12 Loại Thuốc Trị Đau Đầu Hiệu Quả Nhanh

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc đau đầu để đối phó với những cơn đau đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số loại thuốc trị đau đầu phổ biến, hiệu quả cao.

12 loại thuốc trị đau đầu phổ biến

Đau đầu là bệnh lý phổ biến hiện nay. Đối với người hay bị đau đầu, thuốc giảm đau luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì có thể cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

1. Thuốc đau đầu Aspirin

Một trong những loại thuốc giảm đau đầu nhanh chóng chính là Aspirin, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Sản phẩm được hiện được bào chế ở 3 dạng: Viên nén, bột hòa tan, viên đặt trực tràng.

Công dụng:

  • Giúp giảm đau đầu mệt mỏi với mức độ từ nhẹ đến vừa và hạ sốt nhanh.
  • Giảm các cơn đau do: Đau cơ, đau răng, đau bụng kinh, đau do viêm khớp,…
  • Aspirin có khả năng ngăn ngừa cục máu động, giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng phổ biến trong điều trị và phòng ngừa tim mạch.

Cách dùng: Để giúp giảm đau và hạ sốt, người bệnh sử dụng từ 300 – 650mg/lần. Hoặc đặt trực tràng 4 – 6 giờ khi cần thiết, không sử dụng quá 4g/ngày.

Lưu ý: Aspirin có thể gây nên một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, chảy máu đường tiêu hóa, dị ứng, ù tai, thính lực giảm,…

2. Thuốc đau đầu Peracetamol

Đây là thuốc đau đầu thuộc nhóm Acetaminophen, có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhanh mà không gây tình trạng nhờn thuốc, nghiện thuốc. 

Công dụng: 

  • Giảm đau đầu, xoa dịu dây thần kinh, 
  • Hạ sốt nhanh, giảm đau nhức khi bị cảm cúm.
  • Hạ sốt nhanh chóng, giảm đau nhức khi bị cảm cúm.
  • Giảm đau trong một số trường hợp như: Đau xương khớp, đau cơ, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng,…

Cách dùng:

  • Trẻ nhỏ: 10 – 15 mg/kg/liều.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 325 – 650 mg.
  • Người lớn: Dùng từ 325 – 650 mg.

Lưu ý: 

  • Nên sử dụng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, không kéo dài liệu trình sử dụng quá 10 ngày (ở người lớn), quá 5 ngày (ở trẻ em).
  • Người sốt trên 39 độ, không sử dụng Paracetamol dài trên 3 ngày. 
  • Những người có sẵn bệnh lý về thận, gan và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng thuốc này.

3. Thuốc đau đầu Alaxan

Đây là thuốc có chứa thành phần Paracetamol và Ibuprofen.

Công dụng: Điều trị đau đầu chóng mặt, đau răng, đau xương khớp, cơ bắp…

Cách dùng: 

Trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 viên/lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng.

Lưu ý: 

  • Những đối tượng bị suy tim, xơ gan, thận hư, suy thận mạn tính, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng.
  • Không kéo dài liệu trình quá 10 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Thuốc đau đầu dạng sủi Panadol Extra

Là loại thuốc phổ biến nhất hiện nay nhờ hiệu quả cao và rất lành tính. Sản phẩm có chứa Paracetamol (500mg) và Cafein (65mg) nên giúp giảm đau đầu nhanh chóng mà không gây buồn ngủ hay mệt mỏi như các loại thuốc giảm đau khác.

Công dụng: Giảm đau đầu nhanh chóng mà không gây buồn ngủ hay mệt mỏi. Ngoài ra, Panadol Extra có thể hạ sốt, giảm đau bụng kinh nguyệt…

Cách dùng: Uống 1 viên sủi vào mỗi lần đau đầu, sử dụng liều tiếp theo sau 4 tiếng, và không uống quá 8 viên mỗi ngày. Chờ sủi tan hoàn toàn trong nước rồi uống.

Lưu ý: 

  • Không kéo dài liệu trình dùng sủi Panadol Extra quá 3 ngày.
  • Những người có bệnh nền về gân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Dị ứng, phát ban, phù mạch…

5. Thuốc Ultracet

Ultracet là thuốc giảm đau chứa Paracetamol và Tramadol. 

Công dụng: Giảm nhanh những cơn đau trung bình đến nặng như: đau đầu, đau cơ, đau do chấn thương, đau răng, đau họng, đau bụng kinh,…

Cách dùng: 

  • Người lớn và người già dưới 75 tuổi: uống tối đa 1 – 2 viên/lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 8 viên/ngày.
  • Bệnh nhân trên 75 tuổi hoặc suy gan, suy thận trung bình: không quá 2 viên cách nhau mỗi 12 giờ.

Lưu ý: Thận trọng khi sử dụng Ultracet cho những trường hợp như: người bệnh động kinh, có tiền sử co giật, chấn thương ở đầu, cai rượu/thuốc và rối loạn chuyển hóa.

6. Decolgen

Thuốc bao gồm các thành phần như Paracetamol, Phenylpropanolamine và Clorpheniramin. 

Công dụng: Giúp giảm đau đầu, hạ sốt, giảm sự tiết chất nhờn và tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, được chỉ định để điều trị cảm cúm, viêm mũi dị ứng. 

Sản phẩm này là thuốc không cần kê đơn, gồm nhiều tên biệt dược khác nhau như Decolgen Siro, Decolgen Forte, Decolgen ND.

Cách dùng: Người lớn uống 1- 2 viên/ lần x 3 – 4 lần/ ngày, trẻ em từ 7 – 12 tuổi uống ½ liều cả người lớn.

Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như lo lắng, căng thẳng, đánh trống ngực, nổi mày đay, dị ứng, bồn chồn hay hội chứng Steven-Johnson.

7. Tatanol

Đây là thuốc thuộc giảm đau hạ sốt có thành phần chính là Acetaminophen.

Công dụng: Giảm đau đầu, đau họng, hạ sốt, đau răng, cảm cúm, đau cơ xương khớp… Ngoài ra, thuốc có thể được dùng để ngăn ngừa tình trạng hạ Vitamin C trong cơ thể.

Cách dùng: 

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Uống 1 – 2 viên/lần, không quá 8 viên/ngày và mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ.
  • Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 1 viên mỗi lần và tối đa 4 viên/ngày.

Lưu ý: Thuốc không được khuyến cáo dùng với các đối tượng: Bị dị ứng thức ăn, hóa chất, đang mang thai và cho con bú, người già và trẻ em dưới 8 tuổi.

8. Efferalgan

Efferalgan là viên sủi bọt gồm Paracetamol và các tá dược khác như: Acid citric khan, Natri cacbonat khan, Natri hydrogen carbonat,…

Công dụng: Có tác điều trị những cơn đau vừa và nhẹ, mỏi cơ, đau răng, đau bụng kinh,…

Cách dùng: Dùng được cho người lớn và trẻ em từ 17kg trở lên. Trong đó, trẻ em dùng khoảng 60mg/kg trong lượng/ngày, chia ra làm 4 hoặc 6 lần, tối đa 3g mỗi ngày.

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc vào khoảng 350ml nước trước khi uống, không uống cả viên.

Lưu ý: Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, mắt da có biểu hiện vàng…

9. Hapacol 250

Thuốc Hapacol dạng sủi bọt có thành phần chính là paracetamol.

Công dụng: Giảm đau đầu, hạ sốt, cảm cúm, mọc răng,…

Cách dùng: 

  • Hòa thuốc vào nước đến khi sủi hết bọt. Uống mỗi lần cách nhau 4 tiếng, không quá 5 lần/ngày.
  • Liều dùng trung bình từ 10 – 15 mg/kg/lần, tổng liều tối đa nhỏ hơn 60 mg/ kg/ 24 giờ.
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 1 gói/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Thuốc được chống chỉ định với các bệnh nhân thiếu máu, suy giảm chức năng gan và thận, người có tiền sử nghiện rượu hay trường hợp thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.

10. Thuốc uống đau đầu Hapacol Codein

Hapacol Codein là thuốc giảm đau cho các cơn đau ở mức độ trung bình khi người bệnh dùng thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen không hiệu quả.

Công dụng: Giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do cảm cúm, đau nhức cơ bắp, bong gân, đau răng…

Cách dùng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống mỗi lần từ 1 đến 2 viên.
  • Trẻ em từ 12 – 18 tuổi: Dùng 30 – 60 mg mỗi 6 giờ.
  • Người lớn: Sử dụng giới hạn dưới 3 ngày.
  • Liều dùng tối đa: Không quá 240 mg/ ngày.

Lưu ý: Hapacol Codein có thể táo bón, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt, yếu mệt. Cần sử dụng thận trọng với trẻ dưới 12 tuổi.

11. Doliprane 2,4%

Thành phần của thuốc gồm Paracetamol.

Công dụng: Giảm đau nhanh chóng. Chỉ mất từ 10 – 20 phút sau khi sử dụng, cơn đau sẽ được thuyên giảm.

Cách dùng: Sử dụng theo liều đã chia trên nắp chai. Mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng, không nên uống quá 4 lần một ngày.

Lưu ý: Thuốc ít gây ra những tác dụng không mong muốn, tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, mẩn đỏ…

12. Thuốc giảm đau đầu Cinnarizin 25mg

 Cinnarizin là nhóm thuốc kháng Histamin H1.

Công dụng: Sử dụng để kiểm soát các cơn say tàu xe, với các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ù tai.

Cách dùng: 

  • Với người lớn bị đau đầu do say tau xe: Uống 1 viên trước ăn 2 tiếng. 
  • Với trẻ nhỏ: Liều lượng giảm 1 nửa so với liều ở người lớn, uống sau bữa ăn.

Lưu ý: Những đối tượng sau không nên sử dụng Cinnarizin: trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Ưu nhược điểm của thuốc trị đau đầu

Ưu điểm: 

  • Kiểm soát cơn đau nhanh chóng.
  • Hiệu quả giảm đau có thể kéo dài từ 4-8 tiếng.
  • Giúp người đau đầu giảm căng thẳng, cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thuốc giảm đau đầu mức độ nhẹ còn có tác dụng hạ sốt ở trẻ em.

Nhược điểm: 

  • Buồn nôn.
  • Nhờn thuốc
  • Phát ban da.
  • Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
  • Có thể gây nhiễm độc gan, thận.

Lưu ý quan trọng khi uống thuốc trị đau đầu

Tuy có tác dụng cao trong điều trị bệnh nhưng chúng cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tìm hiểu kỹ thuốc trước khi sử dụng
  • Tuyệt đối không uống quá nhiều thuốc cùng 1 lúc.
  • Dừng sử dụng khi thấy có tác dụng phụ.
  • Mua thuốc tại nhà thuốc uy tín.
  • Nên kết hợp thêm phương pháp giảm đau không dùng thuốc như: massage cổ vai gáy, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, sử dụng tinh dầu thiên nhiên.

Khi nào thì đau đầu cần đến bệnh viện thăm khám?

Trong một số trường hợp, đau đầu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan trước biểu hiện của đau đầu. Đặc biệt với các trường hợp sau:

  • Người trên 50 tuổi bị đau đầu thường xuyên.
  • Cơn đau đột ngột và dữ dội.
  • Cơn đau kéo dài, lặp lại thường xuyên. không dứt khi đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục.
  • Đau đầu kèm buồn nôn, co giật, sốt cao, người bệnh rơi vào trạng thái lú lẫn, hôn mê.
  • Đau đầu sau khi bị chấn thương, va đập ở vùng đầu.
  • Cơn đau nghiêm trọng khi hoạt động mạnh, ho, hắt hơi…

Trên đây là 12 loai thuốc trị đau đầu hiệu quả, giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian cho phép mà tình trạng đau đầu vẫn không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Cập nhật lúc: 5:52 AM , 05/04/2024

Tin liên quan

Cách Trị Đau Đầu Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Cơn đau đầu có thể kéo dài hàng giờ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp...

Đau Đầu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Đau đầu là hiện tượng phổ biến mà ai cũng gặp phải trong đời. Đau có thể xuất hiện từng cơn rồi tự hết hoặc kéo dài do bệnh lý....

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì nhanh khỏi?

Khi mắc viêm da dị ứng, bên cạnh việc chăm sóc da, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng thì chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng...

thuốc tăng cường sinh lý nam

Thuốc tăng cường sinh lý nam là một dạng thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng (TPCN) được sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *