Một trong những thắc mắc của các bậc phụ huynh liệu có nên nhổ răng sữa lung lay cho bé hay không? Đây là một trong những thông tin hết sức quan trọng mà cha mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ.
Khi nào nên nhổ răng sữa lung lay cho bé?
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Nhổ răng sữa cho bé cần phải căn cứ vào tình trạng răng miệng của các bé ở thời điểm hiện tại. Không nên nhổ răng sữa của bé trước thời điểm thay răng theo quy luật. Việc mất răng sữa quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai, hệ tiêu hóa hay phát âm sau này của trẻ mà răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc và khấp khểnh.
Chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào khẳng định chính xác về thời gian thay răng sữa. Tuy nhiên răng sữa và răng vĩnh viễn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới sẽ kích thích chân răng sữa tiêu biến, còn răng sữa giúp tạo khoảng trống định hướng răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí trên cung hàm.
Thời gian thay răng sữa ở mỗi trẻ có thể khác nhau, tuy nhiên nhìn chung trẻ sẽ thay răng theo một quy luật như sau:
- 5 – 7 tuổi răng cửa sữa rụng, các răng cửa vĩnh viễn mọc lên
- 7 – 8 tuổi các răng cửa sữa bên rụng thay bằng răng vĩnh viễn cửa mọc.
- 9 – 10 tuổi các răng hàm (cối nhỏ) đầu tiên mọc sau khi các răng hàm sữa nhỏ thứ nhất rụng.
- 10 – 11 tuổi là thời điểm thay các răng nanh sữa
- 11-12 tuổi các răng ham sữa lớn thứ hai sẽ rụng thay vào đó bằng các răng tiền hàm (cối nhỏ).
Răng sữa sẽ thường tự lung lay và rụng đi khi đến giai đoạn thay răng. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng sữa lung lay nhẹ hoặc lung lay trước thời điểm thay răng vĩnh viễn khiến ba mẹ lo lắng.
Cách nhổ răng sữa cho bé đơn giản, an toàn
Phụ huynh có thể lựa chọn cách nhổ răng tại nhà cho bé hoặc nhổ răng tại nha khoa. Nếu nhổ tại nhà, phụ huynh cần đảm bảo chắc chắn kiến thức và cách sơ cứu sau khi nhổ, nếu không bạn nên đưa bé tới nha khoa để đảm bảo an toàn nhất.
Nhổ răng cho trẻ tại nhà đơn giản
Cách 1: Dùng lực tác động của tay để đẩy răng
- Phụ huynh dùng ngón tay trỏ của mình sau đó quấn băng gạc đã sát khuẩn tác động một lực vào răng của bé để đẩy nhanh quá trình rụng răng.
- Việc sử dụng tác động nhẹ nhàng của lực đến răng này hàng ngày đến khi răng bắt đầu mềm và tự động có thể nhổ bỏ.
Cách 2: Tác động bằng lực lưỡi của bé
- Thường xuyên nhắc bé dùng lưỡi đẩy chiếc răng của mình cho chuyển động qua lại cho đến khi răng đã lung lay mạnh thì tiến hành nhổ bỏ.
- Quan sát quá trình dùng lưỡi đẩy của bé để đảm bảo bé không nghịch ngợm khiến việc đẩy quá mạnh làm gãy chân răng và tổn thương lưỡi.
Cách 3: Nhổ răng bằng chỉ
- Cha mẹ lấy một sợi chỉ mảnh buộc quanh chân răng của bé
- Sau đó, giật mạnh chiếc răng đó ra ngoài
Lưu ý:
- Khi nhổ răng cho bé điều quan trọng nhất là cần giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng những dụng cụ sát khuẩn tay thật sạch sẽ để tránh trường hợp bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng.
- Việc sử dụng một lực để loại bỏ chiếc răng nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà không cần phải nhổ. Ban đầu, cha mẹ nên khuyên các bé dùng lực nhẹ và sau đó tăng dần để chiếc răng có thể dễ dàng loại bỏ tránh trường hợp nhổ răng sữa còn sót chân răng.
- Tốt nhất nên nhổ răng lung lay cho bé vào buổi sáng vì nhổ răng vào buổi chiều hay tối khi cơ thể trẻ đang mệt mỏi, khả năng chịu đau kém dễ gây đau nhức hơn bình thường.
Nhổ răng cho trẻ tại nha khoa
Tại nha khoa, nhổ răng sữa sẽ được thực hiện theo quy trình:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Để đảm bảo an toàn trước khi nhổ răng cho bé, các bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng cho trẻ. Sau đó, xem xét và phân tích có đủ điều kiện để nhổ răng hay không. Các bác sĩ sẽ trao đổi về tình hình răng miệng của trẻ với các phụ huynh và chỉ định số lượng răng sữa cần phải nhổ bó nếu có.
Bước 2: Vệ sinh toàn bộ răng miệng và gây tê
Để đảm bảo nhổ răng được diễn ra thành công và không gây đau đớn cho các bé, các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn. Sau đó sẽ tiến hành gây tê theo đúng quy trình của tiểu phẫu.
Bước 3: Thực hiện nhổ răng
Sau khi tiến hành gây tê để đảm bảo các bé không còn đau, các bác sĩ tiến hành nhổ răng sữa. Quy trình này được thực hiện trong phòng nha khoa cùng với những khí cụ đã được các bác sĩ vô trùng sạch sẽ. Đảm bảo thực hiện đúng theo kỹ thuật và thao tác nhẹ nhàng. Cam kết giúp vết thương nhanh chóng được phục hồi và không gây đau đớn cho các bé.
Bước 4: Bác sĩ tư vấn và kê thuốc
Khi quá trình nhổ răng cho trẻ kết thúc, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn cho các bé. Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý và dặn dò trẻ cách vệ sinh răng miệng sao cho thật hiệu quả. Đồng thời căn dặn trẻ nên và không nên ăn uống những gì để bảo vệ cho vị trí răng mới nhổ tốt nhất.
Xem thêm: Nhổ răng sữa cho bé ở đâu uy tín? TOP 8 địa chỉ chất lượng
Tác hại của việc nhổ răng sữa sai cách
Hiện nay, có rất nhiều cách nhổ răng sữa lung lay cho các bé. Tuy nhiên, nếu nhổ răng không đúng cách sẽ có rất nhiều mối nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ. Một số hậu quả có thể được kể đến như:
Răng bị gãy còn sót lại chân răng
Đối với trẻ em, đặc biệt là răng hàm có nhiều chân răng nên nếu nhổ sai cách có thể khiến cho việc nhổ răng sữa của trẻ còn bị sót lại chân răng và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng mới của các bé sau này. Răng vĩnh viễn sẽ không thể mọc, răng trẻ mọc lẫy hoặc chen chúc những răng bên cạnh. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ về sau.
Đau đớn, chảy máu kéo dài
Trong quá trình nhổ răng, nếu nhổ răng quá mạnh làm cho lỗ nhổ răng quá lớn hoặc ảnh hưởng đến mạch máu xung quanh răng sẽ dễ có thể khiến nướu của bé bị chảy nhiều máu hoặc có thể bị chảy máu ồ ạt. Lúc này các bác sĩ cần phải khắc phục bằng cách sử dụng những biện pháp cầm máu cho bé để tránh tình trạng bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhổ răng sữa bị sốt cao
Việc nhổ răng gây đau đớn với dụng cụ nhổ răng không đảm bảo được tiệt trùng sạch sẽ gây nhiễm trùng xung quanh ổ răng và có thể dẫn đến áp xe răng; có thể khiến bé bị sốt cao, chán ăn và quấy khóc. Nếu trẻ sốt quá cao không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bị co giật, uốn ván hoặc có thể ảnh hưởng xấu đến não và mắt của trẻ.
Ảnh hưởng đến sức nhai và thẩm mỹ gương mặt
Nếu răng sữa không lung lay mà nhổ răng sữa quá sớm cũng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho khuôn mặt của bé. Điều này khiến cho sức nhai của trẻ bị giảm, sự tương tác của hàm trên và hàm dưới cũng kém dần đi. Ngoài ra, việc mất răng sớm cũng tác động đến việc phát âm không được tròn tiếng và ảnh hưởng trong quá trình trẻ học ngoại ngữ sau này.
Ảnh hưởng tâm lý trẻ em
Một trong những tác nhân ảnh hưởng đến việc nhổ răng sai cách gây đau đớn và nhiều biến chứng có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý sợ hãi, lo lắng và thậm chí phản ứng mạnh mỗi khi điều trị bệnh và không chịu hợp tác trong mỗi lần nhổ răng tiếp theo.
Như vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ lựa chọn phương pháp nhổ răng cho bé an toàn và hiệu quả. Tránh những sai sót trong quá trình nhổ răng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để hỏi ý kiến bác sĩ và thăm khám đầy đủ trước khi nhổ răng an toàn, không gây biến chứng cho bé.
Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ khi nhổ răng sữa
Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ như nào là tốt nhất? Những điều đặc biệt cần lưu ý về cách vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới đây sẽ giúp phụ huynh nên quan tâm khi trẻ thay răng sữa để giúp con có được hàm răng đều thẳng và khỏe đẹp.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách: Đây là việc rất quan trọng giúp răng sữa của trẻ luôn khỏe mạnh đến thời điểm thay răng. Ba mẹ nên tạo thói quen cho trẻ chải răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó ba mẹ có thể cho trẻ súc miệng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch sẽ mọi vụn thức ăn và mảng bám còn sót lại.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Việc trẻ ăn gì, không nên ăn gì cũng ảnh hưởng đến quá trình thay răng sữa. Bởi việc ăn nhiều đồ ăn nhiều tinh bột, quá cứng, đồ uống có ga sẽ khiến hàm răng bị yếu đi, mài mòn răng làm răng bị sún và rụng trước thời kỳ thay răng. Theo các chuyên gia, giai đoạn này ba mẹ nên bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ, có độ cứng vừa phải như: cần tây, cà rốt, thịt bò,…giúp kích thích quá trình rụng răng diễn ra đúng quy luật.
- Loại bỏ các thói quen xấu ở trẻ: Trẻ nhỏ thường có một số thói quen ảnh hưởng đến việc thay răng sữa ở trẻ như: đẩy lưỡi, cắn móng tay, chạm tay chưa được vệ sinh vào răng gây nhiễm trùng,… Vì vậy, ba mẹ cần chú ý và nhắc nhở để trẻ bỏ dần các thói quen không tốt này để tránh làm hỏng răng hoặc làm việc nhổ răng sữa trở nên khó khăn hơn.
Như vậy, có nên nhổ răng sữa lung lay hay không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn được về cách nhổ răng sữa lung lay cho trẻ.
Cập nhật lúc: 4:04 AM , 15/03/2023Gợi ý xem thêm: