Đau Đầu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Đau đầu là hiện tượng phổ biến mà ai cũng gặp phải trong đời. Đau có thể xuất hiện từng cơn rồi tự hết hoặc kéo dài do bệnh lý. Vì vậy cần tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị để có những điều chỉnh phù hợp.

Đau đầu là bệnh gì?

Đau đầu hay nhức đầu hiện tượng từ già đến trẻ đều bị với những cơn đau ở vùng thái dương, quanh trán hoặc đau ra sau đầu. Mức độ, tần suất và vị trí đau ở mỗi người là khác nhau. 

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột mà không rõ nguyên nhân. Mức độ đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội; đau vài phút hoặc đau từ ngày này qua ngày khác.

Nếu tình trạng đau nhức đầu kéo dài mọi người không được chủ quan bởi rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Viêm xoang: Hầu hết bệnh nhân viêm xoang đều có biểu hiện đau đầu hoặc đau nửa đầu mỗi khi thay đổi thời tiết, tình trạng viêm tái phát.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Vùng cổ gáy tập trung nhiều dây thần kinh, khi đốt sống bị tổn thương, thoái hóa sẽ chèn ép dây thần kinh, tắc nghẽn mạch máu từ đó dẫn đến các cơn đau đầu. 
  • Thiếu máu: Là tình trạng giảm hồng cầu khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó thở…
  • Tăng nhãn áp: Bệnh lý ở mắt không phát hiện và điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh. Ngoài mờ mắt, đau đầu dữ dội cũng là biểu hiện của bệnh.
  • Đột quỵ: Bệnh lý vô cùng nguy hiểm, một trong những dấu hiệu nhận biết trước đó là những cơn đau đầu do mạch máu não bị tắc nghẽn.
  • Khối u não: Đau đầu thường xuyên, mức độ đau tăng theo thời gian có thể cảnh báo khối u trong não. Vì khối u phát triển gây áp lực đến hệ thần kinh và các phần khác của não.
  • Nhiễm trùng não: Là tình trạng lớp màng bao quanh não, tủy sống bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập gây viêm. Người bệnh sẽ bị đau đầu đột ngột, dữ dội, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng…

Nguyên nhân gây đau đầu

Ngoài các bệnh lý kể trên, đau đầu có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau: 

  • Di chứng sau chấn thương (va đập vùng đầu, não)
  • Stress, căng thẳng thường xuyên (vấn đề gia đình, công việc)
  • Mất ngủ kéo dài, thường xuyên thức khuya
  • Do lạm dụng rượu bia, thuốc lá,
  • Nằm ngủ không đúng tư thế, thời tiết thay đổi, ô nhiễm tiếng ồn.
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là phụ nữ trong kỳ kinh và giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Triệu chứng đau đầu thường gặp

Đau đầu được phân loại thành nhiều dạng vì mức độ và vị trí đau ở mỗi người, mỗi lần là khác nhau.

Đau nửa đầu

Cảm giác đau ở vùng thái dưới ở bên trái hoặc phải. Cảm giác da đầu căng ra, mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội. Kèm theo chóng mặt, hoa mắt, ù tai, khó chịu với tiếng ồn. Đau có thể tự hết sau vài giờ hoặc kéo dài đến vài ngày.

Đau đầu theo cụm

Thường xuất hiện sau khi người bệnh ngủ dậy, cảm giác nặng đầu sau đó đau thành từng cụm có thể đau nửa đầu, đau sau mắt, đau lan ra vùng thái dương và trán

Đau đầu mãn tính

Là tình trạng đau kéo dài nhiều ngày cho đến cả tháng. Cơn đau theo đợt, đau căng vùng da đầu. Bất cứ thời điểm nào cũng có thể đau. Đặc biệt buổi tối đau đầu khiến người bệnh bị mất ngủ, trằn trọc khó vào giấc.

Đau đầu căng thẳng

Biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, đau như có người bóp, mức độ đau tăng và tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương. Ở dạng đau đầu căng thẳng thường gặp ở nữ giới trung niên, lo âu kéo dài.

Đau đầu do căng cơ

Người bệnh đau ở 2 bên, mức độ tăng theo thời gian. Cảm giác đau nặng vùng đầu, vùng mắt vai gáy nhức mỏi, đau ở cơ cổ.

Ai dễ bị đau đầu?

Đau đầu có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng đau thường xuyên, phổ biến nhất phải kể đến

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
  • Người bị huyết áp thấp, cao huyết áp
  • Người làm việc trong môi trường áp lực cao
  • Người thường xuyên bị làm việc với máy tính, tư thế không đúng.

Đau đầu có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau đầu con phụ thuộc vào bệnh lý mắc phải. Chẳng hạn đau đầu do bệnh đột quỵ, bệnh về não thì có thể đe dọa đến tính mạng. 

Còn các bệnh lý khác thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống và công việc.

Chính vì vậy hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi có các dấu hiệu đau đầu thường xuyên phải tìm gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chẩn đoán đau đầu

Thường xuyên đau đầu là dấu hiệu bệnh lý. Để biết chính xác bệnh và nguyên nhân mọi người cần đi khám. Các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng người bệnh gặp phải như mức độ đau ra sau, thời điểm đau, vị trí đau, thời gian kéo dài bao lâu, tần suất đau… Có triệu chứng đi kèm nào không?

Kiểm tra huyết áp, mắt, nghe nhịp tim…

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ cho người bệnh làm một số kiểm tra, chụp chiếu như:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp phát hiện chính xác khối u, dị dạng mạch máu, viêm màng não…
  • Chụp CT cắt lớp vi tính: Theo dõi được hình ảnh não bộ phát hiện khối u, tình trạng chảy máu hay các vấn đề kháng
  • Chụp Xquang xoang: Xác định vị trí xoang bị viêm (nguyên nhân gây đau đầu trán)
  • Kiểm tra dịch não tủy: mẫu dịch giúp phát hiện nhiễm trùng, viêm màng não, vấn đề kháng

Các cách giảm đau đầu

Phải làm gì khi bị đau đầu, làm sao để giảm đau nhanh nhất là điều mà người bệnh quan tâm. Hiệu có nhiều cách trị đau đầu mà mọi người đã và đang áp dụng.

Cách giảm đau đầu tại nhà đơn giản

Khi bị đau đầu người bệnh cần thả lỏng, thư giãn, giảm căng thẳng 

  • Massage, xoa bóp đầu: Dùng ngón tay day ấn, bóp vùng thái dương và vùng trán có thể thêm dầu nóng để xoa giúp lưu thông máu.
  • Chườm nóng/lạnh: Sử dụng khăn sạch thêm đá hoặc ngâm nước nóng (vắt sạch nước) chườm, đắp lên vùng đầu
  • Xông tinh dầu: Tinh dầu có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng stress, giúp an thần, dễ ngủ.
  • Bấm huyệt: Nên có sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Chỉ cần bấm một vài huyệt trên mặt hoặc tay chân cũng giúp dịu cảm giác đau nhanh chóng.

Uống thuốc giảm đau đầu

Khi áp dụng các mẹo chữa đau đầu tại nhà không hiệu quả mọi người cần dùng thuốc để kiểm soát. Thuốc trị đau đầu có rất nhiều loại gồm cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc không kê đơn gồm các loại thuốc giảm đau đầu đơn thuần ít tác dụng phụ như panadol, paracetamol, Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid: Ibuprofen, naproxen,  aspirin
  • Các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn, tùy theo tình trạng, bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác nhau như Diclofenac, Triptans, Etodolac, Indomethacin…
  • Thuốc an thần
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm

Thuốc tây cần uống đúng liều lượng, không nên lạm dụng bởi thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, hại sức khỏe.

Phòng ngừa chứng đau đầu

Nếu không muốn đau đầu xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng, mọi người có thể chủ động phòng ngừa bằng cách:

  • Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi đêm, ngủ sớm, dậy sớm
  • Uống đủ nước giảm nguy cơ th
  • Không giữ cơ thể lâu ở một tư thế đặc biệt là những người ngồi làm việc trên máy tính, thợ sơn, thợ cắt tóc…
  • Điều chỉnh tâm trạng, luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tối đa căng thẳng, stress
  • Sử dụng tinh dầu trong phòng giúp thư giãn tâm trạng
  • sống trong môi trường lành mạnh, ít tiếng ồn lớn, không gần nơi bị ô nhiễm…
  • Giải tỏa căng thẳng bằng cách đi du lịch, đọc sách, tập thể dục thể thao…
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia thuốc lá…

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thực phẩm vô cùng đa dạng nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe. Vì vậy hãy đưa ra sự lựa chọn đúng và xây dựng thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị các cơn đau đầu.

Nên ăn: 

  • Ngũ cốc nguyên hạt, tốt cho não bộ, nhiều magie giảm nguy cơ đau nửa đầu, đau đầu từng cụm.
  • Món ăn từ cá béo nhiều omega-3, DHA, vitamin B tốt cho não bộ, hệ thần kinh, chống viêm giảm đau nửa đầu
  • Các loại quả giàu magie, kali, vitamin B như bơ, chuối, ớt chuông, dứa...
  • Các loại củ rau gia vị như tỏi, gừng, lá kinh giới

Không nên ăn

  • Đồ uống chứa cồn, cafein
  • Thực phẩm chứa nhiều nitrat như thịt nguội, lạp xưởng, thịt hun khói, xúc xích, đồ ăn nhanh
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, hóa học như nước ngọt, nước tăng lực, nước có ga

Thời tiết thay đổi (giao mùa) hay mưa nắng gió thất thường khiến nhiều người bị đau đầu từ âm ỉ đến dữ dội. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, lưu lượng máu cung cấp lên não không ổn định từ đó gây đau đầu.

Đau đầu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan, sớm thăm khám để có hướng xử lý kịp thời. Hy vọng mọi người đã có thể nhận biết và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Cập nhật lúc: 6:52 AM , 04/04/2024

Tin liên quan

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì nhanh khỏi?

Khi mắc viêm da dị ứng, bên cạnh việc chăm sóc da, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng thì chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng...

TOP 15+ loại thuốc điều trị viêm da dị ứng chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc uống, thuốc bôi viêm da dị ứng có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, sưng đỏ, viêm, tróc vảy ở người bệnh. Tuy...

Áp dụng 14 cách chữa viêm da dị ứng chọn lọc hiệu quả

Viêm da dị ứng là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở da mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng...

Cách Trị Đau Đầu Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Cơn đau đầu có thể kéo dài hàng giờ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp...

12 Loại Thuốc Trị Đau Đầu Hiệu Quả Nhanh

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc đau đầu để đối phó với những cơn đau đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Bài...

thuốc tăng cường sinh lý nam

Thuốc tăng cường sinh lý nam là một dạng thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng (TPCN) được sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *