Viêm lợi sưng má phải làm gì? Phương pháp chữa trị ra sao?

Viêm lợi sưng má là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều người. Người bệnh khi bị viêm lợi sưng má gây đau nhức, mất thẩm mĩ đồng thời khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy viêm lợi sưng má có nguy hiểm không, phải làm gì để cải thiện tình trạng này đây?

Viêm lợi sưng má là gì?

Trường hợp lợi bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm đồng thời khiến má bị sưng đau được gọi là viêm lợi sưng má. Tình trạng này khiến hoạt động nói chuyện và ăn uống của người bệnh đều trở nên khó khăn.

Viêm lợi sưng má có rất nhiều triệu chứng để nhận biết nhưng những biểu hiện này thường giống với các bệnh răng miệng khác nên khiến người bệnh dễ bỏ qua hoặc nhầm thành bệnh khác. Triệu chứng đầu tiên là phần nướu xung quanh chân răng sẽ bị tấy đỏ và người bệnh thấy đau khi sờ vào. Vì khi bị viêm lợi, các mô mềm quanh chân răng sẽ bị tổn thương dẫn đến viêm loét sưng đau và tình trạng chảy máu chân răng.

Bên cạnh đó, lợi bị viêm còn khiến răng tách dần khỏi nướu. Khi tình trạng viêm lợi sưng má diễn biến nặng hơn sẽ xuất hiện mủ trên nướu. Dịch mủ chảy ra khiến miệng có mùi hôi khó chịu.

Biến chứng của viêm lợi sưng má

Bệnh viêm lợi sưng má hay viêm lợi sưng mặt không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng để lại một số rắc rối nhất định khiến người bệnh phiền lòng. Trong trường hợp người bệnh đang ở trong giai đoạn nặng sẽ có thể xảy ra những biến chứng, cụ thể như sau:

Viêm lợi sưng má gây viêm tủy răng và dẫn đến mất răng.
Viêm lợi sưng má gây viêm tủy răng và dẫn đến mất răng.

Viêm lợi sưng má gây viêm tủy răng

Người bệnh bị đau lợi sưng má nếu không có phương án điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ khiến vi khuẩn lan rộng xâm nhập vào tủy răng gây viêm nhiễm. Lúc này các cơn đau nhức sẽ xuất hiện thường xuyên và trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Viêm lợi sưng đau gây mất răng

Khi tình trạng viêm lợi ngày càng trầm trọng, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tủy răng làm lợi bị tổn thương, không còn săn chắc. Lúc này răng sẽ bị tách rời vì lợi không còn đủ khả năng ôm lấy chân răng. Nếu lợi bị tụt quá sâu sẽ khiến răng lung lay và thậm chí dẫn đến tình trạng mất răng.

Khó khăn trong sinh hoạt

Người bị viêm lợi sưng má phải thường xuyên hứng chịu những cơn đau nhức tê tái nên vô cùng khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn. Khi viêm lợi sưng nướu diễn biến nặng hơn, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi toàn thân hoặc gặp những cơn sốt liên miên. Thêm vào đó, tình trạng má bị phù, lệch hẳn sang một bên cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu trong giao tiếp.

Ngoài ra hiện tượng viêm lợi sưng má còn có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bệnh tim: Viêm lợi nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng tim mạch bị kém và có nguy cơ cao bị đau tim.
  • Bệnh đái tháo đường: Người bệnh tiểu đường có sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm trong cơ thể. Chính vì thế người bị tiểu đường dễ mắc viêm lợi sưng má hay các bệnh răng miệng khác hơn những người bình thường.
  • Sa sút trí tuệ: Người bị viêm lợi thường có nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ đồng thời hạn chế các vấn đề trí nhớ. Theo các nghiên cứu, viêm lợi sưng má có thể khiến người bệnh quên mất khả năng tính toán và trở nên đãng trí.
  • Viêm khớp dạng thấp: Thông thường những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nhiều khả năng bị viêm lợi đồng thời có nguy cơ mất răng cao hơn.
  • Nguy cơ sinh non cao: Hiện tượng đau lợi sưng má là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Việc này làm nguy cơ sinh non của phụ nữ mang thai tăng cao dẫn đến nhiều rủi ro cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Viêm lợi sưng má làm sa sút trí tuệ, gây viêm khớp dạng thấp và tăng nguy cơ sinh non.
Viêm lợi sưng má làm sa sút trí tuệ, gây viêm khớp dạng thấp và tăng nguy cơ sinh non.

Mẹo chữa viêm lợi sưng má

Viêm lợi sưng má gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống hàng ngày nên người bệnh cần có những phương án xử lý và cải thiện tình trạng này kịp thời.

Điều trị viêm lợi sưng má tại nhà

Một số mẹo dân gian sau đây với các nguyên liệu đơn giản sau đây có thể giúp đẩy lùi hiện tượng sưng lợi sưng má:

Đinh hương trị viêm lợi sưng má

Đinh hương có công dụng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng giảm đau hữu hiệu. Người bệnh chỉ cần nhai kĩ 2 đến 3 nụ đinh hương đã rửa sạch rồi ngậm một lúc để tinh dầu đinh hương có thể ngấm kỹ vào vị trí lợi bị viêm. Nếu thực hiện phương pháp điều trị với đinh hương 2 lần mỗi ngày trong tầm 10 đến 15 phút, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tỏi trị viêm lợi sưng đỏ

Một trong những phương pháp điều trị tình trạng này tại nhà hiệu quả nhất là bạn có thể sử dụng tỏi. Tỏi với công dụng sát khuẩn, hỗ trợ giảm sưng viêm sẽ là liều thuốc trị viêm lợi sưng má hữu hiệu nhất. Người bệnh nên bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày hoặc lấy tỏi ngâm rượu để súc miệng 2 lần sáng và tối sẽ trị được sưng lợi sưng má.

Chanh chữa viêm lợi sưng má

Trong chanh chứa acid có khả năng loại bỏ các vi khuẩn đồng thời giúp đẩy lùi những cơn đau nhức do viêm lợi sưng to gây ra. Người bệnh vắt lấy nước cốt chanh, tiếp theo pha loãng với nước rồi dùng súc miệng ngày 2 lần. Khi kiên trì áp dụng phương pháp này trong 2 tuần sẽ thấy tình trạng viêm lợi sưng má giảm đi đáng kể.

Xem thêm: Phương pháp chữa viêm lợi hôi miệng

Vỏ trứng chữa đau lợi sưng má

Canxi Cacbonat có trong vỏ trứng hỗ trợ nạp lại khoáng chất cho men răng đồng thời giúp giảm sưng, giảm đau nhanh chóng. Người bệnh làm sạch vỏ trứng, đun sôi rồi sấy khô để nghiền thành bột. Tiếp theo trộn bột vỏ trứng với baking soda và dầu dừa để làm thành kem đánh răng hàng ngày.

Vỏ trứng giúp giảm sưng, giảm đau lợi nhanh chóng.
Vỏ trứng giúp giảm sưng, giảm đau lợi nhanh chóng.

Muối trắng

Muối là một trong những nguyên liệu trị đau lợi sưng má hiệu quả vì có đặc tính sát khuẩn, giảm sưng và tiêu viêm vô cùng nhanh chóng. Mỗi ngày, người bệnh súc miệng bằng nước muối ấm trong 2 đến 5 phút sẽ thấy các triệu chứng khó chịu thuyên giảm đáng kể.

Than hạt táo trị viêm lợi sưng đau

Than hạt táo có công dụng giảm sưng tiêu viêm nên được đánh giá cao trong quá trình điều trị viêm lợi sưng má. Người bệnh lấy hạt táo đốt thành than rồi nghiền nát thành vụn bột đắp lên vùng lợi bị sưng. Kiên trì áp dụng trong 2 đến 3 ngày sẽ thấy được tác dụng.

Điều trị viêm lợi sưng đau bằng thuốc tây y

Bên cạnh các mẹo điều trị đau lợi sưng má tại nhà, người bệnh còn có thể sử dụng một số loại thuốc trong tây y được bác sĩ chỉ định điều trị bao gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viêm lợi ở mức độ nặng khi người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Thuốc kháng sinh còn giúp giảm sưng má và lợi vô cùng hiệu quả. Một số loại kháng sinh phổ biến hay dùng cho các trường hợp viêm lợi sưng đỏ như: Tetracycline, Metronidazol, Amoxicillin và Azithromycin. Đây là những loại kháng sinh chống lại được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.

Thuốc kháng viêm 

Thuốc kháng viêm được biết đến là một loại enzim đặc biệt khiến những phản ứng hóa học diễn ra bên trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, giúp các biểu hiện sưng đỏ, phù nề lợi và má, các cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Có hai nhóm thuốc kháng viêm thường được sử dụng là nhóm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid.

Thuốc kháng viêm giúp giảm các biểu hiến sưng đỏ, phù nề lợi và má.
Thuốc kháng viêm giúp giảm các biểu hiến sưng đỏ, phù nề lợi và má.

Nước súc miệng

Các thành phần hóa học trong nước súc miệng rất hữu ích trong việc loại bỏ bớt các vi khuẩn ở phần lợi bị viêm. Nước súc miệng còng giúp làm sạch những thức ăn thừa và mảng bám lâu ngày trên răng gây viêm nha chu, loại bỏ được nguyên nhân gây sưng má đau lợi đồng thời làm cho hơi thở thơm mát hơn.

Thuốc giảm đau

Khi tình trạng viêm lợi đã tiến triển nặng, những cơn đau răng lợi sẽ trở nên dữ dội hơn. Lúc này người bệnh không thể thiếu được thuốc giảm đau. Chúng sẽ giúp người bệnh thực hiện các hoạt động ăn uống dễ dàng hơn. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng là paracetamol, aspirin…

Điều trị viêm lợi sưng má bằng thuốc đông y

Việc sử dụng thuốc tây tuy đem lại hiệu quả nhanh nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ với gan, thận và đặc biệt là dạ dày. Vì thế người bệnh có thể sử dụng một vài bài thuốc đông y với các dược liệu an toàn và lành tính sau đây:

Bài thuốc với rau rệu

Người bệnh cần chuẩn bị 50g rau rệu khô 30g rau má, 30g lá đinh lăng, 30g chè xanh. Sau đó đem tất cả rửa sạch, để ráo nước rồi nấu sôi với nước sạch. Tiếp theo chắt phần nước để sử dụng thay nước uống hàng ngày.

Bài thuốc với hương nhu

Người bệnh cần chuẩn bị 18g lá hương nhu, 10g hoàng liên, 10g hoàng cầm, 12g chi tử, 24g rau má, 12g đương quy, 12g cam thảo, 16g đan sâm. Sau đó đem tất cả nấu sôi với nước, cứ 3 bát nước thì giữ lại 1 bát. Một thang thuốc như vậy sắc lấy 3 lần rồi thay thuốc mới. Người bệnh uống nước này 3 lần/ngày, sau bữa cơm khoảng 30 phút.

Bài thuốc với nam hoàng bá và nam tục đoạn

Người bệnh cần chuẩn bị  16g nam hoàng bá, 16g nam tục đoạn, 16g rễ cây xấu hổ, 16g rễ cỏ xước, 12g bạch truật, 12g liên nhục, 10g trần bì, 12g cam thảo. sau đó đem tất cả sắc với nước lọc. Ngày uống 3 lần, sắc đủ 3 lần thì đun thang mới.

Các bài thuốc trên giúp giảm những cơn đau do viêm lợi gây ra đồng thời tiêu sưng kháng viêm, thanh nhiệt, người bệnh cần kiên trì thực hiện.

Bài thuốc với nam hoàng bá và nam tục đoạn giúp giảm đau tiêu sưng và kháng viêm.
Bài thuốc với nam hoàng bá và nam tục đoạn giúp giảm đau tiêu sưng và kháng viêm.

Biện pháp phòng ngừa viêm lợi sưng má

Bị viêm lợi khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt và có thể dẫn đến mất răng nên. Vì thế mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn căn bệnh này, cụ thể như:

  • Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng: đánh răng tối thiểu hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm kết hợp với kem đánh răng có chứa florua, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch triệt để các mảng bám, sử dụng nước súc miệng có đặc tính kháng khuẩn để ngăn ngừa viêm lợi, chống hôi miệng và tiêu diệt các mảng bám cứng đầu.
  • Hạn chế tiêu thụ những thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột, đồ uống có cồn và có gas, không nên hút thuốc lá vì nó làm tăng nguy cơ mắc viêm lợi và rất dễ dẫn đến gây mất răng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ cao răng. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, người bệnh có thể cần đến gặp bác sĩ nha khoa thường xuyên hơn.

Viêm lợi sưng má có thể gây ra nhiều biến chứng và rủi ro cho cuộc sống của người bệnh nên độc giả cần tìm hiểu kỹ thông tin để có biện pháp phòng ngừa và các mẹo chữa trị khi chẳng may mắc phải căn bệnh này.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 4:55 AM , 15/03/2023

Tin liên quan

Bệnh nhân bị các vi khuẩn, nấm và các dị nguyên tấn công

Có nên nhổ răng sữa lung lay? Những điều cha mẹ cần biết

Một trong những thắc mắc của các bậc phụ huynh liệu có nên nhổ răng sữa lung lay cho bé hay không? Đây là một trong những thông tin hết...

Bé chậm mọc răng nên ăn gì? Gợi ý dinh dưỡng cho bé

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình mọc răng và sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì thế bé chậm mọc răng nên ăn gì là thắc...

Răng nanh là răng số mấy? Cấu tạo và chức năng của răng này như thế nào?

Răng nanh nằm ở vị trí rất quan trọng trong hàm răng, nó cũng là yếu tố giúp nâng đỡ môi, quyết định đến đường nét của khuôn mặt. Tuy...

Bị viêm lợi nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Thực đơn lành mạnh dành cho người viêm lợi

Một trong những nguyên nhân hình thành tình trạng viêm lợi là do chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Do đó, nếu bạn xây...

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục răng ê buốt sau khi bọc sứ

Bọc răng sứ sẽ giúp cải thiện được những khiếm khuyết và mang lại thẩm mỹ cao trong vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp răng ê buốt...

Môi Trề Là Gì? Nên Khắc Phục Bằng Những Biện Pháp Nào?

Môi trề là dáng môi có kích thước lớn, viền môi nhô ra ngoài nhiều gây mất thẩm mỹ. Đa phần những người sở hữu đôi môi này đều cảm...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *