7 Loại Thuốc Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và hỗ trợ cho tái tạo và phục hồi niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, một số loại thuốc còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và ngăn ngừa các vấn đề mãn tính ở đường tiêu hóa. Việc sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ là rất quan trọng trong quá trình điều trị để đảm bảo hiệu quả cao nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Các thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị viêm, loét. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen sodium trong thời gian dài, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Căng thẳng và sử dụng thức ăn cay nóng không gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm loét dạ dày có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng các thuốc trị viêm loét dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc cần được sử dụng phù hợp để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Nhất Nam Y Viện được ví như “Thái Y Viện” thu nhỏ ngay giữa lòng thủ đô. Và được cộng đồng đánh giá là đơn vị uy tín, có chất lượng cao trong điều trị và nghiên cứu thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày.

Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số loại các thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả như sau:

XEM THÊM: Nguyên nhân viêm loét dạ dày đến từ đâu?

1. Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid có thể trung hòa acid trong dạ dày và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Thuốc này thường được chỉ định để cải thiện cơn đau dạ dày do sử dụng rượu bia, sử dụng thức ăn cay nóng và căng thẳng quá mức gây ra.

Thuốc trung hòa acid được sử dụng phổ biến để điều trị viêm loét dạ dày là antacid. Thuốc hoạt động để trung hòa ion H và tăng độ pH của dịch vị dạ dày. Điều này hỗ trợ làm dịu cơn đau, khó chịu và làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc dạ dày, từ đó ngăn ngừa các tổn thương.

Thuốc trị viêm loét dạ dày Antacid được phân thành 2 nhóm chính, bao gồm:

  • Thuốc chống axit ion (-) chẳng hạn như Carbonate canxi và Carbonate monosodique. Thuốc có tác dụng nhanh chóng và mạnh mẽ, thường được chỉ định sử dụng trong 1 – 2 ngày để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
  • Thuốc chống acid ion (+) chẳng hạn như Aluminum phosphate, Magnesium hydroxide và Aluminum hydroxide. Thuốc có thể thay đổi tính acid của dịch vị dạ dày, thực quản và ngăn ngừa cơn đau hiệu quả. Thuốc được sử dụng 4 lần mỗi ngày, sau 3 bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.

Thuốc có tác dụng nhanh chóng nhưng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc kháng acid có thể cải thiện các triệu chứng nhưng không thể làm lành vết loét.

BẠN ĐANG GẶP PHẢI CÁC VẤN ĐỀ DẠ DÀY

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Có phải bạn đang gặp phải triệu chứng của VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

2. Các loại thuốc tạo màng bọc

Các loại thuốc tạo màng bọc hoạt động như một chất kết dính các dịch nhầy ở dạ dày để tạo thành một màng bọc bao quanh niêm mạc dạ dày và các vết loét. Thuốc cũng có tác dụng trung hòa acid dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Các loại thuốc tạo màng bọc dạ dày phổ biến bao gồm Silicate Al, Silicate Mg và Bismuth. Thuốc được sử dụng với liều lượng 1 gram / lần x 3, 4 lần / ngày. Sử dụng thuốc trước khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, một loại thuốc tạo vỏ bọc khác thường được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày là Sucralfate. Đây là một loại muối của Aluminiumm có khả năng kết nối các protein của dịch dạ dày, ngăn chặn tái hấp thụ ion H+ và kích thích sản xuất prostaglandine. Do đó, Sucralfate thường được chỉ định để điều trị và hỗ trợ chữa lành các tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.

Liều lượng sử dụng 1 gram / lần x 3, 4 lần / ngày. Dùng thuốc trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Thuốc ức chế thụ thể H2

Thuốc chống thụ thể H2 là thuốc trị viêm loét dạ dày hoạt động bằng cách ức chế histamine, nhằm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Thuốc được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và một số vấn đề tiêu hóa khác.

Các loại thuốc kháng thụ thể H2 thường được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Cimetidin được sử dụng một lần vào buổi chiều tối, với liều lượng khoảng 400 – 800 mg. Tuy nhiên thuốc cũng có thể được sử dụng nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Ranitidine, uống một lần vào buổi chiều với liều lượng khoảng 150 – 300 mg.
  • Nizatidine, uống một lần vào buổi chiều, liều lượng khoảng 20 – 40 mg.
  • Famotidine, uống một lần vào buổi chiều, liều lượng khoảng 30 – 40 mg.

Thuốc kháng Histamine H2 thường có tác dụng tốt vào ban đêm, do đó thường được chỉ định để cải thiện các tình trạng đau thượng vị hoặc trào ngược dạ dày về đêm. Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, táo bón, tiêu chảy, rụng tóc hoặc mất ngủ. Ngoài ra, người cao tuổi cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng thuốc.

4. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày phổ biến trong cả trường hợp dương tính và âm tính đối với vi khuẩn Hp. Thuốc có thể ức chế khả năng bài tiết dịch dịch mạnh và nhanh chóng, từ đó cải thiện cơn đau và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton có thể ức chế tiết dịch vị nhưng cũng có thể hỗ trợ phục hồi các tổn thương. Do đó, thuốc thường được chỉ định trong 4 – 8 tuần để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và tái tạo niêm mạc dạ dày. Trong trường hợp người bệnh dương tính với vi khuẩn Hp, thuốc ức chế bơm proton được sử dụng kết hợp với kháng sinh và Bismuth để tăng hiệu quả điều trị.

ĐỌC NGAY: Chuyên gia lý giải cơ chế hình thành viêm nhiễm HP dạ dày và cách điều trị tận gốc

Các loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến bao gồm:

  • Lansoprazole, dùng uống một lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 30 mg, kéo dài trong 4 – 6 tuần.
  • Omeprazole, dùng uống một lần trong ngày, mỗi lần 20 -40 mg, trong vòng 4 – 6 tuần. Đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên, sử dụng 1 mg / kg và không quá 20 mg mỗi ngày.
  • Pantoprazole, dùng uống một lần mỗi ngày, mỗi lần 40 mg, trong 4 – 8 tuần.
  • Esomeprazol, dùng uống một lần mỗi ngày, mỗi lần 20 – 40 mg, liên tục trong 4 – 8 tuần.
  • Rabeprazole, dùng uống một lần mỗi ngày, mỗi lần 20 mg, trong 4 – 8 tuần.

Ngoài điều trị viêm loét dạ dày, thuốc ức chế bơm proton cũng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm tiêu chảy, đau bụng và đau thượng vị. Để cải thiện các tác dụng phụ, người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, ngũ cốc và sữa chua.

5. Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Hp

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với vi khuẩn Hp. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn Hp, ngay cả khi chưa có dấu hiệu viêm loét dạ dày.

Thuốc kháng sinh phổ biến bao gồm amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole và levofloxacin.

Người bệnh cần sử dụng kháng sinh liên tục trong 2 tuần để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Trong thời gian sử dụng kháng sinh, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp với các loại thuốc bổ sung khác để giảm sản xuất acid dạ dày và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

Vi khuẩn Hp là chủng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh cao. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được chỉ định.

XEM THÊM: Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc có hiệu quả không?

6. Thuốc ức chế thụ thể choline

Thuốc ức chế thụ thể choline là một trong những nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày phổ biến. Thuốc được sử dụng để giảm sự co thắt ở dạ dày, tá tràng, làm giảm hoạt động bài tiết dịch vị, cải thiện và phòng ngừa các rủi ro liên quan đến viêm loét dạ dày.

Thuốc ức chế choline được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày bao gồm Pirenzepine, Banthine và Probanthine. Tuy nhiên thuốc chỉ được chỉ định cho trường hợp dạ dày co thắt quá mức. Trong các trường hợp khác, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Bên cạnh đó, Thuốc ức chế thụ thể choline cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm đại tràng co thắt và bệnh Parkinson nhẹ.

Mặc dù được sử dụng phổ biến để điều trị viêm loét dạ dày, tuy nhiên, thuốc ức chế choline có một số chống chỉ định, bao gồm:

  • Trẻ em bị sốt cao hoặc có sống ở khu vực có khí hậu nóng;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Hẹp môn vị;
  • Bệnh nhược cơ;
  • Liệt ruột;
  • Glocom góc đóng hoặc góc hẹp.

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc ức chế choline bao gồm giãn đồng tử, khó nuốt, khô miệng, sợ ánh sáng, đánh trống ngực, hoang tưởng, giảm khả năng điều tiết mắt,…

7. Các loại thuốc khác

Bên cạnh các nhóm thuốc chính điều trị viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kết hợp, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống co thắt: Thuốc chống co thắt được sử dụng để cải thiện các cơn co thắt dạ dày bất thường ở bệnh nhân viêm loét dạ dày. Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú; người mất trương lực đại tràng, tắc ruột do phân, bệnh nhân hẹp môn vị.
  • Thuốc an thần: Thuốc an thần được sử dụng để giảm lo lắng, căng thẳng và kích động ở bệnh nhân viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc cũng có thể hỗ trợ giãn cơ, an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Vitamin: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại vitamin, chẳng hạn như vitamin B1 và B6, để hỗ trợ tăng cường sức khỏe và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, vitamin C, A, U cũng được bổ sung để bảo vệ niêm mạc dạ dày và phục hồi các vết loét.

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, đồng thời phục hồi các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Tránh việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều lượng quy định, điều này có thể khiến các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tây y giúp điều trị bệnh nhanh chóng nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc Đông y. Đây là những sản phẩm có nguồn gốc từ các dược liệu thiên nhiên, đã được nghiên cứu và kế thừa tinh hoa y học cổ truyền nên rất an toàn và lành tính. Dưới đây là một số sản phẩm từ các dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Dựa theo nguyên lý điều trị bệnh của phương pháp Đông y là dựa vào nguyên căn của bệnh, tiêu diệt hết những tác nhân gây bệnh rồi từ từ cải thiện và phục hồi lại chức năng của bộ phận bị thương tổn. Đồng thời là bảo vệ và ngăn ngừa mọi yếu tố gây bệnh để hạn chế sự tái phát của bệnh. 

Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày- tá tràng hiện nay rất được tin dùng. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay:

Bài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng: Nhất quán tiễn (Thể hỏa uất)

  • Đối tượng: Bệnh nhân có các triệu chứng đau vùng thượng vị, miệng khô đắng, hay rêu lưỡi vàng, ợ hơi nhiều.
  • Thành phần: Xuyên luyện tử 6g, Sa sâm – Câu kỷ tử – Mạch đông – Đương quy mỗi vị 12g, Sinh địa 14g. 
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chỉ uống trong ngày, không hâm nóng nhiều lần vì sẽ làm mất công dụng của thuốc.

Bài thuốc viêm loét dạ dày tá tràng: Hoàng kỳ kiến trung thang (Tỳ vị hư hàn)

  • Đối tượng: Bệnh nhân có triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn, tay chân lạnh, đại tiện rối loạn, phân lỏng nát…
  • Thành phần: Cao lương khương – Hoàng kỳ mỗi vị 8g, Cam thảo 4g, Bạch thược 10g, Quế chi – Hương thụ mỗi vị 12g, Đại táo 16g và 5 lát gừng tươi.
  • Cách dùng: Sắc thang thuốc trên và uống trong ngày, cho đến khi thuyên giảm bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Theo Bác sĩ chuyên khoa, để các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn;
  • Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng mà không trao đổi với bác sĩ;
  • Thông báo với bác sĩ về các tiền sử dị ứng thuốc và các vấn đề y tế đi kèm để tránh các rủi ro liên quan;
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày;
  • Xây dựng thói quen sống khoa học và chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức khỏe tổng thể;
  • Nếu nhận thấy các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày thường thành công và có thể chữa lành các vết loét hiệu quả. Tuy nhiên các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các loại thuốc, cần được đánh giá bởi bác sĩ và có kế hoạch điều trị hiệu quả hơn. Nếu vết loét nghiêm trọng, người bệnh có thể đề nghị nội soi hoặc phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

>>> Tin liên quan: Một đội ngũ y bác sĩ đã đến Quảng Trị và cung cấp miễn phí dịch vụ khám bệnh và tư vấn sức khỏe cho hơn 1.200 người dân

Cập nhật lúc: 3:44 AM , 29/09/2023

Tin liên quan

Viêm Dạ Dày Mạn Tính Là Bệnh Gì? Có Chữa Khỏi Được Không?

Thông thường bệnh lý viêm dạ dày được chia làm hai thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Nếu viêm dạ dày cấp tính...

TIẾT LỘ Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Ở Trẻ Em Tốt Nhất

Viêm dạ dày là bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Trong đó, đối tượng bệnh nhân là trẻ em hiện ngày càng có chiều hướng gia...

Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Chuẩn Nhất Từ Bộ Y Tế

Viêm dạ dày là tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày, diễn biến cấp tính hoặc viêm dạ dày mạn tính, có thể kèm sung huyết niêm mạc và...

Điểm danh 10 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nếu bệnh không được điều...

Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm loét dạ dày là một vấn đề phổ biến hiện nay, ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Đây là một trong những bệnh lý...

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, gây ra nhiều không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *