Bệnh Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bị mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vì vậy, cần xác định sớm nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về bệnh lý này.

Triệu chứng mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ với nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy từ rất sớm dù chưa ngủ đủ giấc.
  • Người mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Dễ cáu gắt, lo lắng về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
  • Khó tập trung và dễ quên.

Phân loại mất ngủ

Mất ngủ thường được chia làm 2 cấp độ chính:

  • Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên và không kéo dài quá 1 tháng.
  • Mất ngủ mạn tính: tình trạng mất ngủ lặp đi lặp lại, kéo dài hơn 1 tháng trở lên.

Có nhiều dạng mất ngủ khác nhau, không phải ai cũng giống ai:

  • Mất ngủ ban đêm: Người bệnh khó ngủ vào ban đêm, ngủ chập chờn, dễ tỉnh dậy và khó vào giấc trở lại.
  • Mất ngủ kinh niên: Tình trạng mất ngủ kéo dài, dai dẳng và khó khắc phục.
  • Mất ngủ sau sinh: Gặp ở các chị em sau sinh do nhiều nguyên nhân như cảm giác đau ở vết mổ, thức khuya chăm con dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trầm cảm sau sinh,…
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều, ngủ cả ngày cả đêm vẫn thấy buồn ngủ hoặc ngủ rũ vào ban ngày.

Đối tượng dễ bị mất ngủ

Bất kỳ ai cũng có thể bị mất ngủ. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ bị cao hơn:

  • Người cao tuổi: Người có tuổi dễ thay đổi cơ địa hoặc có bệnh lý, sử dụng thuốc nên dễ bị mất ngủ.
  • Người đang mắc các bệnh lý: Tiểu đường, huyết áp, dạ dày, đau xương khớp,…
  • Phụ nữ: Ảnh hưởng bởi các chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,…
  • Người có vấn đề về tâm lý: Căng thẳng, áp lực, stress, trầm cảm,…
  • Người hay làm ca đêm hoặc thay đổi múi giờ
  • Người có lối sống kém khoa học: hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động,…

Nguyên nhân gây mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Thói quen ngủ chưa hợp lý: ngủ trưa nhiều, giờ đi ngủ không cố định, hay dùng điện thoại, xem tivi trước khi đi ngủ.
  • Căng thẳng, stress: Suy nghĩ và áp lực công việc, học tập, trầm cảm,… cũng khiến khó vào giấc ngủ và dẫn đến mất ngủ.
  • Rối loạn liên quan giấc ngủ: Hội chứng bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,…
  • Tuổi tác: Người già thường khó ngủ và thức dậy sớm hơn người trẻ tuổi.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Di chuyển đi du lịch hoặc sang quốc gia khác múi giờ, thay đổi giờ làm việc,…
  • Chất kích thích: Dùng nhiều nicotine trong thuốc lá, cafein trong cà phê hoặc rượu bia có thể khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý: Một số bệnh gây đau nhức, khó chịu như trào ngược/đau dạ dày, viêm khớp, hen xuyễn, ho,… cũng có thể khiến người bệnh khó ngủ hơn.

Tác hại của bệnh mất ngủ

Dù mất ngủ cấp tính hay mãn tính đều có thể gây ra nhiều tác hại:

  • Tinh thần mệt mỏi, không tỉnh táo và thường xuyên buồn ngủ khiến người bệnh kém linh hoạt hơn.
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt.
  • Khả năng tập trung bị giảm.
  • Dễ bị trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến công việc, học tập.
  • Tăng tỷ lệ gặp các sự cố do giảm tập trung như tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,…

Khi nào cần gặp bác sĩ? Cách chẩn đoán

Như như bạn mất ngủ với tần suất khoảng 3 lần/tuần và kéo dài trong 1 tháng liên tục, nên đi đến các cơ sở uy tín để thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng qua cách khai thác tiền sử bệnh lý. Ngoài ra, có thể chỉ định một số xét nghiệm như PSG hoặc MSLT để đánh giá mức độ mất ngủ.

Phương pháp điều trị mất ngủ

Có thể tham khảo điều trị mất ngủ theo 2 hướng:

Điều trị không dùng thuốc

  • Thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
  • Sử dụng một số loại trà thảo mộc như đậu biếc, trà hoa cúc, trà hoa mộc lan,…
  • Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian thoải mái, thoáng đãng, yên tĩnh,…)
  • Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.
  • Dùng các loại tinh dầu thơm giúp thư giãn đầu óc và ngủ ngon hơn.

Điều trị dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc bình thần: Clonazepam, rotunda,… giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Thuốc ngủ: Zolpidem, Phenobarbital…
  • Thuốc kháng histamin: Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazine…
  • Thuốc an thần kinh mới: Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine…
  • Thuốc chống trầm cảm: dùng cho người bị trầm cảm như Mirtazapine, Clomipramine…

Lưu ý: Thuốc mất ngủ cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua ngoài hiệu thuốc và lạm dụng thuốc quá nhiều, có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ

  • Duy trì giờ đi ngủ hàng ngày, kể cả cuối tuần.
  • Vận động nhẹ nhàng để ngủ ngon hơn.
  • Không ăn quá nhiều vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Không cài đặt nhiều thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh lạm dụng trước khi đi ngủ.
  • Nên tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc để thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Không ngủ trưa quá nhiều. Chỉ nên ngủ từ 20 – 40 phút và không quá 60 phút.

Con người dành ⅓ quãng đời để ngủ. Giấc ngủ vì thế vô cùng quan trọng, tác động đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của mỗi người. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về chứng mất ngủ lâu năm cũng như các giải pháp chữa trị bệnh này. Chúc bạn có giấc ngủ ngon, khỏe mạnh và cơ thể đầy sức sống.

Cập nhật lúc: 12:11 PM , 30/03/2024

Tin liên quan

Nhóm thuốc Benzodiazepin có thể được bác sĩ chỉ định chữa mất ngủ cho người già

Tổng hợp 3 nhóm thuốc trị mất ngủ cho người già

Khi cơ thể con người bước vào giai đoạn lão hóa, đồng nghĩa với việc các chức năng của cơ quan trong cơ thể dần suy giảm, gây ảnh hưởng...

13 loại thuốc an thần dễ ngủ và những lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc an thần gây ngủ được sử dụng với mục đích làm chậm hoạt động của não bộ, giúp thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng...

Mất ngủ tuổi trung niên gặp nhiều ở phụ nữ, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược

Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ tuổi trung niên và cách chữa

Mất ngủ tuổi trung niên là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng nhiều hơn ở phụ nữ. Chứng bệnh này khiến cơ thể trở...

Tim sen trị mất ngủ

Điểm Danh 10 Cách Trị Mất Ngủ Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Với tình trạng mất ngủ nhẹ, đa số người bệnh đều tìm hiểu các cách trị mất ngủ tại nhà. Tuy nhiên, chọn cách nào, dùng như thế nào cho...

Bà bầu bị mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con

Bà Bầu Mất Ngủ: Những Thông Tin Chính Xác Được Chuyên Gia Chia Sẻ

Bà bầu mất ngủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Khắc phục thế nào? Trực tiếp bác sĩ Đỗ Minh Tuấn - Cố vấn tập đoàn y dược...

Mất ngủ ở người lớn tuổi làm giảm chất lượng sống, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tư vấn cách điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *