Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Giảm Đau Hiệu Quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp, tiến triển theo độ tuổi. Giai đoạn đầu bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, có thể điều trị bảo tồn bằng các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cần can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật. Bài viết dưới đây tổng hợp đầy đủ những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.

Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối

Định nghĩa

Thoái hóa khớp gối là hậu quả khi quá trình cơ học và sinh học gây mất sự cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố, như: Di truyền, phát triển, chấn thương, chuyển hóa,…

Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp gối là những thay đổi về hình thái, sinh hóa, phân tử, cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn. Từ đó dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét, hao mòn sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, mọc gai xương và tạo hốc xương dưới sụn.

Cấu trúc khớp gối khi bị thoái hóa (bên phải)
Cấu trúc khớp gối khi bị thoái hóa (bên phải)

Dấu hiệu nhận biết

  • Khớp gối đau nhức, ngày càng đau. Cơn đau tăng dần về tần suất và mức độ.
  • Đau nhức rõ rệt hơn khi vận động, thay đổi tư thế.
  • Sưng và căng cứng đầu gối, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Khớp gối trở nên kém linh hoạt, phát ra âm thanh lục khục khi cử động.
  • Dáng đi thay đổi, thậm chí mất khả năng vận động.

Mức độ nguy hiểm

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Những đối tượng có nguy cơ cao nhất là:

  • Người cao tuổi.
  • Người thường xuyên phải lao động quá sức, bê vác nặng.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người mắc một số bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường.
  • Những người gặp phải chấn thương khớp gối như đứt dây chằng khớp gối, nứt xương khớp gối,…

Thoái hóa khớp gối tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp, bệnh nhân có thể phải đối diện với những vấn đề sau:

  • Đau nhức mãn tính, đi lại khó khăn, gặp trở ngại trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.
  • Mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
  • Lâu ngày dẫn đến cứng khớp, teo cơ.
  • Biến dạng khớp gối, cong vẹo chi dưới.
  • Vôi hóa sụn khớp.
  • Liệt chi dưới, tàn phế.

Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?

Bệnh thoái hóa khớp gối liên quan đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tiến triển theo độ tuổi. Vì vậy không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể làm giảm triệu chứng hiệu quả. Đồng thời, giúp bệnh nhân duy trì và phục hồi khả năng vận động của khớp gối. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng ngừa biến dạng khớp gối và các biến chứng nguy hiểm khác.

Phác đồ điều trị của Bộ Y tế

Phương pháp chẩn đoán

Theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối của Bộ Y tế, hiện nay bệnh thoái hóa khớp gối được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) năm 1991. Cụ thể như sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • (1) Có gai xương ở rìa khớp (quan sát qua phim chụp X-Quang)
  • (2) Dịch khớp là dịch thoái hóa
  • (3) Bệnh nhân trên 38 tuổi
  • (4) Triệu chứng cứng khớp dưới 30 phút
  • (5) Khớp gối lục khục khi vận động

Chẩn đoán mắc bệnh khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.

Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác, như tràn dịch khớp, biến dạng khớp gối.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-Quang: Xác định giai đoạn bệnh thoái hóa khớp dựa trên cấu trúc khớp. Giai đoạn 1 có gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương. Giai đoạn 2 quan sát rõ gai xương. Giai đoạn 3 xuất hiện hiện tượng hẹp khe khớp. Giai đoạn 4 hẹp khe khớp nhiều, xơ xương dưới sụn.
  • Siêu âm khớp: Để đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn và tìm kiếm các mảnh sụn vỡ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phát hiện các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
  • Nội soi khớp: Để quan sát trực tiếp tổn thương và sinh thiết màng hoạt dịch để thực hiện xét nghiệm tế bào.

Các xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm máu và sinh hóa: Kết quả tốc độ lắng máu bình thường.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.

Phác đồ điều trị

Nguyên tắc điều trị:

  • Giảm đau, kiểm soát triệu chứng trong các đợt tiến triển bệnh.
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp gối, ngăn ngừa biến dạng khớp, hạn chế biến chứng.
  • Tránh tác dụng phụ của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh khác của người bệnh.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối của Bộ Y tế kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, điều trị nội khoa và phẫu thuật khi cần thiết. Cụ thể:

  • Vật lý trị liệu: Phương pháp hồng ngoại, siêu âm, liệu pháp suối khoáng, bùn, chườm nóng.
  • Điều trị nội khoa: Dùng thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ…) cùng với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Ngoài ra có thể dùng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP), cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation).
  • Điều trị ngoại khoa: Điều trị dưới nội soi khớp và phẫu thuật khớp nhân tạo khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân.

Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích vận động thể thao hợp lý, bảo vệ khớp gối, chống béo phì. Cần theo dõi, phát hiện và điều trị sớm các dị tật khớp (khớp gối vẹo vào trong hoặc ra ngoài, lệch trục khớp,…).

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp này giúp giảm đau, tăng sự dẻo dai, cải thiện tình trạng khớp gối, làm chậm thoái hóa.

Một số bài tập thường được áp dụng:

  • Bài tập giảm đau:

Chuẩn bị 1 chiếc ghế có tựa lưng, để trước mặt.

Đứng thẳng người, đưa chân trái về phía sau, giữ thẳng chân trái, chân phải hơi khuỵu xuống sao cho ngón chân phải và gót chân trái nằm trên cùng một đường thẳng.

Cúi người về phía trước, 2 tay bám vào thành ghế. Giữ nguyên trong 20 giây rồi đổi chân. Mỗi chân làm 2 lần.

  • Bài tập tăng sự dẻo dai:

Chuẩn bị 1 mảnh vải dài. Khởi động xoay khớp cổ, tay chân hoặc chạy bước nhỏ tại chỗ.

Nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, đưa chân trái lên. Vòng mảnh vải qua bàn chân rồi kéo về phía cơ thể. Giữ thẳng chân trong khoảng 15 giây rồi đổi sang chân phải. Mỗi chân thực hiện 2 lần.

  • Bài tăng sức mạnh cơ bắp:

Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân. Sau đó chống 2 khuỷu tay xuống nền nhà, hơi ngẩng đầu dậy, từ từ gập đầu gối trái lại.

Chân phải đưa thẳng lên cao, cách khoảng 50cm so với mặt đất, ngón chân hướng lên. Giữ nguyên 3-5 giây rồi đổi chân, làm lại từ đầu. Mỗi bên thực hiện 5 lần.

Thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC):

Là những loại thuốc giảm đau mức độ nhẹ, bao gồm: Paracetamol (acetaminophen) và các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin,…

  • Thuốc giảm đau kê đơn:

Được chỉ định khi không đáp ứng tốt các loại thuốc giảm đau không kê đơn hoặc bị phản ứng với thuốc. Trong đó, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 có tác dụng tương tự thuốc NSAIDs truyền thống nhưng ít bị tác dụng phụ tới dạ dày và thận.

  • Thuốc giảm đau dưới dạng kem hoặc gel:

Dùng bôi ngoài da, ít tác dụng phụ hơn so với dạng uống.

Lưu ý rằng các loại thuốc này đều nhằm mục đích điều trị triệu chứng bệnh (cụ thể là đau nhức) chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy không được làm dụng thuốc, không tự ý mua thuốc về sử dụng.

Tiêm nội khớp

Được chỉ định với trường hợp thoái hóa khớp nặng, gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng tới khả năng vận động khớp. Phương pháp này là biện pháp tạm thời, giúp giảm bớt triệu chứng cấp, không thể dùng lâu dài.

  • Tiêm steroid:

Có thể tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid vào khớp gối để giảm viêm, giảm đau.

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP:

PRP là chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2-8 lần so với tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp gối.

  • Tiêm axit hyaluronic:

Đây là một thành phần của dịch khớp. Tiêm axit hyaluronic giúp cung cấp dịch giúp bôi trơn khớp gối, từ đó giảm đau nhức, giúp khớp vận động dễ dàng hơn.

  • Tiêm tế bào gốc:

Chủ yếu dùng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ để kích thích sản sinh mô mới, thay thế các mô bị tổn thương.

Lưu ý, phương pháp tiêm nội khớp cần được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Nếu tiêm không đúng vị trí hoặc không đảm bảo vô khuẩn sẽ gây phản tác dụng.

Liệu pháp châm cứu

Với liệu pháp này bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc que nhọn đã tiệt trùng kích thích vào các huyệt. Mục đích để đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này và cần được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo bài bản. Bạn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.

Phẫu thuật khớp gối

Trong trường hợp thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng, không còn đáp ứng các biện pháp điều trị bảo tồn trên thì phẫu thuật là cần thiết. Có một số thủ thuật thường áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp:

Áp dụng cho bệnh nhân có triệu chứng đau, bị hạn chế khả năng vận động nhưng chưa đạt kết quả mong muốn.

Không áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 hoặc bệnh nhân giai đoạn 2 và 3 đi kèm bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hoặc bệnh lý khác có chống chỉ định phẫu thuật.

  • Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn:

Là phương pháp kích thích tủy xương qua nội soi khớp gối. Áp dụng với bệnh nhân trẻ tuổi, bị thoái hóa khớp do chấn thương và phạm vi tổn thương sụn nhỏ hoặc vừa.

  • Ghép tế bào sụn tự thân:

Được chỉ định cho bệnh nhân trẻ tuổi, lớp sụn mới bị tổn thương do chấn thương, vị trí tổn thương đơn độc, diện tích nhỏ hoặc vừa.

Ưu điểm: Lớp sụn mới có bản chất là sụn trong, có tính đàn hồi, bền vững như sụn bình thường.

Hạn chế: Phải thực hiện phẫu thuật 2 lần, mở khớp gối và tốn chi phí. Mảnh sụn ghép dễ bị bong khỏi vị trí ghép hoặc tăng sinh quá mức, gây cản trở vận động.

  • Đục xương sửa trục:

Nhằm thay đổi trục cơ học của chân, từ đó thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối, giảm áp lực lên bề mặt khớp bị thoái hóa, giúp giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa. Thường được chỉ định đối với thoái hóa khớp gối sớm, một khoang, hay gặp ở người bệnh có biến dạng ở chân (vẹo trong hoặc vẹo ngoài).

Hạn chế: Có nguy có gặp biến chứng nghiêm trọng là liệt dây thần kinh mác chung. 

  • Thay khớp gối:

Được chỉ định điều trị với người bệnh ở giai đoạn 3 hoặc 4, không thể điều trị bằng biện pháp nào khác.

Hạn chế: Chi phí cao, khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ 10-15 năm, là phẫu thuật lớn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Lời khuyên từ chuyên gia

Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể kết hợp sử dụng một số lưu ý dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh:

  • Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên khớp gối, giảm đau, làm chậm thoái hóa, ngăn ngừa bệnh lý về huyết áp, đái tháo đường,…
  • Tập luyện các bài tập phù hợp với mức độ vừa phải, như tập yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,…
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng tại khớp để giảm sưng đau, hạn chế cứng khớp.
  • Xoa bóp khớp gối hàng ngày để làm dịu cơn đau, thư giãn cơ bắp, kích thích lưu thông máu.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu omega 3, vitamin C và chất chống oxy hóa. Ăn theo chế độ để đảm bảo cân nặng.
  • Dùng nẹp để bảo vệ đầu gối, như nẹp giảm áp, nẹp phục hồi chức năng,…

Trên đây là tổng hợp những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa được bác sĩ tư vấn. Hãy tới gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ khám và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Có thể là khoa cơ xương khớp ở những bệnh viện lớn (bệnh viện công, bệnh viện tư) hoặc là ở những phòng khám chuyên khoa về cơ xương khớp, vật lý trị liệu,... Quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ chữa bệnh uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại để chẩn đoán chính xác bệnh và tiến triển của bệnh.

Không có chi phí cố định khi điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Chi phí linh hoạt dựa trên tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian điều trị. Nếu chỉ dùng thuốc, chi phí có thể là vài trăm nghìn, vài triệu đồng. Nếu phải phẫu thuật thay khớp gối, chi phí có thể lên tới vài chục triệu, hơn trăm triệu.

Vì vậy, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm tối đa chi phí.

Hiện có nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc. Nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào. Một số loại thuốc dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, ibuprofen, naproxen, diclofenac,...
  • Thuốc giãn cơ: Mephenesin, eperisone,...
  • Thuốc bổ sung dịch nội khớp: Thuốc có chứa Acid hyaluronic. 
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine sulfate, diacerein, chondroitin sulfate,...

6 loại thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá trích, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt mắc ca,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Đu đủ, ổi, dứa, cam, dưa lưới, dâu tây, kiwi, bưởi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, cải xoăn, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, đậu nành, ngũ cốc,...
  • Thực phẩm giàu Vitamin K: Rau cải, rau bina, bắp cải, dầu đậu nành, dầu oliu,…
  • Thực phẩm giàu Beta Caroten: Cà rốt, ớt chuông, đu đủ, khoai lang, bí đỏ, xoài, đào,…
  • Thực phẩm giàu Bioflavonoid: Ớt xanh, quả anh đào, chanh vàng, nho, chanh…

5 loại thực phẩm bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên hạn chế:

  • Thực phẩm nhiều đường, nhiều muối
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp: Đồ chiên xào, cá hộp, thịt hộp, xúc xích xông khói…
  • Thực phẩm chứa gluten: Lúa mì, lúa mạch, yến mạch,...
  • Rượu, bia, các chất kích thích
  • Thực phẩm giàu Omega – 6: Dầu mè, dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành, trứng gà, mỡ,…

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 2:39 PM , 24/11/2023

Tin liên quan

Top 10 thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng

Top 10 thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất được khuyên dùng

Trên thị trường có nhiều loại thuốc thoái hóa khớp, bao gồm dạng bôi, dạng uống và dạng tiêm. Vậy đâu là thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất...

Thoái Hóa Khớp Háng: Triệu Chứng Và Giải Pháp Điều Trị

Khớp háng là khớp chịu trọng lượng lớn thứ hai trong cơ thể, chỉ sau đầu gối. Dù không phổ biến như một số loại thoái hóa khớp khác nhưng...

benh-an-thoai-hoa-khop-goi-yhct

Bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT điều trị bằng đông y

Bệnh án đông y thoái hóa khớp gối có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh án này giúp bác sĩ theo dõi tổng quan tình trạng sức...

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? [Gợi ý 11 thuốc tốt nhất]

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì điều trị tốt?

Với người bệnh thoái hóa khớp gối, việc chọn lựa đúng loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Người...

Thoái Hóa Khớp: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp không chỉ gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu như không được chú ý...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *