Viêm da tiết bã gây tổn thương da dạng vảy khô hoặc vảy da dầu lan tỏa nhờn, sẩn đỏ và ngứa rát. Bác sĩ dựa vào mức độ và thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị và tốc độ hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi “Viêm da tiết bã nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?”
Vai trò của dinh dưỡng với bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã bệnh da liễu thường gặp, có triệu chứng dễ nhận biết như xuất hiện vảy xám trắng, khô hoặc dầu nhờn, đỏ da ở các vùng da có tuyến bã hoạt động mạnh. Thường thấy ở da đầu, mặt, lưng, ngực hoặc ở các nếp gấp lớn.
Để quá trình điều trị đạt kết quả tốt, hạn chế tái phát triệu chứng, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc đặc trị, chăm sóc da và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.
Việc tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm có khả năng chống viêm, giàu khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa sẽ giúp kiểm soát bệnh, cải thiện hệ thống miễn dịch và hạn chế nguy cơ tái phát.
Viêm da tiết bã nên ăn gì?
Để ngăn ngừa và điều trị tốt bệnh viêm da tiết bã, bạn nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những loại thực phẩm như:
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Nhóm thực phẩm này có khả năng ức chế tác nhân gây hại, cải thiện quá trình trao đổi chất, phục hồi hàng rào bảo vệ làn da. Bạn nên bổ sung quả lựu, việt quất, quả anh đào, dâu tây,.. vào các bữa ăn để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên chỉ nên ăn tối đa 2 bữa/ngày để tránh tình trạng tăng lượng đường có trong máu.
Các loại rau xanh
Rau xanh bao gồm súp lơ, cải xoăn, rau bina,… Trong các loại rau xanh này có chứa lượng nước, khoáng chất, vitamin K, vitamin C, vitamin A dồi dào.
Việc bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn ăn hàng ngày giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm da tiết bã, chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu diệt gốc tự do trong hạ bì, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thực phẩm giàu protein
Bạn có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt protein dẫn đến viêm da dầu bằng cách bổ sung các thực phẩm như: Cần tây, củ cải, cà rốt, nho, táo, rau mùi, dưa chuột, các loại hạt và đậu không chứa chất béo.
Viêm da tiết bã nên ăn gì? – Các loại gia vị tự nhiên
Trong các loại gia vị như đinh hương, quế, nghệ, hương thảo, gừng,… có thành phần giúp bảo vệ da khỏi các vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ cải thiện triệu chứng do viêm da tiết bã gây nên.
Thực phẩm giàu vitamin A
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A giúp cải thiện triệu chứng da khô, nhờn quá mức, giữ cho làn da luôn ở trong trạng thái tốt.
Những thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao bao gồm: Củ cải, rau bina, cà rốt, cải xoong, cây lưu ly, cà chua, bí ngô, măng tây, ớt, chuối, táo, mận, dưa hấu, xoài, các loại đậu,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, cải thiện tình trạng bong tróc, giảm ngứa, thúc đẩy khả năng tự phục hồi của tế bào da, quá trình tổng hợp collagen của cơ thể và tăng độ đàn hồi.
Một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E cao là: Các loại hạt, bơ, dầu dừa, cá hồi, dầu ô liu, dầu hạt lanh,…
Viêm da tiết bã nên ăn gì? – Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện tổn thương trên da. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Dưa chuột, ớt chuông đỏ, cam, cà rốt, cà chua, dứa, rau diếp, củ cải, quả anh đào,…
Thực phẩm chứa nhiều Omega-3
Omega-3 là một loại chất béo hay còn gọi là axit béo lành mạnh. Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện sức khỏe làn da, bổ sung độ ẩm, giúp da săn chắc, giảm tình trạng tiết nhiều bã nhờn và ức chế các chất trung gian gây viêm.
Nhóm thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: Cá hồi, cá nục, cá ngừ, cá trích, hạnh nhân, hạt óc chó, dầu oliu, quả bơ,…
Thực phẩm giàu vitamin B
Các chuyên gia đã chứng minh thiếu vitamin B là một trong những nguyên nhân gây tình trạng viêm da dầu, nhất là vitamin B7.
Một số các loại thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo, lúa mì, hạt đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, yến mạch.
Bị viêm da tiết bã kiêng ăn gì?
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm trên, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng các triệu chứng của viêm da tiết bã như:
Các loại thịt đỏ
Trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… chứa nhiều chất béo bão hòa gây kích thích phản ứng viêm. Người bệnh có thể thay thế nhóm đạm từ thịt đỏ sang các loại thịt trắng như thịt cá, gà và nhóm đạm thực vật.
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa vì có có thể làm tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, từ đó khiến tình trạng viêm da tiết bã nghiêm trọng hơn.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm: Bơ, mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu thực vật hydro hóa, trứng, sản phẩm làm từ dừa, vừng, lạc, đậu phộng,…
Một số loại hải sản
Người bệnh viêm da tiết bã không nên ăn những loại hải sản như cua, cá, tôm, ngao, hàu,… bởi trong nhóm thực phẩm này chứa những tác nhân kích thích sản sinh histamin, cơn ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn bình thường.
Thực phẩm cay, nóng
Các loại thực phẩm và gia vị cay nóng có thể khiến da dễ tiết mồ hôi, bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông gây tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn ảnh hưởng xấu đến chức năng thải độc, gây hại dạ dày, làm độc tố tích tụ trong cơ thể và phát ra ngoài da.
Đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường
Bạn nên hạn chế các món ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả sấy, nước ngọt, kem, socola,… Vì chất tạo màu và đường xấu có thể gây ngứa ngáy, nổi mụn, sưng viêm nghiêm trọng hơn.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa động vật và các chế phẩm làm từ sữa như kem, phô mai, bơ có chứa rất nhiều chất khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích và làm trầm trọng tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, chúng còn làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, tổn thương lan rộng và kéo dài thời gian điều trị bệnh.
Đồ ăn lên men
Các đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải của gan thận, làm axit trong dạ dày tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh viêm da cơ địa.
Thức uống có cồn và các chất kích thích
Những người mắc các bệnh lý viêm da, da nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu nên hạn chế tiêu thụ cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước có ga, các loại chất kích thích. Sử dụng nhóm thực phẩm này có thể khiến da đỏ, nhạy cảm hơn, gây tích tụ lượng độc tố lớn trong cơ thể, từ đó làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao
Bạn nên tránh xa những loại thực phẩm đã từng có tiền sử dị ứng. Một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao bạn cần lưu ý trước khi sử dụng la: Sữa, đậu phộng, mè, thức ăn được chế biến từ lúa mì,…
Lưu ý trong điều trị viêm da tiết bã
Để phòng ngừa và hạn chế tối đa viêm da tiết bã tái phát, người bệnh nên lưu ý:
- Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, đủ độ ẩm.
- Tránh tiếp xúc với lông động vật, gia cầm, len, dạ, không khí lạnh, hanh khô,…
- Tắm nước ấm, nhiệt độ < 36°C, bôi dưỡng ẩm da sau khi tắm.
- Chọn xà phòng, sữa tắm dành riêng cho da nhạy cảm, có thành phần không gây kích ứng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, làm việc quá sức.
- Liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh có biểu hiện nặng, tần suất tái phát dày hơn.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?”. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ da liễu và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình thực đơn hoàn chỉnh và phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Đa số các loại thuốc bôi viêm da tiết bã có mục tiêu điều trị tình trạng viêm nhiễm, giảm tiết dầu nhờn, cải thiện hiện tượng khô da, bong tróc. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc bôi chứa Ketoconazole.
- Kem bôi chứa Hydrocortisone 1%.
- Thuốc pimecrolimus, mỡ Tacrolimus.
- Kem Ketoconazol, Ciclopirox, Desonide 0,05%, Fucidin,...
- Tự ý mua và dùng thuốc điều trị.
- Gãi, bóc vảy da vì có thể gây nhiễm trùng, tổn thương nặng.
- Thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống thất thường.
DÀNH CHO BẠN