TOP 15+ loại thuốc điều trị viêm da dị ứng chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc uống, thuốc bôi viêm da dị ứng có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, sưng đỏ, viêm, tróc vảy ở người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại thuốc khác nhau khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Nếu bạn đang mắc phải bệnh lý da liễu này, bài viết dưới đây sẽ gợi ý TOP 15+ loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc được chuyên gia khuyên dùng. 

15 loại thuốc bôi viêm da dị ứng chuyên gia khuyên dùng
Thuốc bôi viêm da dị ứng giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường gặp nhất hiện nay. Bệnh gây ra triệu chứng điển hình là tình trạng khô da, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước rất khó chịu. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe hay tính mạng, nhưng bệnh lý này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới yếu tố thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti về làn da, ngoại hình của mình.

Với những trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính, các triệu chứng bệnh có thể tự khỏi khi áp dụng các biện pháp chăm sóc da, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm da lan rộng, dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn thì người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị kịp thời.

Thông thường, khi bệnh chưa quá trầm trọng, vùng viêm da không lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi viêm da dị ứng để điều trị tại chỗ. Nếu biện pháp này không hiệu quả, hoặc xảy ra tình trạng viêm da nặng, bác sĩ sẽ kết hợp thêm với các loại thuốc uống để điều trị toàn thân.

Những loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả

Thuốc bôi viêm da dị ứng thường dùng điều trị tại chỗ, giúp loại bỏ triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da và ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát triển, lây lan. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Dưới đây là 15 loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng.

1.Thuốc bôi viêm da dị ứng Hidem Cream

Thuốc bôi trị viêm da dị ứng Hidem cream
Thuốc bôi trị viêm da dị ứng Hidem cream

Hidem Cream là kem bôi thường được chỉ định cho người mắc các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm da, vảy nến, á sừng…

Thành phần chính của thuốc gồm:

  • Betamethason dipropiona (corticosteroid chống viêm)
  • Clotrimazol (hoạt chất chống nấm)
  • Gentamicin.

Công dụng chính của Hiden Cream:

  • Giảm viêm, giảm dị ứng
  • Làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Chống nhiễm trùng
  • Kháng nấm tại chỗ.

Cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, sau đó thoa trực tiếp thuốc viêm da dị ứng này lên da.

Giá bán: 30.000 đồng/ tuýp (15g)

2.Thuốc bôi viêm da dị ứng Fucicort Cream

Kem bôi viêm da dị ứng Fucicort cream
Kem bôi viêm da dị ứng Fucicort cream

Fucicort Cream cũng giống như Hidem Cream, là dạng kem bôi chứa Betamethasone. Sản phẩm này thường được kê đơn cho người mắc bệnh lý da liễu như chàm da, vảy nến, á sừng, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng…

Sản phẩm này thường được chỉ định dùng cho các trường hợp bị viêm da dị ứng có nhiễm khuẩn.

Thành phần

  • Betamethasone
  • Fusidic acid.

Công dụng

  • Chống dị ứng, chống viêm, giảm dị ứng và tình trạng sưng viêm nhờ khả năng ức chế hệ miễn dịch của hoạt chất Betamethasone
  • Kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gram, chủng kháng penicillinase, staphylococcus…

Cách dùng: Vệ sinh vùng da bệnh bằng nước sạch, lau khô rồi bôi thuốc trực tiếp lên da.

Giá bán: 110.000 đồng/tuýp (25g).

3.Thuốc viêm da dị ứng Clobetasol Propionate Cream

Thuốc bôi viêm da dị ứng Clobetasol Propionate Cream
Thuốc bôi viêm da dị ứng Clobetasol Propionate Cream

Đây là thuốc bôi ngoài da được kê theo toa có dạng mỡ. Thuốc được khuyên dùng cho các trường hợp bị bệnh viêm da dị ứng, eczema, viêm da cơ địa, mụn trứng cá… thể nhẹ và trung bình.

  • Thành phần: Hoạt chất Clobetasol (Hoạt chất này hoạt động giống như Betamethasone)
  • Công dụng: Làm giảm các phản ứng viêm và dị ứng trên da.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Nên vệ sinh da trước khi dùng và rửa tay sạch sẽ sau khi bôi thuốc.
  • Giá bán: 120.000 đồng/tuýp (15g).

4.Thuốc chữa viêm da dị ứng Fluocinolone acetonide ointment

Thuốc bôi viêm da dị ứng Fluocinolone acetonide
Thuốc bôi viêm da dị ứng Fluocinolone acetonide

Fluocinolone acetonide là thuốc bôi ngoài da dạng mỡ. Thuốc có tác dụng tốt với các trường hợp phát bệnh viêm da do tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Thành phần:

  • Fluocinolone acetonide 0.025%
  • Neomycin Sulphate 5%

Công dụng:

  • Giảm ngứa
  • Làm co mạch
  • Trị viêm, mẩn đỏ do da tiếp xúc với chất dị nguyên

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm. Nên bôi từng lớp mỏng, dùng 3 – 4 lần/ ngày. Chú ý rửa sạch tay sau khi bôi thuốc.

Giá bán:30.000 đồng/ tuýp (15g).

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ CHẤM DỨT VIÊM DA DỊ ỨNG NGAY HÔM NAY!

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

5.Thuốc bôi viêm da dị ứng Betnovate

Thuốc điều trị viêm da dị ứng Betnovate
Thuốc bôi viêm da dị ứng Betnovate

Đây là kem bôi ngoài da chứa hoạt chất chính nằm trong nhóm steroid mạnh. Betnovate có dạng kem và thuốc mỡ.

Thành phần: Chứa hoạt chất chính là Betamethasone valates 0.1%.

Công dụng:

  • Làm giảm nhanh các hiện tượng ngứa ngáy
  • Ngừa viêm da
  • Bổ sung độ ẩm cho da, giúp cải thiện tình trạng khô da, tróc vảy.
  • Betnovate phù hợp cho vùng da ẩm ướt, Betnovate dạng mỡ nên dùng cho các vùng da khô và bong vảy.

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên da. Lưu ý: Sau khi bôi thuốc phải rửa sạch tay.

Giá bán: Tuýp 15g có giá khoảng 1 triệu.

6.Thuốc bôi viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment

Thuốc bôi viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment
Thuốc bôi viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment

Tacrolimus Ointment là kem bôi trị viêm da dị ứng và có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, người lớn sử dụng Tacrolimus Ointment 0.1 %, trẻ nhỏ dùng Tacrolimus Ointment 0.03%.

Thành phần:

  • Tacrolimus
  • Parafin trắng mềm
  • Parafin lỏng
  • Sáp ong trắng
  • Parafin rắn
  • Propylen carbonat.

Công dụng: Làm giảm bong tróc, khô da, tăng sức đề kháng.

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm do dị ứng, đang tróc vảy. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, ánh đèn điện khi bôi thuốc. Nên dùng thuốc vào ban đêm, trước khi ngủ.

Giá bán: 208.000 đồng/ tuýp (10g).

7.Thuốc bôi viêm da dị ứng Pimecrolimus

Thuốc bôi viêm da dị ứng Pimecrolimus
Thuốc bôi viêm da dị ứng Pimecrolimus

Đây là thuốc bôi ngoài da có thành phần chính là hoạt chất Pimecrolimus. Thuốc này thường được chỉ định nếu người bệnh đã điều trị bằng corticosteroid nhưng không hiệu quả.

Thành phần:

  • Pimecrolimus 1 %
  • Cetyl alcohol
  • Benzyl alcohol
  • Propylene glycol.

Công dụng: Giảm nhanh các triệu chứng viêm da dị ứng mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bệnh trong thời gian ngắn. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, nóng da…

Giá bán: Cập nhật

8.Benadryl (Diphenhydramine)

Thuốc bôi viêm da dị ứng Benadryl
Thuốc bôi viêm da dị ứng Benadryl

Benadryl là loại thuốc bôi được khuyến khích dùng cho người viêm da dị ứng mức độ nhẹ hoặc trung bình, chưa bị bội nhiễm.

  • Thành phần chính: Diphenhydramine.
  • Công dụng: Giảm ngứa, giảm đau, làm dịu da khô, nứt nẻ. Diệt khuẩn, kháng viêm, ức chế các phản ứng dị ứng.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên vùng da bị khô, viêm.
  • Giá bán: 512.000 đồng/ tuýp (25mg).

VIÊM DA DỊ ỨNG KHIẾN DA NGỨA RÁT, MẨN ĐỎ, HAY TÁI PHÁT – LIÊN HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

9.Thuốc bôi viêm da dị ứng Phenergan

Thuốc chữa viêm da dị ứng Phenergan
Thuốc chữa viêm da dị ứng Phenergan

Đây là loại thuốc nằm trong nhóm kháng histamine tại chỗ. Thuốc dùng cho người trưởng thành, không nên sử dụng cho trẻ em.

  • Thành phần: promethazine 2%.
  • Công dụng: Chống da sần sùi, mẩn ngứa, viêm da dị ứng.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên da, không bôi vào các vị trí nhạy cảm như mắt, mũi, miệng… Không nên sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Giá bán: 15.000 đồng/tuýp (10g).

10.Thuốc bôi viêm da dị ứng Locoid cream

Thuốc bôi viêm da dị ứng Locoid cream
Thuốc bôi viêm da dị ứng Locoid cream

Locoid cream là một dạng kem bôi ngoài da, dùng cho các trường hợp bị bệnh về da liễu, trong đó có bệnh viêm da dị ứng.

  • Thành phần: Hydrocortisone butyrate 0,1%
  • Công dụng: Hỗ trợ điều trị các biểu hiện viêm da, ngứa da và khô da.
  • Cách dùng: Thoa một lớp thật mỏng lên vùng da bị tổn thương. Nên thực hiện khoảng 2 -3 lần mỗi ngày.
  • Giá bán: Cập nhật

11.Aristocort triamcinolone cream

Thuốc bôi viêm da dị ứng Aristocort triamcinolone cream
Thuốc bôi viêm da dị ứng Aristocort triamcinolone cream

Aristocort triamcinolone cream là thuốc dùng cho các trường hợp viêm da dị ứng không bị nhiễm trùng. Thuốc có hai dạng là kem bôi và thuốc mỡ.

Thành phần:

  • Triamcinolone 0.2%.
  • Tá dược: benzyl alcohol, wax-emulsifying, glycerol, isopropyl palmitate, sorbitol (70% non-crystallising), water-purified, lactic acid.

Công dụng: Làm giảm các hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu do viêm da dị ứng.

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên da sau khi đã rửa sạch và lau khô. Không bôi lên các vùng da hở. Rửa tay trước và sau khi sử dụng thuốc.

Giá bán: Cập nhật.

12.Decocort Cream

Kem bôi trị viêm da dị ứng Decocort Cream
Kem bôi trị viêm da dị ứng Decocort Cream

Decocort Cream là sản phẩm được chỉ định dùng cho các trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo, phát ban, dị ứng, viêm da dị ứng, tróc vảy. Cơ chế hoạt động chính của thuốc là khả năng làm giảm các chất gây dị ứng trong cơ thể, ức chế sự phát triển của nấm men.

Thành phần:

  • Hydrocortisone
  • Miconazole nitrate.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị tình trạng ngứa, nhiễm nấm, dị ứng, viêm da và cải thiện các vùng da bị bong tróc.

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên bề mặt da. Massage nhẹ nhàng cho thuốc thẩm thấu vào trong. Nên bôi 2 lần mỗi ngày. Không bôi lên các vết thương hở, khu vực quanh mắt, miệng. Không được uống.

Giá bán:35.000 đồng/ tuýp (15g).

13.Thuốc bôi viêm da dị ứng Locatop 0.1%

Thuốc điều trị viêm da dị ứng Locatop 0.1%
Thuốc điều trị viêm da dị ứng Locatop 0.1%

Đây là thuốc bôi chứa Desonide. Desonide là một corcosteroid có hoạt tính nhẹ. Thuốc được khuyến khích dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài có thể bị mỏng da.

  • Thành phần: Desonide
  • Công dụng: Giảm viêm và các triệu chứng ngứa, sưng đỏ do viêm da dị ứng.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên da 2 lần/ngày. Tránh bôi lên vùng da hở.

Giá bán: 120.000 đồng/tuýp (30g).

14.Elidel pimecrolimus cream

Thuốc bôi viêm da dị ứng Elidel pimecrolimus cream
Thuốc bôi viêm da dị ứng Elidel pimecrolimus cream

Elidel pimecrolimus cream là thuốc được chỉ định dùng khi người bệnh viêm da dị ứng đã sử dụng steroid nhưng không hiệu quả.

Thành phần:

  • Pimecrolimus.
  • Tá dược (benzyl alcohol, cetyl alcohol, anhydrous citric acid, oleyl alcohol, sodium cetostearyl sulfate, sodium hydroxide, propylene glycol, stearyl alcohol, medium chain triglycerides, purified water).

Công dụng: Hỗ trợ điều trị các biểu hiện sưng đỏ, mọc mụn li ti, sừng hóa, ngứa ngáy ở bệnh nhân viêm da dị ứng. Thuốc dùng cho những trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình.

Cách dùng: Bôi trực tiếp lên da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô. Thận trọng trong trường hợp da bị nhiễm trùng. Rửa sạch tay và lau khô trước khi bôi thuốc.

Giá bán: Cập nhật.

15. Hồ nước (Hồ tetraped, hồ Brocq, thuốc hồ)

Thuốc bôi viêm da dị ứng: Hồ nước
Thuốc bôi viêm da dị ứng: Hồ nước

Hồ nước là thuốc bôi ngoài da dạng hỗ dịch, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

Thành phần:

  • Kẽm oxide
  • Glycerin
  • Bột talt

Tác dụng:

  • Làm khô da, khô dịch tiết
  • Giảm sung huyết, giảm tình trạng viêm da
  • Làm dịu vùng da tổn thương
  • Làm mềm da và giảm sưng nóng

Cách dùng: Sử dụng 2 lần/ngày bằng cách thoa hồ nước lên vùng da bị viêm. Chú ý trước khi thoa thuốc, bạn nên vệ sinh sạch vùng da bệnh và lau khô bằng khăn mềm.

Giá bán: 5000 VNĐ/ 1 lọ

TIN NỔI BẬT: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da hàng đầu với 5 ưu điểm vượt trội

Thuốc điều trị viêm da dị ứng dạng uống

Nếu sử dụng các loại thuốc bôi viêm da dị ứng nhưng tình trạng bệnh chưa được cải thiện. Hoặc người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, dị ứng nặng thì bác sĩ sẽ kết hợp thêm các loại thuốc uống nhằm điều trị toàn thân.

Dưới đây là một số loại thuốc uống có thể được kê đơn điều trị bệnh:

1. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chữa viêm da dị ứng
Thuốc kháng sinh chữa viêm da dị ứng

Nếu người bệnh có biểu hiện bị bội nhiễm nặng, tình trạng viêm da lan rộng thì bác sĩ cần phải điều trị toàn thân bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, kết hợp với thuốc kháng histamine, chống viêm…

Một số thuốc có thể được chỉ định cho người bệnh viêm da dị ứng gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin
  • Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Nếu người bệnh có tiền sử bị bệnh dạ dày, đại tràng, các bác sĩ sẽ kết hợp thêm với một số men vi sinh, thuốc dạ dày để ngăn ngừa tình trạng đau bụng, đau dạ dày có thể xảy ra.

2.Thuốc kháng Histamine

Histamine là chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, nổi mụn nước ở người bệnh viêm da dị ứng. Vì vậy, nếu chẳng may mắc phải bệnh lý này và triệu chứng bệnh có biểu hiện lan rộng, khó kiểm soát thì bác sĩ sẽ sử dụng thêm thuốc kháng histamine để kiểm soát nhanh các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm da lan rộng.

Một số thuốc kháng histamine được chỉ định sử dụng gồm:

  • Fexofenadin
  • Clorpheniramine
  • Loratadin
  • Promethazin hydroclorid
  • Cetirizin hydroclorid
  • Brompheniramin maleat
  • Acrivastin…

Nhóm thuốc kháng histamine H1 này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, gồm thuốc dạng uống, tiêm. Trong đó, thuốc truyền tĩnh mạch thường được chỉ định trong trường hợp bị nặng.

3.Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau chữa viêm da dị ứng
Thuốc giảm đau chữa viêm da dị ứng

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau nếu người bệnh xuất hiện hiện tượng dị ứng nặng, da bị phù nề, đau rát nghiêm trọng. Thuốc này cũng thường được kê đơn nếu xảy ra hiện tượng tăng thân nhiệt, bội nhiễm.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau, trong đó paracetamol là thuốc thông dụng nhất, vừa giảm đau, hạ sốt rất tốt.

Tuy nhiên, thuốc này cần chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Người bị thiếu hụt men G6DP
  • Người bị bệnh về gan
  • Mẫn cảm với các thàn phần của thuốc
  • Người nghiện rượu hoặc từng nghiện rượu

4.Thuốc chống viêm

Được chỉ định khi người bệnh bị viêm da tiếp xúc có hiện tượng phù nề, sưng viêm.

Thuốc chống viêm non-steroid

Đây là nhóm thuốc nên dùng nếu người bệnh bị sưng viêm, phù nề da nhờ cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp các thành phần trung gian gây phản ứng dị ứng, viêm da. Một số thuốc thường được sử dụng khi bị viêm da dị ứng gồm: Diclofenac, Meloxicam, Naproxen và Ibuprofen

Tuy nhiên, thuốc không nên sử dụng cho một số đối tượng gồm:

  • Người mắc các bệnh về gan, thận
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có tiền sử bị bệnh xuất huyết dạ dày
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thuốc chống viêm có steroid

Nhóm thuốc này còn được gọi là thuốc corticosteroid đường uống, có khả năng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó chống viêm, ngăn ngừa hiện tượng dị ứng da.

Thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nên chỉ được kê đơn nếu người bệnh có hiện tượng bị phù nề, sưng viêm nặng.

Đồng thời, nhóm thuốc này còn chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Người có tiền sử quá mẫn với corticoid
  • Người vừa tiêm vaccine chứa virus sống
  • Người bị bội nhiễm da do virus

Hiện nay, điều trị viêm da dị ứng bằng các bài thuốc Đông y được giới chuyên gia đánh giá là phương pháp hiệu quả, an toàn. Đặc biệt là những bài thuốc được nghiên cứu bài bản.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc uống, thuốc bôi viêm da dị ứng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng các thuốc uống, thuốc bôi viêm da dị ứng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Lời khuyên dành cho người sử dụng thuốc bôi viêm da dị ứng
Lời khuyên dành cho người sử dụng thuốc bôi viêm da dị ứng
  • Cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô da trước khi sử dụng bất kỳ loại kem bôi nào.
  • Nên sử dụng thuốc trước khi đi ngủ, không nên làm việc ngay sau khi bôi thuốc.
  • Không bịt kín da sau khi bôi thuốc, ngoại trừ các trường hợp được bác sĩ chỉ định.
  • Thận trọng với các vùng da quanh mắt, mũi, miệng.
  • Hạn chế tối đa việc bôi thuốc lên các vết thương hở.
  • Cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc cho các vùng da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
  • Không sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau trên cùng một vùng da khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh thân thể thường xuyên. Giữ sạch không gian sống và các vật dụng thường dùng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị viêm da dị ứng. Kiêng ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dị nguyên và ánh nắng mặt trời sau 9h sáng.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc đã lâu mà không khỏi, nên trao đổi thêm với bác sĩ để được hướng dẫn trị liệu bằng phương pháp thích hợp hơn.

Thuốc bôi viêm da dị ứng hiện có bán tại nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng. Cần thăm khám và tìm hiểu kỹ nguyên nhân, tình trạng bệnh và uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ đã kê.

LIÊN HỆ BÁC SĨ NHẬN TƯ VẤN GIẢI PHÁP AN TOÀN, HIỆU QUẢ NHẤT

NÊN ĐỌC:

Cập nhật lúc: 9:37 AM , 05/01/2024

Tin liên quan

Áp dụng 14 cách chữa viêm da dị ứng chọn lọc hiệu quả

Viêm da dị ứng là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở da mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng...

viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da phổ biến hiện nay. Dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe hay tính mạng, nhưng bệnh lại ảnh hưởng...

Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng phù nề mặt mũi, nổi mẩn toàn thân thậm chí khó thở… vì bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa chưa?...

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì nhanh khỏi?

Khi mắc viêm da dị ứng, bên cạnh việc chăm sóc da, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng thì chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng...

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Bệnh viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu mãn tính, có xu hướng bùng phát khi tiếp xúc với những tác nhân gây phản ứng dị ứng và...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *