?”
Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu mãn tính. Người bệnh có các triệu chứng như khô da, nóng rát, ửng đỏ, bong tróc vảy, nứt nẻ, sưng phù nề, nổi mụn nước và chảy dịch.
Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mẫn với một chất nào đó như: Phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn, thuốc tây, thực phẩm, thay đổi thời tiết,…
Vai trò của dinh dưỡng với bệnh viêm da dị ứng
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị viêm da dị ứng. Chất dinh dưỡng trong một số loại thực phẩm có khả năng ức chế phản ứng dị ứng, làm lành tổn thương, tăng cường sức đề kháng làn da và cơ thể.
Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng vì có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong điều trị.
Nếu bạn chưa biết viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì thì tốt? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.
Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì?
Một số nhóm thực phẩm khiến tình trạng viêm da dị ứng trở nên trầm trọng mà người bệnh cần tránh bao gồm:
Các loại hải sản
Tuy có nhiều đạm và protein nhưng hải sản không tốt với những người đang bị viêm da dị ứng. Các loại hải sản như nghêu, sò, tôm, cua, ốc,… có một số chất kích thích sản sinh histamin tự do – căn nguyên gây tình trạng dị ứng.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường. Nhóm thực phẩm này có thể gây kích thích phản ứng dị ứng, làm cho triệu chứng ngứa rát, sưng đỏ, viêm da nặng hơn.
Một số thực phẩm nhiều đường cần tránh là: Mật ong, đường hóa học, đường tinh luyện, bánh kẹo, bánh kem, nước ngọt, siro, sô cô la, kem, sữa ong chúa,…
Thực phẩm giàu tinh bột
Bánh mì, mì trắng, mì ống, ngũ cốc ăn sáng,… là các loại thực phẩm giàu tinh bột, ít chất dinh dưỡng. Chúng có thể làm phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm da phát triển mạnh và tiêu hóa kém.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì ? – Các loại thịt đỏ
Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh viêm da dị ứng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thịt đỏ. Thịt bò, thịt mỡ lợn, thịt dê, thịt cừu, xúc xích, thịt chó,… có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, làm ảnh hưởng đến tốc độ quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn được chế biến sẵn và các thực phẩm đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích, há cảo,… là loại thực phẩm người bệnh viêm da dị ứng cần kiêng. Các chất phụ gia, chất bảo quản trong thành phần của những loại thực phẩm này có thể khiến cho cơ thể bị dị ứng nặng hơn, tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy da xuất hiện nhiều hơn.
Các sản phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm làm từ sữa như bánh sữa, kẹo sữa, pho mát,.. là những thực phẩm người bị viêm da dị ứng nên kiêng ăn. Nhóm sản phẩm này chứa nhiều protein, chất bão hòa gây kích hoạt quá trình dị ứng của cơ thể, làm bệnh càng nặng thêm.
Thực phẩm có vị chua
Những loại thực phẩm này có thể gây hại thận, khó khăn trong tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình thải độc. Bên cạnh đó các thực phẩm chua, chứa nhiều acid như chanh, dưa chua, cải muối,… làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da, kéo dài thời gian chữa khỏi bệnh.
Các chất kích thích, đồ uống độc hại
Người bệnh viêm da dị ứng nên kiêng sử dụng rượu, bia, nước uống có cồn, cà phê, thuốc lá,… Nếu tiêu thụ nhiều sản phẩm kể trên, tình trạng viêm da dị ứng, sưng đỏ, khô da, ngứa ngáy có thể xuất hiện nhiều và trở nên khó kiểm soát hơn.
Thức ăn dầu mỡ, cay nóng
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có vị cay nóng, dầu mỡ có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, cơ thể tăng nhiệt, nóng trong, khô ngứa, mất nước, giảm khả năng hoạt động của dạ dày, gan, thận.
Người bệnh viêm da dị ứng nên hạn chế ăn pizza, gà rán, khoai tây chiên, cá viên chiên, ớt cay.
Viêm da dị ứng ăn gì nhanh khỏi?
Để cải thiện nhanh chóng tình trạng dị ứng, người bệnh viêm da dị ứng cần thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho da và tăng cường đề kháng.
Thực phẩm giàu Omega 3
Các acid béo, chất chống oxy hóa trong cá hồi, các trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, thịt trắng, thịt vịt,…. có thể chống viêm da và kiểm soát phản ứng dị ứng rất hiệu quả.
Rau xanh và trái cây tươi
Nhóm thực phẩm này rất cần thiết và nên có trong chế độ ăn của người bị viêm da dị ứng. Rau xanh và trái cây tươi cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa, làm lành tổn thương.
Người bệnh nên ăn nhiều rau cải xanh, bắp cải, súp lơ xanh, rau má, bưởi, cam, quýt,…
Hạt dinh dưỡng
Nếu bạn bị dị ứng, hãy ăn các loại hạt khô như mắc ca, óc chó, hạnh nhân,… Những loại hạt dinh dưỡng này có công dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng độ ẩm và bảo vệ da. Từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, khô da do dị ứng.
Thực phẩm giàu anthocyanin
Anthocyanin là hợp chất màu hữu cơ tự nhiên được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: Nho đỏ, táo, dâu dây, cherry, cà tím, bắp cải tím, khoai lang, oải hương, bạc hà, cam,…
Thực phẩm giàu anthocyanins có công dụng làm giảm viêm ngứa và ngăn ngừa những tác hại gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm da dị ứng nên uống nhiều nước, nước ép, trà thảo dược, nước hoa quả để tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa.
Lưu ý trong điều trị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính, có thể tái phát khi đã được điều trị. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý đến sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:
- Tránh xa những dị nguyên gây phản ứng dị ứng như: Hóa chất, dung môi, nước hoa, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, một số loại vải, phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, côn trùng,…
- Không tắm quá lâu và nên tắm bằng nước ấm. Bạn có thể pha bột baking soda vào nước ấm để tắm, cách này giúp làm mềm da, dưỡng ẩm rất tốt.
- Sử dụng kem dưỡng da, bột giặt, xà phòng, sữa rửa mặt, xịt khoáng,… có thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa kiềm, hương liệu, phẩm màu nhân tạo để hạn chế tối đa nguy cơ gây kích ứng da.
- Dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt vào lúc thời tiết hanh khô.
- Không dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gây nhiễm trùng.
- Thoa dầu dừa, dầu oliu,… lên vùng da bị khô, ngứa.
- Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh mặc quần áo được làm từ vải sợi len, vải nhân tạo như lụa, polyester vì có thể gây kích ứng da.
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, thường xuyên lau dọn để làm sạch bụi bẩn, bảo vệ làn da.
- Hạn chế căng thẳng, stress.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Tập thiền, yoga để thư giãn, giải tỏa áp lực và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hi vọng những thông tin có trong bài viết này đã giúp người bệnh nắm được khi bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh. Bên cạnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần có phương pháp điều trị viêm da dị ứng từ gốc để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, ngăn chặn tái phát hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
- Hải sản có mùi tanh.
- Thịt đỏ giàu đạm và protein.
- Sữa bò và các chế phẩm từ sữa.
- Trứng, đậu phộng.
- Đồ ăn nhiều đường tinh luyện, đường đã chuyển hóa.
- Đậu nành và sản phẩm khác làm từ đậu nành.
- Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn có chứa chất phụ gia.
- Thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Thức ăn nhanh.
Người bệnh viêm da dị ứng có thể sử dụng các loại lá tắm dưới đây để chữa viêm da dị ứng, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng: Lá khế, lá đơn đỏ, lá bàng non, lá đinh lăng, lá trà xanh, sài đất.
Lưu ý: Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mẹo tắm lá để giảm ngứa do viêm da dị ứng.
Thời gian khỏi bệnh viêm da dị ứng khác nhau đối với mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi, được kiểm soát nếu được điều trị hiệu quả. Thời gian khỏi hoàn toàn bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng đến nhiều năm.