Với người bệnh tổ đỉa, các loại thức ăn không phù hợp sẽ rất dễ gây kích ứng, làm tăng nặng triệu chứng viêm nhiễm, ngứa rát. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giải đáp câu hỏi bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Tổ đỉa là tình trạng viêm da, có các mụn nước đường kính từ 1 – 2mm mọc rải rác hoặc tập trung ở lòng bàn tay và bàn chân. Những nốt mụn của bệnh tổ đỉa mọc sâu, chắc dưới da gây ngứa ngáy khó chịu.
Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Theo các chuyên gia, bệnh tổ đỉa có liên quan chủ yếu đến tình trạng cơ địa mỗi người.
Bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ giúp những người bệnh tổ đỉa cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Người bệnh tổ đỉa nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều đạm
Ăn quá thực phẩm chứa đạm sẽ làm da bị kích ứng nặng, khiến các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm:
- Nhộng.
- Thịt chó, thịt gà, da gà.
- Thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, thịt cừu.
- Đậu nành, đậu phụ.
Thực phẩm nhiều đường, chất béo không lành mạnh
Các thực phẩm chứa hàm lượng lớn đường, chất béo bão hoà sẽ khiến cơ thể khó hấp thu, sản sinh các gốc tự do, làm tăng khả năng viêm, dị ứng. Bạn nên kiêng ăn những thực phẩm này để không làm bệnh tổ đỉa diễn biến xấu hơn.
Các thực phẩm cần tránh là: Bánh kẹo, nước ngọt, đồ nướng, thức ăn nhanh, đường tinh luyện, mật ong, socola và thức ăn có chứa chất béo không lành mạnh như: Gà rán, khoai tây chiên, cá viên chiên, nội tạng động vật,…
Thực phẩm chứa nhiều coban, niken
Niken và coban là hai thành phần có khả năng tác động làm kích thích hệ miễn dịch. Từ đó, sinh ra các phản ứng viêm, nổi mụn, mẩn da, khiến bệnh tổ đỉa trở nên nặng hơn và dễ tái phát.
Người bệnh tổ đỉa cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như: Bột ca cao, lúa mạch đen, yến mạch, trái cây sấy,…
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Thực phẩm giàu Salicylate
Salicylate là hoạt chất có thể gây kích ứng, nổi mụn ngứa, mẩn đỏ. Vì vậy người bệnh tổ đỉa cần hạn chế tối đa các thực phẩm: Dầu ô liu, bơ, đậu phộng, khoai tây, cà chua, củ cải, dưa chuột, bơ, táo, nho…
Thức ăn có mùi tanh
Trong các thực phẩm có mùi tanh chứa nhiều chất đạm hoặc trimelylamin. Hai thành phần này dễ làm kích hoạt hệ miễn dịch, khiến các triệu chứng bệnh tổ đỉa trầm trọng hơn.
Thực phẩm có mùi tanh cần tránh là: Các loại cá, tôm, cua đồng, mực, trứng gà,…
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Thức ăn/ gia vị cay nóng
Thực phẩm nhiều dầu mỡ hay gia vị cay nóng là nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào da làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Trong các thực phẩm chế biến có chứa nhiều chất bảo quản, khoáng chất và các chất tăng trưởng không tự nhiên, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da. Một số thực phẩm cần tránh là: Xúc xích, lạp xưởng, bánh mì, đồ ăn đóng hộp,…
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Sữa và các chế phẩm làm từ sữa
Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên người mắc bệnh tổ đỉa không nên tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này vì hàm lượng đạm có thể kích hoạt các phản ứng viêm, khiến tình trạng ngứa ngáy, dị ứng tăng nặng hơn.
Các chất kích thích
Các chất có trong bia rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê là những yếu tố gây kích ứng, làm tăng cảm giác khó chịu, ngứa rát ở bệnh nhân tổ đỉa. Bên cạnh đó, các chất kích thích còn làm ức chế quá trình đào thải chất độc, tái tạo tế bào, ảnh hưởng xấu tới gan và tim mạch.
Bệnh tổ đỉa ăn gì thì tốt?
Bên cạnh nhóm thực phẩm tác động xấu, có những thực phẩm giúp ức chế tình trạng viêm ngứa, nổi mụn do tổ đỉa.
Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Những thực phẩm giàu kẽm cung cấp lượng kẽm vừa đủ làm tăng cường sức đề kháng, giúp tái tạo tế bào da, giảm hình thành sẹo thâm ở các vết thương.
Một số loại thức ăn có nhiều kẽm là: Súp lơ xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt lợn, các loại đậu, gạo lứt, bột yến mạch, hạt bí, hạt mè, hạt hướng dương, hạt lanh,…
Thực phẩm giàu Vitamin
Các vitamin nhóm A, B, C, E giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng hồi phục tổn thương da. Trong đó:
Vitamin A: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A giúp giải độc, ngừa nhiễm trùng, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh tổ đỉa. Bạn nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày: Rau màu xanh thẫm, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang,…
Vitamin B: Có công dụng tái tạo mô, chữa lành vết thương, tăng cường trao đổi chất. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B là: Thịt heo, chuối, bí ngô, bơ, cá hồi, cà chua, chuối, rau xanh, bí đỏ,…
Vitamin C: Là loại vitamin cần thiết giúp cơ thể sản sinh collagen, giảm viêm ngứa, phục hồi làn da và nâng cao sức đề kháng toàn diện. Người bệnh tổ đỉa nên ăn những thực phẩm giàu Vitamin C như cam, chanh, bưởi, việt quất, quýt, cà chua, kiwi, ổi,… Việc thường xuyên bổ sung vitamin C còn giúp cơ thể giảm hấp thu Coban và Niken.
Vitamin E: Bổ sung Vitamin E giúp bảo vệ làn da trước các tác nhân xấu, chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm mềm da. Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng cách ăn hạt hướng dương, giá đỗ, mầm lúa mạch, vừng, lạc,…
Thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Omega 3 được các chuyên gia khuyên dùng vì khả năng kháng viêm tự nhiên, giảm mẩn ngứa, loại bỏ vết sừng và tái tạo làn da. Người bị bệnh tổ đỉa có thể bổ sung Omega 3 bằng các thức ăn như: Dầu gan cá, cá ngừ, cá chép, cá trích, hạt lanh, hạt óc chó,…
Thực phẩm giàu Flavonoid
Trong nhóm thực phẩm này có hoạt tính chống viêm, chất chống oxy hoá tốt, có công dụng nâng cao sức đề kháng. Vì vậy, người bệnh tổ đỉa nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như: Rau bina, quả mâm xơi, việt quất, súp lơ,…
Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn
Các lợi khuẩn, men vi sinh có trong sữa chua, súp miso, pho mát lên men, kim chi,… giúp giảm phản ứng dị ứng, ngứa ngáy, tăng khả năng miễn dịch ở người bệnh tổ đỉa.
Uống nhiều nước
Thiếu nước là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về da. Người bình thường mỗi ngày nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước để đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Cách này không chỉ được khuyến khích với bệnh tổ đỉa mà còn với những bệnh lý về da khác.
Cách chăm sóc da để nhanh khỏi bệnh tổ đỉa
Bên cạnh việc kiêng và sử dụng một số loại thực phẩm, các bệnh nhân tổ đỉa nên lưu ý những điều sau để ngăn chặn sự tiến triển bệnh và rút ngắn thời gian điều trị:
- Không gãi ngứa, cào xước da.
- Cắt ngắn móng tay, móng chân, luôn giữ cơ thể sạch sẽ.
- Không tắm bằng nước quá nóng/ quá lạnh.
- Ngâm, rửa tay bằng nước muối sinh lý để tránh sưng đỏ, viêm nhiễm da nặng hơn.
- Tránh tiếp xúc với xăng dầu, mỡ, nước rửa bát, xà phòng giặt đồ, nước cọ rửa toilet có chứa hóa chất.
- Nên đeo găng tay hoặc đồ bảo hộ nếu tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng.
- Ưu tiên dùng các sản phẩm dưỡng da thiên nhiên, dịu nhẹ, không gây dị ứng, kích ứng da.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu.
- Ngủ đủ và đúng giờ, tập luyện thể thao.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Ngoài lưu ý về chế độ ăn uống, người bệnh nên loại bỏ tác nhân khiến bệnh nặng hơn và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh tổ đỉa không lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh thường lan rộng sang vùng da lành.
Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính tuy nhiên có thể tự khỏi dù có điều trị y tế hay không.
Bệnh tổ đỉa có tính chất tái phát từng đợt và có thể tiến triển nặng nên cần được quan tâm điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhẹ thì có thể thuyên giảm sau 3 - 4 tuần. Bệnh để càng lâu sẽ càng nặng, khó chữa dứt điểm. Nếu sau khi khỏi, bệnh nhân vẫn tiếp tục tiếp xúc với hóa chất độc hại hay làm việc trong môi trường nóng ẩm thì bệnh rất dễ tái phát.
DÀNH CHO BẠN