Top 10 thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất được khuyên dùng

Sự tổng hòa của 4 bài thuốc trong 1 liệu trình vừa giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm đau khớp, cột sống vừa bồi bổ ngũ tạng. Từ đó mang lại hiệu quả trị bệnh cao, giảm nguy cơ tái phát.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc thoái hóa khớp, bao gồm dạng bôi, dạng uống và dạng tiêm. Vậy đâu là thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm được loại thuốc phù hợp.

Khi nào cần dùng thuốc thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là bệnh lý khó điều trị khỏi hoàn toàn. Đa phần chỉ hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa, đồng thời phục hồi chức năng khớp của người bệnh.

Vì vậy, ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa khớp, gặp các triệu chứng đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường, khi bệnh thoái hóa còn ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các thuốc làm giảm các triệu chứng đau nhức cả theo đường uống, tiêm hay bôi ngoài da. Bên cạnh đó là các loại thuốc làm chậm thoái hóa, bổ sụn khớp.

Khi bệnh đã tiến triển sang thể nặng, bạn nên sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu hoặc các phương pháp can thiệp khác để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trước khi tìm hiểu về thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất hiện nay, người bệnh cần nắm rõ về các nhóm thuốc thoái hóa khớp như: Thuốc bôi, uống, tiêm.

Các nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp

Thuốc trị thoái hóa khớp có thể chia thành các nhóm thuốc đường uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm trực tiếp. Mỗi loại thuốc có công dụng và chỉ định liều dùng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng người bệnh.

Thuốc dạng bôi (xoa bóp)

Loại thuốc bôi được bác sĩ kê đơn dành cho các trường hợp bệnh mới khởi phát và khi các triệu chứng còn nhẹ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) đường bôi

NSAIDs là nhóm thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng để giảm đau, sưng tấy và tiêu viêm. Một số loại NSAIDs được bào chế dưới dạng kem và gel để dùng ngoài da hoặc dưới dạng miếng dán. 

NSAIDs tại chỗ là loại thuốc được dùng phổ biến cho bệnh nhân gặp vấn đề sức khỏe mãn tính lâu dài như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp).

Cảnh báo tác dụng phụ: 

Tác dụng phụ thường gặp nhất của NSAIDs tại chỗ là phản ứng da nhẹ như đỏ, ngứa, sưng đau, phát ban đỏ tại nơi bôi thuốc thậm chí là bị dị ứng nội tiết tố, đặc biệt là ở những người có tiền sử dị ứng.

Mặc dù là dạng bôi ngoài da, nhưng NSAIDs vẫn có thể hấp thụ qua da và gây nhiễm trùng ngoại vi. Một vài cơ sở y tế ghi nhận trường hợp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm tăng huyết áp.

Chống chỉ định: NSAIDs đường bôi không nên được sử dụng trên da bị tổn thương, vết thương mở hoặc da nhạy cảm.

Để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả cao, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng NSAID.

Corticosteroid bôi

Corticosteroid giảm viêm bằng cách ức chế phản ứng viêm và mức độ tự miễn dịch tại khu vực sử dụng. Công dụng nổi bật của Corticosteroid đối với người bị thoái hóa khớp là giảm cảm giác đau, khó chịu.

Cảnh báo tác dụng phụ: Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp, làm mỏi cơ, gây yếu cơ. Tình trạng nặng hơn là làm mỏng, đổi màu da ở vùng da sử dụng, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Chống Chỉ Định: Không nên sử dụng thuốc nếu có tiền sử mẫn cảm với corticosteroid hoặc nhiễm trùng da.

Để giảm rủi ro của tác dụng phụ, bác sĩ thường chỉ định dùng Corticosteroid bôi trong thời gian ngắn. Người sử dụng corticosteroid bôi cần tuân thủ đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng kéo dài.

Thuốc uống

Thuốc đường uống thường được các bác sĩ kê đơn trong trường hợp mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình. Vậy, khi bị bệnh thoái hóa xương khớp uống thuốc gì? 

NSAIDs đường uống

Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) này được phân ra làm hai nhóm chính dựa trên khả năng ức chế các loại enzyme COX riêng khác nhau, là NSAIDs ức chế chọn lọc và không chọn lọc.

Nhóm NSAIDs ức chế không chọn lọc: Các loại thuốc trong nhóm này ức chế cả enzyme COX-1 và COX-2 (bao gồm Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen).

Nhóm NSAIDs ức chế chọn lọc: Các loại thuốc trong nhóm này ức chế chọn lọc enzyme COX-2 và một enzyme được tìm thấy tại vị trí viêm nhiều hơn enzyme COX-1.

Thuốc được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa để thay thế cho các thuốc NSAIDs ức chế không chọn lọc.

Chú ý tác dụng phụ: 

Các loại thuốc NSAIDs đều làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận, hệ hô hấp, nặng hơn là gây tử vong. 

Chống chỉ định dùng NSAIDs cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và người có yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, nên bắt đầu liều điều trị thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Corticosteroid đường uống

Corticosteroid uống thuộc nhóm thuốc trị thoái hóa khớp, đặc biệt là phần khớp gối. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng nhưng có thể làm sụn khớp thoái hóa nhanh hơn hoặc gây phản ứng viêm khớp nếu dùng trong thời gian dài. 

Thuốc tiêm

Trong một vài trường hợp, tiêm trực tiếp vào vùng bị thoái hóa sẽ có tác dụng mạnh hơn là dùng thuốc uống và bôi ngoài da. Các loại thuốc tiêm thường được khuyến nghị là:

Tiêm Acid Hyaluronic nội khớp

Tiêm Acid Hyaluronic hay còn gọi là tiêm dịch nhờn nội khớp là cách điều trị thoái hóa khớp đem lại hiệu quả khá tốt. Acid Hyaluronic được ứng dụng khá rộng rãi vì tính an toàn, ít gây tác dụng phụ.

Bình thường trong khớp gối chứa khoảng 2ml dịch khớp. Với các trường hợp thoái hóa khớp gối, lượng Acid Hyaluronic trong khớp chỉ còn ½ tới ⅔ so với bình thường. Công dụng của phương pháp tiêm dịch nhờn nội khớp là giúp cho khớp bị thoái hóa tăng tính đàn hồi, bôi trơn mô mềm, bảo vệ khớp.

Thuốc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

Đây là liệu pháp dùng tiểu cầu của chính người bệnh để đẩy nhanh quá trình chữa lành thương tổn của khớp. Sau khi tiêm vào vị trí tổn thương, thuốc sẽ ức chế phản ứng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, kích thích cấu thành sụn mới. 

Đồng thời, thuốc tăng bôi trơn tự nhiên, giảm ma sát và đau đớn cho người bệnh. Đối với phương pháp này, người bệnh có thể tiêm một lần hoặc tiêm nhiều đợt cách nhau vài tuần hoặc hàng tháng tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương.

Cảnh báo tác dụng phụ: 

Người bệnh có thể đau và cứng khớp, nhiễm trùng cục bộ, tổn thương thần kinh, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, ngất xỉu,… Dù những tác dụng phụ này hiếm khi xuất hiện nhưng vẫn có khả năng xảy ra. 

Gợi ý 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất

1. Glucosamin sulfat

Loại thuốc: Thuốc uống viên nén, viên nang, bột pha, cốm.

Thành phần chính: Muối của Glucosamine Amino – Saccharide.

Công dụng: Glucosamine là lựa chọn khi băn khoăn “thoái hóa khớp uống thuốc gì?”. Glucosamine sulfate được chỉ định dùng hỗ trợ giảm triệu chứng và tiến triển của bệnh thoái hóa khớp nhẹ và trung bình. Thuốc phát huy công dụng kích thích tạo sụn khớp, tăng sinh chất nhầy bôi trơn khớp.

Liều dùng: Liều khuyến cáo 750mg, uống 3 lần/ngày. Thời gian dùng thuốc tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nên dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

Tác dụng phụ:

Táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ngủ gà, đau bụng, vàng da, ban da, mẩn ngứa, hen suyễn, phù mạch, tăng cholesterol, viêm thận kẽ cấp tính, tăng áp lực nội nhãn, chóng mặt, giảm tiểu cầu, viêm thận kẽ cấp tính.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, trẻ dưới 18 tuổi.
  • Những người quá mẫn cảm với Glucosamine hoặc với thành phần của thuốc.
thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-glucosamine
Thuốc viên Glucosamin sulfate trị thoái hóa khớp

2. Chondroitin sulfate

Loại thuốc: Viên nang cứng.

Thành phần chính: Glycosaminoglycans.

Công dụng: Chondroitin sulfate thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc chống thấp khớp. Có khả năng làm giảm đau, cải thiện chuyển động giữa các khớp, tăng cường chức năng và trì hoãn tổn thương khớp. Ức chế một số enzyme phân giải protein và ức chế sự hình thành các chất khác gây tổn thương sụn..

Liều dùng: Liều khuyến cáo là 800mg/lần/ngày. Đối với trường hợp viêm nặng: Liều uống khởi đầu là 1200mg/lần/ngày, hoặc chia liều uống 400mg/lần, 3 lần/ngày trong thời gian 4 – 6 tuần.

Mỗi liệu trình dùng thuốc trong ít nhất 3 tháng, sau đó ngừng thuốc 2 tháng tiếp theo.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, đau dạ dày nhẹ, rụng tóc, sưng mí mắt, ban đỏ, ngứa, dị ứng, chóng mặt, nhịp tim không đều, khó thở, ngoại tâm thu, rối loạn da và mô dưới da.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Chondroitin sulfate cho các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc Chondroitin sulfate.
  • Trẻ dưới 15 tuổi.
thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-chondroitin-sulfate
Thuốc Chondroitin sulfate

3. Acetaminophen

Loại thuốc: Viên nén, viên nang, bột, siro, thuốc tiêm tĩnh mạch.

Thành phần chính: Acetaminophen (hay Paracetamol).

Công dụng: Thuốc dùng để điều trị các cơn đau từ nhẹ tới vừa như đau do thoái hóa khớp, tổn thương mô mềm, viêm xương khớp.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: 325mg đến 1g acetaminophen mỗi 4 – 6 giờ. Liều tối đa một lần dùng là 1 gram và không quá 4 gram trong 24 giờ. Hoặc 1300 mg uống sau mỗi 8 giờ. Liều tối đa nên dùng là 3900mg trong mỗi 24 giờ.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Liều dùng được đưa ra dựa theo cân nặng của trẻ. Trung bình từ 10 – 15 mg/kg mỗi liều trong 4 – 6 giờ, dùng tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Tác dụng phụ: Buồn nôn đau đầu, ban da, mất ngủ, nổi mề đay, khó thở, sưng phù mặt, miệng, họng, phồng rộp, bong tróc da, bệnh thận, mụn mủ ngoại ban toàn thân dạng cấp tính, thiếu máu, phản ứng quá mẫn.

Chống chỉ định:

  • Những người mẫn cảm và dị ứng với các thành phần trong thuốc Acetaminophen.
  • Người có bệnh về tim mạch, gan hoặc thận.
  • Người bị suy gan nặng.
  • Người từng có tiền sử nghiện rượu bia.
thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-paracetamol
Acetaminophen (hay Paracetamol) có tác dụng giảm đau nhanh

4. Voltaren Emulgel

Loại thuốc: Gel bôi.

Thành phần chính: Diclofenac diethylamine, Ether Macrogol cetostearyl, Carbomer.

Công dụng:

  • Điều trị tổn thương gân, cơ và khớp, viêm bao hoạt dịch, bệnh viêm quanh khớp.
  • Giảm thiểu triệu chứng viêm xương khớp ở các khớp nhỏ và vừa nằm gần với da như khớp gối và khớp ngón tay.

Liều dùng: Bôi lượng gel Voltaren Emulgel vừa đủ, từ 3 – 4 lần/ngày lên da và xoa nhẹ nhàng. Lưu ý bạn không nên sử dụng thuốc dài hơn 14 ngày.

Tác dụng phụ: Phát ban da, chàm da, mẩn đỏ, ngứa ngáy, viêm da bóng nước.

Chống chỉ định:

  • Dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người dị ứng với diclofenac hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người viêm mũi cấp, hen, nổi mề đay.
thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-Voltaren-gel
Voltaren Emulgel điều trị tổn thương gân cơ khớp hiệu quả

5. Mephenesin

Loại thuốc: Viên nén, kem bôi da.

Thành phần chính: Mephenesin.

Công dụng: Hỗ trợ giảm đau cơ nhanh chóng trong bệnh thoái hóa đốt sống và tình trạng vẹo cổ, rối loạn tư thế cột sống, đau thắt lưng.

Liều dùng:

  • Thuốc uống: Dùng từ 1,5g – 3g/ ngày, chia làm 3 lần.
  • Kem bôi: Bôi lên da từ 2 – 3 lần/ ngày, kèm xoa nhẹ nhàng. Lưu ý nên dùng trong tối đa 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Thuốc uống: Mệt mỏi, uể oải, khó thở, đau khớp, ngủ gà, yếu cơ, bực tức, nôn mửa, táo bón, nổi mẩn, mất cảm giác ngon miệng, ảo giác kích động, phát ban. bực tức, sốc phản vệ.
  • Kem bôi: Dị ứng, co giật, lú lẫn và kích động.

Chống chỉ định:

  • Những trẻ dưới 15 tuổi không nên sử dụng thuốc Mephenesin.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, liệt ruột.
  • Người mẫn cảm với Mephenesin hoặc với bất cứ thành phần nào.
  • Trẻ có tiền sử sốt cao.

6. Naproxen

Loại thuốc: Thuốc uống viên nén.

Thành phần chính: Acid Propionic.

Công dụng: Naproxen là một trong những loại thuốc người bệnh có thể tham khảo khi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thoái hóa khớp uống thuốc gì thì tốt? Thuốc viên Naproxen chuyên dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp tự phát thiếu niên.

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng 250 – 500 mg/lần chia 2 lần sáng và chiều.
  • Trẻ em: Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi, dùng 5 – 7,5 mg/kg Naproxen, 2 lần/ngày (dùng tối đa 1000 mg/ngày).

Tác dụng phụ: Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, chướng bụng, ù tai, chóng mặt, mất ngủ ban xuất huyết, rối loạn thị giác, khó thở, ảo giác, vàng da, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, sốt, viêm loét miệng,…

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc naproxen và các thuốc chống viêm không steroid khác
  • Người có tiền sử hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng với Aspirin.
  • Người suy gan – thận nặng.
  • Người bị loét dạ dày tá tràng.
  • Nhóm phụ nữ đang trong 3 tháng cuối thai kỳ.

7. Diacerein

Loại thuốc: Viên nang cứng.

Thành phần chính: Diacerein.

Công dụng: 

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh hiệu quả.

Liều dùng: Liều lượng thường được chỉ định: Uống 1 viên, dùng 2 lần/ngày sau hai bữa chính.

Tác dụng phụ:

Đau bụng, nước tiểu có màu vàng sậm hơn, tiêu chảy, phân sống, đầy hơi, viêm gan, phát ban, chàm, tăng men gan, vàng da và mắt.

Chống chỉ định:

  • Những người quá mẫn cảm với thuốc hoặc với các tá dược của thuốc 
  • Người có tiền sử dị ứng với các dẫn xuất của Anthraquinone.
  • Đau bụng không do nguyên do.
  • Người gặp chứng tắc ruột hoặc bị tắc giả.
  • Phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai.
  • Người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

8. Eperisone (Motrin)

Loại thuốc: Viên nén bao phim.

Thành phần chính: Eperisone.

thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-eperisone
Thuốc điều trị thoái hoa khớp gối Eperisone

Công dụng: 

  • Thuốc Eperisone làm tăng sự giãn cơ, giãn mạch trong sụn khớp.
  • Cải thiện các triệu chứng co cứng của vai, nhức đầu, đau đốt sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh thắt lưng và khớp vai.

Liều dùng:

Uống sau bữa ăn, dùng 3 viên/ngày. Tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh, liều dùng sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Tác dụng phụ:

Nổi ban đỏ, ngứa, mề đay, phù mặt, khó thở, ngủ gà, run tay, đau đầu, khô miệng, chán ăn, yếu cơ, co cứng các chi, viêm miệng, tiểu mót, tăng men gan, rối loạn chức năng gan, đầy bụng, tiêu chảy, tiểu đêm, rối loạn tiết niệu, thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, sốc và phản ứng phản vệ,…

Chống chỉ định:

  • Không khuyến khích sử dụng thuốc Eperisone cho phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai.
  • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Eperisone.
  • Người có tiền sử không dung nạp với Eperison HCl.

9. Diclofenac

Loại thuốc: Ống tiêm, Gel bôi, Viên nén, Thuốc nhỏ, Viên đạn.

Thành phần chính: Diclofenac.

Công dụng: Giảm triệu chứng đau nhức, tiêu viêm trong trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp đốt sống, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, đau cột sống.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Khuyến cáo dùng 100 – 150mg/ngày, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Với mức độ bệnh nhẹ hoặc cần duy trì thì dùng liều 75 – 100mg/ ngày. Để đỡ cứng khớp buổi sáng và đau vào ban đêm, có thể xem xét dùng thêm một viên đặt lúc đi ngủ.
  • Đối với trẻ em từ 1 – 18 tuổi: Tùy mức độ bệnh, có thể dùng từ 0,5 – 2 mg/ngày chia 2 – 3 lần.

Tác dụng phụ: Khó thở, sưng mặt, họng, phát ban, suy nhược, nói lắp, mất thăng bằng, đi phân có máu, nôn mửa, tăng cân nhanh, chán ăn, vàng da, bầm tím, yếu cơ, ớn lạnh, ợ nóng, ù tai.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Diclofenac.
  • Người bị suy gan hoặc suy thận, loét dạ dày tá tràng.
  • Bị bệnh suy tim, thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não.
  • Nhóm phụ nữ đang ở 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.
  • Người bệnh hen phế quản, viêm mũi cấp.
thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-Diclofenac
Thuốc tiêm Diclofenac

10. Etanercept

Loại thuốc: Bột, dung môi pha dung dịch tiêm, ống tiêm.

Thành phần chính: Etanercept.

Công dụng: Chuyên trị viêm khớp dạng thấp tiến triển, từ mức độ vừa đến nặng. Đặc trị viêm đa khớp, viêm thiểu khớp ở thiếu niên và trẻ em trên 2 tuổi, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp thể viêm điểm bám gân.

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng 25mg vào 2 lần/ tuần hoặc 50mg/lần/tuần. Không nên dùng quá 12 tuần.
  • Trẻ em vị viêm khớp tự phát thiếu niên: Dùng 0,4mg/kg (tối đa 25mg/liều) vào 2 lần/ tuần hoặc 0,8mg/kg (tối đa 50mg/ liều) vào 1 lần/ tuần. Nếu người bệnh không phản ứng tốt sau 4 tháng thì nên dừng thuốc.

Tác dụng phụ: Sốt, ngứa, phản ứng chỗ tiêm, nhiễm khuẩn, dị ứng, giảm tiểu cầu, viêm màng bồ đào, mề đay, phù mạch, vảy nến, thiếu máu, động kinh, viêm thần kinh thị giác, tăng men gan, lupus ban đỏ, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Etanercept.
  • Người bị có nguy cơ hoặc bị nhiễm khuẩn huyết.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-tot-nhat-Etanercept
Thuốc Etanercept chuyên điều trị triệu chứng vừa đến nặng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp

Khi dùng các nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp, người bệnh cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa nhiều nguy hại cho sức khỏe:

  • Liều dùng thuốc cụ thể còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh. Để có liều dùng phù hợp nhất với bản thân, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
  • Để tránh việc xung đột giữa các loại thuốc với nhau, bạn nên nhờ bác sĩ để được tư vấn cụ thể. 
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp bạn quên uống một liều thuốc, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu đã gần tới liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào đúng thời điểm như hướng dẫn. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều đã quy định.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất người bệnh nên hạn chế dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 
  • Nếu quá trình dùng thuốc xảy ra triệu chứng bất thường, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Trên đây là gợi ý 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất, có hiệu quả, an toàn được các chuyên gia khuyên dùng. Những thông tin được cung cấp phía trên không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ. Người bệnh hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Câu hỏi thường gặp

Thuốc trị thoái hóa khớp thường có tác dụng chậm, bạn cần duy trì khoảng 2 - 3 tháng mới nhận thấy hiệu quả. Bạn nên dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để duy trì tình trạng sụn khớp khỏe mạnh.

Thuốc thoái hóa khớp của Mỹ là sản phẩm uy tín được rất nhiều người bệnh xương khớp tin tưởng lựa chọn. Nước Mỹ luôn nổi tiếng với những sản phẩm y tế được sản xuất trên công nghệ hiện đại, chất lượng cao, kiểm định nghiêm ngặt, hiệu quả và an toàn. 

Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc xương khớp sau: Glucosamine Optimax, Kirkland Glucosamine HCL, Move Free Glucosamine Chondroitin MSM, Jex Max, DaVinci Disc-Discovery,...

Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc thoái hóa khớp ở các nhà thuốc, trung tâm y tế trên khắp cả nước. Trong đó có một số loại cần có đơn thuốc điều trị thoái hóa khớp gối của bác sĩ mới có thể mua được. Bạn nên mua và sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. 

Việc tùy tiện dùng các loại thuốc có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp diễn tiến nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, phát ban, vàng da, khó thở,.. ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Cập nhật lúc: 2:36 PM , 24/11/2023

Tin liên quan

Thoái Hóa Khớp Háng: Triệu Chứng Và Giải Pháp Điều Trị

Khớp háng là khớp chịu trọng lượng lớn thứ hai trong cơ thể, chỉ sau đầu gối. Dù không phổ biến như một số loại thoái hóa khớp khác nhưng...

benh-an-thoai-hoa-khop-goi-yhct

Bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT điều trị bằng đông y

Bệnh án đông y thoái hóa khớp gối có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh án này giúp bác sĩ theo dõi tổng quan tình trạng sức...

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-tap-gi

Người bị thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập hiệu quả

Thoái hóa khớp gối thuộc nhóm bệnh lý xương khớp mãn tính. Nhưng nếu bạn duy trì tập luyện đều đặn các bài tập thoái hóa khớp gối có thể...

Tổng Hợp Các Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất

Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Giảm Đau Hiệu Quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp, tiến triển theo độ tuổi. Giai đoạn đầu bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, có thể điều...

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? [Gợi ý 11 thuốc tốt nhất]

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì điều trị tốt?

Với người bệnh thoái hóa khớp gối, việc chọn lựa đúng loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Người...

Thoái Hóa Khớp: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp không chỉ gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu như không được chú ý...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *