Một trong những nguyên nhân hình thành tình trạng viêm lợi là do chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Do đó, nếu bạn xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp thì hoàn toàn có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ cải thiện tình trạng nêu trên?
Bị viêm lợi nên ăn gì là tốt nhất?
Răng lợi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống. Vì vậy, nếu đảm bảo được các chất dinh dưỡng sau, người bệnh sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng viêm lợi.
Thực phẩm giàu chất xơ
Đây là loại thực phẩm có khả năng làm sạch mảng bám còn tồn đọng ở chân răng. Bên cạnh đó, nó cũng tăng cường hoạt động của tuyến nước bọt, giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn để khắc phục triệu chứng khô miệng. Từ đó, nước bọt sẽ rửa trôi các loại vi khuẩn gây hại cho bộ phận này.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm súp lơ, cần tây, rau xà lách, hoa quả tươi, các loại đậu…
Bị viêm lợi nên ăn gì? – Thực phẩm chứa vitamin C
Nhóm thực phẩm dồi dào vitamin C là các loại trái cây như cam, ổi, chanh, quýt…. Chúng có khả năng gia tăng sức đề kháng, giúp răng miệng chắc khỏe và ngăn ngừa sự phát triển của hại khuẩn. Dần dần, chúng sẽ làm lành những tổn thương tại vùng nướu và lợi.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nhóm thực phẩm này vì acid ở bên trong có thể gây bỏng rát, sưng lợi và khiến răng miệng đau nhức nghiêm trọng hơn.
Viêm lợi nên ăn nhiều tỏi và gừng
Trong tỏi chứa rất nhiều allicin – một loại kháng sinh thực vật có khả năng diệt khuẩn rất tốt. Hoạt chất này có khả năng giúp bạn giảm tình trạng sưng viêm tại vùng nướu, lợi.
So với tỏi, gừng cũng được xem như một vị thuốc có khả năng điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng. Lý do là vì, chúng chứa hợp chất chống viêm nên có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Người bệnh có thể thêm gừng vào các món ăn hoặc pha trà gừng uống mỗi ngày để gia tăng hiệu quả.
Thực phẩm giàu acid lactic
Lý do người bị viêm lợi trùm nên ăn nhiều nhóm thực phẩm này là bởi nó giúp tăng hoạt động của hệ miễn dịch đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Các loại đồ ăn như bánh mì, sữa chua, sữa bò tươi… không những giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn có khả năng nhanh lành bệnh ở người bị viêm lợi.
Uống trà hoặc nước chanh mật ong
Trà xanh hoặc trà đen đều chứa Polyphenols, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại tại nướu răng. Đó là lý do người bệnh uống trà đều đặn mỗi ngày sẽ gia tăng hiệu quả của quá trình đẩy lùi bệnh viêm lợi. Ngoài việc uống, bạn có thể súc miệng bằng nước trà xanh hoặc trà đen với muối. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để răng miệng sạch hơn.
Bên cạnh trà thì mật ong lại chứa thành phần có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt tốt. Bởi lẽ, chanh có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho răng miệng nên khi kết hợp hai loại này sẽ tạo nên hỗn hợp vừa cải thiện tình trạng viêm lợi vừa loại bỏ tình trạng hôi miệng và giúp răng luôn trắng sạch.
Bị viêm lợi kiêng ăn gì?
Người bệnh không nên chỉ quan tâm đến việc nên ăn gì mà còn phải chú ý tới nhóm thực phẩm cần kiêng để không làm bệnh phát triển nặng hơn. Muốn cải thiện tình trạng khó chịu, bạn nên kiêng những loại sau:
Thực phẩm chứa đường và tinh bột
Bị viêm lợi kiêng ăn gì? Đó chính là các loại thực phẩm có hàm lượng đường và tinh bột cao. Đường có thể bám vào sâu trong kẽ răng, chúng tích tụ lâu ngày thành mảng bám lớn tạo ra môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển. Khi hại khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng, chúng sẽ gây ra tình trạng sâu răng và viêm lợi.
Nếu bạn thấy lợi sưng đau thì rất có thể nguyên nhân là do đường. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột như nước ngọt, socola, bánh kẹo…
Nên đọc:
Bị viêm lợi nên kiêng đồ lạnh hoặc cay nóng
Nhóm thực phẩm cay nóng hoặc đồ lạnh sẽ làm răng bị ê buốt còn lợi thì bỏng rát. Tuy nhiên, vì các loại thức ăn này hợp khẩu vị với nhiều người nên họ ăn rất nhiều món có chứa ớt, tiêu, nước nóng hoặc lẩu cay…
Để không làm tình trạng sưng và viêm lợi nặng hơn, bạn nên hạn chế tần suất ăn những loại thực phẩm nêu trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn kem lạnh hoặc uống nước đá vì có thể khiến nướu sưng thêm.
Hạn chế thực phẩm cứng
Thức ăn cứng rất dễ chà xát mạnh vào nướu, lợi và khiến chúng bị tổn thương. Khi bộ phận này sưng lên to hơn, việc nhai nuốt thức ăn sẽ trở nên khó khăn vì cảm giác đau nhức khó chịu.
Các loại thực phẩm cứng bạn cần tránh là hạt mắc ca, hạt óc chó, các loại trái cây sấy khô…
Đau răng viêm lợi kiêng ăn gì? – Đồ chua
Các món ăn có vị chua đã gần như trở nên quen thuộc đối với bữa cơm gia đình của người Việt. Không thể phủ nhận lợi ích của nhóm đồ ăn này trong việc kích thích khẩu vị và tiêu hóa dễ dàng.
Tuy nhiên, acid trong thức ăn chua sẽ khiến lợi bị bỏng rát và sưng tấy. Việc ăn quá nhiều thực phẩm này chỉ khiến lợi lở loét nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Đó là lý do bạn cần tránh ăn đồ chua khi bị viêm lợi.
Hạn chế dùng những loại thịt có sợi dài và dai
Gà, bò, trâu… thuộc nhóm thịt sợi dài và dai nên rất dễ bám vào kẽ răng. Việc lấy những loại thịt này chỉ khiến lợi bị va chạm, tổn thương và sưng viêm nghiêm trọng.
Mặt khác, thịt dai khó được lấy ra khỏi kẽ răng còn tạo điều kiện để vi khuẩn cư trú tại đó. Theo thời gian, chúng sẽ gây sưng nướu, viêm nhiễm, đau nhức.
Kiêng các loại chất kích thích
Sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá đều chứa chất ức chế hoạt động của tuyến nước bọt. Những chất này sẽ gây khô miệng và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào khu vực bị viêm, từ đó răng lợi càng bị viêm nhiễm nặng hơn.
Nếu là người thường xuyên tham gia tiệc tùng hoặc uống nhiều cà phê, bạn nên hạn chế việc sử dụng nhóm đồ này. Đồng thời người bị viêm lợi cũng cần từ bỏ thói quen hút thuốc là để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Lưu ý trong quá trình ăn uống, sinh hoạt cho người bị viêm lợi
Các phương pháp điều trị chủ yếu có tác dụng kiểm soát viêm nhiễm và hạn chế sự phát triển của tình trạng này. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở việc điều trị và không chú ý tới biện pháp phòng tránh, bệnh lý này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp sau để bảo vệ răng miệng tốt hơn:
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 ngày/ lần, đặc biệt là 2 buổi sáng – tối.
- Không chỉ chải răng đúng cách mà bạn còn phải thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần.
- Ngoài đánh răng, bạn nên súc miệng nước muối hàng ngày vào các buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng tối thiểu là một lần/ngày.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
- Chăm chỉ đi khám nha khoa 6 tháng/ lần.
- Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm lợi, bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, ớt, tiêu…
Về cơ bản, đây là danh sách các loại thực phẩm nên ăn hoặc cần kiêng khi gặp tình trạng khó chịu về răng miệng. Hy vọng những kiến thức này đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị viêm lợi nên ăn gì và xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Cập nhật lúc: 5:55 AM , 15/03/2023Không bỏ lỡ: