Bệnh vảy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Bệnh vảy nến có lây không là thắc mắc của rất nhiều người? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và hướng dẫn bạn cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện những mảng trắng xếp chồng lên nhau, nền da đỏ, sưng nề. Tổn thương vảy nến trên da tạo cảm giác ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát, khó chịu. Trên thế giới có khoảng 3% người mắc bệnh vảy nến (tương đương 125 triệu người).
Ở người bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết sẽ bong ra, thay thay thế bằng các tế bào da mới. Tuy nhiên, ở bệnh nhân vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần, hiện tượng tăng sinh tế bào da khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tạo thành mảng vảy dày, màu trắng hoặc bạc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến
Biểu hiện của bệnh vảy nến chủ yếu thể hiện ở ngoài da. Có một số triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết:
- Xuất hiện các mảng, dát da đỏ, có ranh giới rõ ràng với phần da lành, bên trên phủ vảy trắng, dễ bong tróc.
- Tổn thương xuất hiện đối xứng nhau chẳng hạn như khuỷu tay lưng đầu gối hoặc vùng rìa chân tóc.
- Ở bệnh nhân vảy nến móng, có thể xuất hiện triệu chứng dày sừng dưới móng, tách móng, móng xù xì, rỗ móng, vàng móng .
- Bệnh vảy nến dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác, như nhiễm nấm da, viêm da dầu, chàm, vảy phấn đỏ nang lông.
Bệnh vảy nến có lây không?
Bệnh vẩy nến là bệnh lý da liễu do sự tăng sinh và phát triển quá mức của tế bào da, không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Vì vậy bệnh vẩy nến không lây nhiễm từ người sang người khác thông qua việc tiếp xúc hàng ngày.
Chúng ta hoàn toàn có thể ôm, hôn, nắm tay, dùng chung đồ vật, ăn uống, mặc chung quần áo với người bị vảy nến mà không cần lo lắng.
Bệnh vẩy nến lây như thế nào?
Thực tế, những người cùng sống trong một gia đình hoặc sống gần nhau có tỉ lệ cùng mắc bệnh vẩy nến lên tới 90%. Đây chính là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh vẩy nến có thể lây.
Thực tế đây là kết quả của hiện tượng di truyền học. Theo thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh vảy nến có tính di truyền. Bệnh thường có liên quan đến tiền sử gia đình, một số gen và kháng nguyên HLA (CW6, B13, B17).
Có một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây khởi phát bệnh vảy nến:
- Di truyền: Người bệnh có nguy cơ mắc vảy nến cao hơn nếu trong gia đình có người bị vảy nến.
- Thay đổi nội tiết tố: Bệnh thường xuất hiện hoặc bùng phát ở tuổi dậy và độ tuổi tiền mãn kinh. Khi mang thai, triệu chứng bệnh có thể giảm bớt, thậm chí biến mất. Triệu chứng bệnh có thể bùng phát trở lại sau khi sinh con.
- Căng thẳng kéo dài khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, tâm thần, huyết áp, sốt rét, tim mạch, thuốc điều trị viêm.
- Hút thuốc, uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
- Bỏng nắng: Thông thường, ánh nắng mặt trời tự nhiên tốt cho bệnh nhân vảy nến. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, ánh sáng mặt trời có thể khiến tình trạng bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn.
- Do một số bệnh lý: Như viêm amidan, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, và một số bệnh lý về da khác.
- Do thời tiết: Bệnh có thể nặng hơn vào mùa đông, khi không khí khô, ít ánh sáng mặt trời, da thiếu độ ẩm.
- HIV: Bệnh vảy nến thường gặp ở giai đoạn đầu HIV, triệu chứng giảm dần ở những giai đoạn sau.
Những dạng bệnh vảy nến thường gặp
- Vảy nến thường (plaque psoriasis): Là dạng thường gặp nhất, khi mắc bệnh, trên da hình thành các vảy dày màu bạc, thường xuất hiện ở vùng khuỷu tay, đầu gối, chân, cổ tay.
- Vảy nến dạng giọt (guttate psoriasis): Thường xuất hiện sau khi mắc bệnh viêm họng, sốt xuất huyết, thiếu vitamin D, phổ biến ở trẻ em và thanh niên.
- Vảy nến toàn thân (pustular psoriasis): Là dạng vảy nến nguy hiểm, hiếm gặp, với các tổn thương trên da rộng khắp cơ thể, gây sưng tấy, đau rát.
- Vảy nến xoăn (inverse psoriasis): Thường xuất hiện ở dưới vùng bụng, khu vực ra dưới cánh tay, vùng da tiếp xúc với nhau.
- Vảy nến đa dạng (erythrodermic psoriasis): Là thể vảy nến nặng nhất, da chuyển sang màu đỏ tươi, phủ toàn thân, có thể nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách.
Ngoài ra còn có một số loại bệnh vảy nến khác, như vảy nến nổi mụn, vảy nến móng,…
Vảy nến có chữa khỏi được không?
Vảy nến là bệnh mãn tính, tiến triển thành từng đợt và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nguyên tắc điều trị bệnh vảy nến là kiểm soát triệu chứng, giúp giảm ngứa da, đỏ da, làm mềm da, ngăn ngừa bệnh lan rộng và ảnh hưởng tới xương khớp.
Với những người bệnh vảy nến ổn định trong thời gian dài, không xuất hiện tổn thương trên da thì không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn nên thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh tái phát.
Phương pháp điều trị bệnh nến
Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bệnh vảy nến phụ thuộc vào thể bệnh, độ tuổi, vị trí tổn thương, diện tích da bị ảnh hưởng và các phương pháp đã từng sử dụng.
Điều trị tại chỗ
Áp dụng trong trường hợp bệnh vẩy nến ở mức độ nhẹ đến vừa. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc thuốc mỡ để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị tại chỗ thường dùng:
- Corticosteroids tại chỗ
- Anthralin
- Vitamin D
- Retinoids tại chỗ
- Axit salicylic
- Kem dưỡng ẩm
Điều trị toàn thân
Với trường hợp bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng, khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Lưu ý rằng những loại thuốc này có tác dụng phụ khá nghiêm trọng, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng lâu dài.
Một số phương pháp điều trị toàn thân như:
- Methotrexate
- Cyclosporin (Sandimmune)
- Retinoids
- Thuốc sinh học
- Liệu pháp ánh sáng (dùng tia UVA, UVB, laser)
Lời khuyên chuyên gia trong phòng bệnh vảy nến
Có một số cách để giảm thiểu nguy cơ mắc và ngăn bệnh vảy nến tái phát:
- Chăm sóc da: Dưỡng ẩm da hàng ngày giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh vảy nến. Nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da lành tính, không gây kích ứng, không tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Kiểm soát tâm trạng: Căng thẳng có thể khiến vảy nến bùng phát. Hãy học cách giảm áp lực, tập yoga, tập thể dục hàng ngày.
- Nâng cao sức đề kháng: Bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các tác nhân kích thích: Hạn chế sử dụng các tác nhân gây kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Khám sức khỏe định kỳ: Giúp bạn phát hiện và điều trị sớm bệnh vảy nến trước khi trở nên nghiêm trọng.
Câu hỏi thường gặp
Vẩy nến được xem là bệnh lành tính. Đa số trường hợp bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti và phải điều trị suốt cuộc đời. Một số ít trường hợp điều trị vảy nến không đúng cách hoặc chậm trễ, có thể tiến triển thành các dạng vảy nến nặng hơn như vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến khớp.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh tự ý sử dụng thuốc điều trị không rõ nguồn gốc, thuốc có Corticoid tiềm ẩn nguy cơ gây suy thượng thận, tổn thương các cơ quan khác, tăng gánh nặng bệnh tật.
Bệnh vẩy nến có tính di truyền, các nhà nghiên cứu đã tìm được hơn 100 gen nhạy cảm với bệnh vẩy nến. Tuy nhiên không phải ai mang những gen này đều sẽ phát triển thành bệnh, con số này chỉ khoảng 5% - 10%.
Nên ăn:
- Rau xanh và trái cây: Bông cải xanh, súp lơ và mầm, rau lá xanh, quả mọng, quả việt quất, dâu tây, nho,...
- Cá béo: Cá hồi, cá mòi, cá tuyết,...
- Dầu tốt cho tim: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu cây rum.
Nên kiêng:
- Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò xúc xích, thịt xông khói, sữa, trứng.
- Thực phẩm chứa Gluten: Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, mạch nha, mì ống,...
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Rượu, bia, thuốc lá,...
Vảy nến là bệnh lý khó điều trị, dễ tái phát, không chỉ gây tổn thương ngoài da, khiến người bệnh khó chịu, tự ti mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy đi khám ngay khi thấy trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
TIN BÀI NÊN ĐỌC