Viêm da tiết bã ở mặt có triệu chứng gì? Cách điều trị bệnh

Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh khó điều trị, diễn biến dai dẳng và hay tái phát. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc. Việc phát hiện bệnh và thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị dứt điểm bệnh.

Viêm da tiết bã là gì?

Bệnh viêm da tiết bã (hay viêm da dầu, chàm da mỡ) xảy ra khi tuyến bã nhờn bị rối loạn và nấm men tăng sinh quá mức. Lúc này, quá trình tái tạo da bị rút ngắn, gây bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh, khiến chúng kết dính lại với nhau tạo thành lớp vảy có thể nhìn thấy được.

Đây là tình trạng tổn thương mãn tính, thường xuất hiện ở các vùng da hay tiết dầu. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở khu vực da dày và khô. 

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi, người lớn từ 30 đến 70 tuổi.

Triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt

Tùy vào độ tuổi, triệu chứng xuất hiện khác nhau, cụ thể: 

Ở trẻ em (Từ 0 – 3 tháng tuổi)

  • Tổn thương da dày, có màu trắng/ vàng/ nâu nhuyễn.
  • Da nẻ, vảy màu vàng, nốt đỏ.
  • Không thấy ngứa ngáy, sưng viêm, nóng rát hay đau nhức. 
  • Nếu không được điều trị có thể lan rộng xuống bên dưới cơ thể.
  • Có thể quấy khóc, chán ăn. 

Ở người lớn

  • Mảng hồng ban hoặc đỏ ở vùng tiết bã như cánh mũi, má, chân mày trán. 
  • Da khô và tróc vảy dày, thường có đường kính từ 1 đến 2 cm.
  • Trên mặt có nhiều lớp vảy mỏng, tiết nhiều dầu, sờ thấy nhờn, ẩm, dính.
  • Ngứa tại vùng bị viêm.
  • Trường hợp nặng, các sẩn vảy màu vàng đỏ chạy dọc lông mày, nếp gấp mũi.
  • Kích ứng niêm mạc mắt nếu bị viêm khu vực quanh mắt.

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh tiến triển từ từ. Khác với trẻ sơ sinh, ở người lớn, bệnh viêm da tiết bã ở mặt thường có xu hướng kéo dài, dễ tái đi tái lại. 

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở mặt vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các yếu tố như: 

  • Nhiễm vi khuẩn P. Acne, nấm men Malassezia. 
  • Suy yếu chức năng miễn dịch.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc viêm da tiết bã hay vảy nến thì thế hệ sau có tỷ lệ bị bệnh này rất cao.
  • Hormone: Tình trạng viêm da tiết bã ở mặt thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
  • Da nhờn, tiết nhiều dầu, có mụn.
  • Người mắc bệnh HIV, ung thư, tổn thương nội tạng, động kinh, trầm cảm, parkinson,…
  • Dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch: Kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid,…
  • Da mất nước do thời tiết lạnh, hanh khô.
  • Căng thẳng, stress, mệt mỏi.
  • Vệ sinh da kém, hay đổ mồ hôi.
  • Phụ nữ trong thai kỳ, thay đổi nội tiết tố.
  • Người béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc.

Biến chứng viêm da tiết bã ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh lành tính, hiếm khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở khu vực gần kẽ mắt, mí mắt có thể gây tổn thương, nhiễm trùng.

Nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh khó điều trị dứt điểm và kéo dài dai dẳng cả đời.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ da liễu nếu gặp triệu chứng sau:

  • Xuất hiện vùng da có màu đỏ và đau ngứa.
  • Da có mủ, đóng vảy, chảy dịch.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán viêm da tiết bã ở mặt thường dựa trên các triệu chứng ngoài da của bệnh nhân. Các bước thăm khám viêm da cơ địa ở mặt bao gồm:

  • Bác sĩ hỏi triệu chứng, bệnh sử và tiền sử gia đình.
  • Xem xét tình trạng bong tróc, vảy da.
  • Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt với vảy nến, trứng cá đỏ,…
  • Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như: Sinh thiết da, xét nghiệm thiết sinh mô.

Cách điều trị viêm da tiết bã ở mặt

Điều trị tại nhà

  • Dùng dầu khoáng, dầu ô liu bôi lên vùng da bị tổn thương để làm mềm da, giảm khô, bong tróc,…
  • Dùng dầu cám gạo: Bôi trực tiếp dầu cám gạo lên da và massage trong 10 phút, rửa lại với nước sạch giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng ngứa.
  • Massage với mật ong: Massage nhẹ nhàng mật ong trên da trong vòng 15 phút, rửa lại với nước sạch giúp dưỡng ẩm, kháng khuẩn da. 
  • Dùng phèn chua và hoa cúc: Dùng hỗn hợp nước phèn chua nấu với hoa cúc rửa da mặt giúp kháng khuẩn, tiêu ngứa, giảm tình trạng đỏ da, phục hồi làn da.
  • Tắm nước lá trầu không: Giã nát lá trầu không rồi bôi lên da mặt trong 5 – 10 phút giúp giảm ngứa, tiêu viêm, phục hồi thương tổn, tái tạo làn da hiệu quả.

Dùng thuốc kê đơn

Với tình trạng viêm da tiết bã ở mặt mức độ nặng, lan rộng và có diễn biến phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống.

  • Kem hydrocortisone, fluocinolone 0,01%: Sử dụng một đến hai lần mỗi ngày để làm giảm đỏ và vảy trên mặt. 
  • Thuốc chống nấm tại chỗ: Kem ketoconazole 2%, kem econazole 1%, Ciclopirox.
  • Thuốc Fucidin: Chống nhiễm trùng.
  • Thuốc chứa Corticosteroid: Desonide 0,05%, kem hydrocortisone 1 – 2,5%, kem hydrocortisone valerate 0,2% làm giảm sưng viêm, bảo vệ hệ miễn dịch. 
  • Thuốc chống viêm: Neomycin sulfate, Clobetasol, Fluocinolon acetonid,… làm giảm nhanh triệu chứng trên da.
  • Chất ức chế Calcineurin: Elidel, Tacroz, Pimecrolimus, Tacrolimus, Protopic,… có khả năng giảm sự phát triển của các tế bào miễn dịch và ngăn viêm nhiễm trên da.
  • Thuốc bôi chứa Ketoconazole: Giảm viêm, cải thiện tình trạng khô, bong tróc da.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Cetirizine Hydrochloride, Acrivastine, Promethazine Hydrochloride, Chlorpheniramine,… thường được chỉ định để kiểm soát triệu chứng dị ứng của bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol thường được chỉ định trong trường hợp đau rát, sưng to, bong tróc nhiều.
  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, cephalosporin dành cho bệnh nhân nhiễm trùng da nặng. 

Lưu ý: 

  • Các loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nóng rát, đỏ da, ngứa, nhiễm trùng. 
  • Cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn trong điều trị.

Điều trị viêm da tiết bã ở mặt bằng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng sử dụng tia UVA hoặc UVB để làm sạch vảy, cải thiện tình trạng viêm da tiết bã ở mặt. Thường được chỉ định với những trường hợp bị bệnh viêm da tiết bã nặng, kéo dài dai dẳng và đã điều trị bằng thuốc nhưng ít hiệu quả.

Phương pháp phòng tránh

  • Giữ da luôn sạch, khô thoáng.
  • Không chạm, gãi vùng da bị bệnh.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên từ 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch vảy bong.
  • Dùng sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, không có chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh làm việc quá sức, mệt mỏi, stress.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là thời điểm giữa trưa.
  • Không thức khuya nhiều, tập thể dục đều đặn.
  • Giảm lượng tinh bột, đường tinh chế nạp vào cơ thể.
  • Bổ sung thêm thực phẩm chứa omega-3, vitamin tổng hợp,…
  • Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. 
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng da để phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường.

Trên đây là tổng hợp thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.  

Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh lành tính, không gây hại đến sức khỏe người mắc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh tái phát dai dẳng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin của người bệnh.

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 đến 12 tháng. Bệnh sẽ không cần can thiệp y tế và không tái phát lần hai. 

Hầu hết các trường hợp viêm da tiết bã tiến triển mãn tính, kéo dài dai dẳng sẽ không thể tự khỏi nếu không được điều trị y khoa.

Vì vậy bạn cần tích cực chăm sóc và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó các triệu chứng bệnh mới có thể được kiểm soát triệt để, hạn chế tái phát lâu dài.

Viêm da tiết bã là bệnh da liễu mãn tính. Bệnh rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh. 

Khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và cách chăm sóc da của từng người. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh vẫn có thể được đẩy lùi, phục hồi làn da, ngăn chặn tái phát bệnh trong nhiều năm.

Viêm da tiết bã nhờn không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không lây lan từ người này sang người khác.

  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Trái cây họ cam quýt, súp lơ, dưa,...
  • Thực phẩm giàu Vitamin A, E: Bơ, trứng,...
  • Các loại hạt khô: Hạt mắc ca, hạnh nhân, hạt điều,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 và 6: Cá béo, dầu,...
  • Thực phẩm có chất béo bão hòa: bơ, thịt đỏ, dầu thực vật hydro hóa, mỡ động vật, nội tạng.
  • Đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao: Sữa, mè, đậu phộng, cà phê, thức ăn được chế biến từ lúa mì, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá,...
Cập nhật lúc: 10:39 AM , 27/09/2023

Tin liên quan

Một số loại thuốc giảm đau, giảm viêm được sử dụng chữa các bệnh liên quan đến xương khớp

Hậu Quả Khôn Lường Từ Viêm Nha Chu Mãn Tính Và Cách Điều Trị

Viêm nha chu mãn tính là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là tiến triển thành...

Cách Chữa Đau Răng Nào Hiệu Quả Nhất Hiện Nay?

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay, có thể xảy ra trên mọi đối tượng, mọi nhóm tuổi. Tình trạng này gây...

Cá hồi có chứa nhiều protein và lipit lành mạnh giúp dạ dày hoạt động trơn tru hơn

Bị Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì Và Những Lưu Ý Cần Thiết [Xem Ngay]

Bị áp xe răng kiêng ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều người mắc phải bệnh lý này quan tâm. Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ và điều...

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì nhanh khỏi?

Khi mắc viêm da dị ứng, bên cạnh việc chăm sóc da, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng thì chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng...

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Bệnh viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu mãn tính, có xu hướng bùng phát khi tiếp xúc với những tác nhân gây phản ứng dị ứng và...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *