Tư vấn cách điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe và tuổi thọ. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn những cách điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi đang được áp dụng hiện nay!

Cảnh báo gia tăng nguy cơ mất ngủ ở người cao tuổi!

Theo khuyến nghị, người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) vẫn cần ngủ sâu từ 7-9h mỗi đêm. Tuy nhiên, vì nhu cầu ngủ ở mỗi người khác nhau, nên nhiều người chỉ cần ngủ sâu khoảng 5-6h là đủ để tái tạo lại năng lượng cho cơ thể. Thế nhưng, người cao tuổi bị mất ngủ lại có thời gian ngủ ít hơn thế. Có trường hợp chỉ ngủ được 3-4h mỗi ngày.

Các nghiên cứu cho biết, người cao tuổi, nhất là nam giới thường có thời gian ngủ trung bình ngắn hơn, nhất là sau khi đã nghỉ hưu.

Không chỉ vậy, các bệnh lý như tiểu đêm, đau khớp, hen,… còn khiến người cao tuổi ngủ nông hơn, thức giấc nhiều lần trong đêm, rất khó ngủ trở lại. Hơn nữa, giấc ngủ thường chập chờn, ngủ mơ, thậm chí ác mộng làm họ thức giấc giữa chừng.

Mất ngủ ở người lớn tuổi làm giảm chất lượng sống, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Mất ngủ ở người lớn tuổi làm giảm chất lượng sống, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tại sao người cao tuổi dễ mất ngủ?

Tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân thứ phát, nguyên phát và những nguyên nhân khác như:

Mất ngủ nguyên phát

Tuổi càng cao, thể trạng càng suy yếu, cùng với tình trạng lão hóa tự nhiên gây ra những suy giảm trong chức năng của hệ thần kinh. Từ đó, dẫn tới khó ngủ, mất ngủ,…

Ngoài ra, sự thay đổi hormon trong cơ thể (giảm sản sinh melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ) cùng với hiện tượng rối loạn nhịp sinh học khiến người cao tuổi dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn.

Nguyên nhân gây mất ngủ thứ phát (bệnh lý)

Người cao tuổi dễ mắc phải những bệnh lý nền có thể dẫn tới chứng mất ngủ như:

  • Bệnh thần kinh: trầm cảm, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson, đau đầu, đột quỵ,…
  • Bệnh xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, loãng xương,… khiến người bệnh đau nhức, khó ngủ
  • Bệnh đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa,… làm giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Bệnh đường hô hấp: viêm phế quản, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang,… khiến người mắc tức ngực, khó thở, ho nhiều về đêm dẫn tới mất ngủ
  • Các bệnh lý khác: thận – tiết niệu, tăng huyết áp, tiểu đường,… cũng là nguyên nhân khởi phát chứng mất ngủ ở người già.

Mất ngủ về đêm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Do dùng thuốc

Một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây khó ngủ như: thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng cholinergic, thuốc chống viêm corticoid, thuốc chống trầm cảm,…

Một số yếu tố thuận lợi gây mất ngủ ở người già

  • Ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng.
  • Không gian phòng ngủ chật hẹp, ẩm thấp
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, trà, thuốc.
  • Ăn ngủ nghỉ không đúng giờ, hay thức khuya,…

Cách trị mất ngủ ở người cao tuổi

Dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ mà các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Trong đó, thường được áp dụng nhất là điều trị bằng thuốc, sử dụng thảo dược tự nhiên và áp dụng các biện pháp không dùng thuốc.

Biện pháp không dùng thuốc

Một số biện pháp tại nhà sẽ giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi như:

  • Tạo không gian ngủ phù hợp với nhiệt độ vừa phải (26-27 độ), giường ngủ sạch sẽ, không gian thoáng đãng, hạn chế ánh sáng và tiếng ồn, xông tinh dầu thiên nhiên có tác dụng an thần,…
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thêm thực phẩm giúp ngủ ngon: cá beson (omega-3), óc chó (giàu melatonin), hạnh nhân, mật ong,… Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước trong ngày.
  • Tập thể dụng đều đặn hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt
  • Xoa bóp đầu, tay, chân để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ
  • Ngâm chân với nước ấm (khoảng 60 độ C) để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, nghe nhạc, thiền, đọc sách thư giãn mỗi ngày.
Ngâm chân với nước ấm giúp giảm chứng mất ngủ ở người lớn tuổi
Ngâm chân với nước ấm giúp giảm chứng mất ngủ ở người lớn tuổi

Thuốc tây trị mất ngủ nhanh chóng

Một số loại thuốc trị mất ngủ thường được chỉ định như:

  • Thuốc an thần: Giúp an thần, giảm bớt áp lực căng thẳng ở não bộ, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng. Thường dùng: Lorazepam, diazepam, zolpidem, zaleplon,…
  • Thuốc tác động đến hormone ngủ: thuốc giúp làm tăng lượng hormone melatonin sản sinh vào ban đêm, điều chỉnh chu kỳ ngủ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng để hỗ trợ chứng mất ngủ mạn tính ở người già. Thường dùng: Tradozone, doxepin, mirtazapine,…

Thuốc tây thường giúp mang đến giấc ngủ ngon, nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này không bền vững, không dùng thuốc, tình trạng mất ngủ lại tái phát. Hơn nữa, các thuốc đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Thảo dược tự nhiên giúp lấy lại giấc ngủ ngon

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, nhiều người lựa chọn sử dụng các thảo dược tự nhiên để có giấc ngủ ngon hơn. Một số thảo dược giúp cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi như:

Bình vôi

Tác dụng: an thần, gây ngủ, trấn tĩnh thần kinh, chống co quắp.

Cách dùng:

  • Cách 1: Tán củ bình vôi thành bột, ngâm rượu 40 độ theo tỷ lệ 1 phần bột, 5-10 phần rượu. Dùng 5-15ml mỗi ngày.
  • Cách 2: Sắc 10-15g các dược liệu long nhãn, hạt sen, toan táo nhân, 8g củ bình vôi, 12g lá vông lấy nước uống mỗi ngày, nên uống trước khi đi ngủ

Lạc tiên

Tác dụng: Lợi tiểu, tiêu viêm, chữa mất ngủ, an thần,… Nhiều nghiên cứu chứng minh các hoạt chất trong lạc tiên giúp ổn định hệ thần kinh trung ương, chống hồi hộp, mất ngủ, lo âu

Cách dùng: Dùng 15g lạc tiên khô sắc với nước và uống thay trà mỗi ngày.

Long nhãn

Tác dụng: An thần, bổ tỳ và tâm, chữa suy nhược cơ thể,… đặc biệt là chứng mất ngủ kéo dài.

Cách dùng: Dùng 9g cùi nhãn, 9g táo nhân, 15g khiếm thực đem sắc với nước và uống trước khi ngủ

Cây vông nem

Tác dụng: an thần, dễ ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, sát trùng, trừ phong thấp, điều trị bệnh trĩ,…

Cách dùng: Dùng 15g lá vông khô cắt nhỏ, sắc với 2 chén nước đến khi còn nửa chén. Uống 1 lần trong ngày

Tâm sen

Tác dụng: Giúp ngủ ngon, an thần, nhưng dùng liều cao có thể gây hồi hộp, lo âu, tim đập nhanh, thậm chí khó ngủ.

Cách dùng: Lấy một muỗng cà phê tâm sen cho vào ấm, đổ nước sôi vào ủ khoảng 15-20 phút rồi uống như uống trà.

Bài thuốc dân gian trị mất ngủ bằng tâm sen

Cần lưu ý gì khi điều trị mất ngủ ở người cao tuổi

Khi điều trị mất ngủ ở người cao tuổi, cần lưu ý những điểm sau:

  • Chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi biện pháp tự nhiên không dùng thuốc không đem lại hiệu quả.
  • Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc hay thảo dược nếu chưa có sự tham vấn trực tiếp.
  • Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc gây ngủ vì có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc.
  • Hiểu rõ về tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, chóng mặt, hoa mắt,… thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
  • Không tự ý tăng liều thuốc trong quá trình sử dụng.
  • Chia sẻ với bác sĩ những bệnh lý nền mà bản thân đang gặp phải để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra.

Cách phòng ngừa mất ngủ ở người cao tuổi

Người cao tuổi có thể chủ động phòng mất ngủ bằng những cách sau:

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt các bệnh mạn tính
  • Thiết lập thời gian ngủ và thức dậy vào thời điểm cố định, không ngủ trưa quá 30 phút.
  • Không nên ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Nên có thói quen vận động nhẹ, tập dưỡng sinh với tần suất 3 lần/tuần để tăng sức đề kháng, cải thiện giấc ngủ.
  • Hạn chế sử dụng trà, cà phê, bia rượu, thuốc lá.

Tập dưỡng sinh, tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho giấc ngủ

Những câu hỏi thường gặp

Mất ngủ ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Mất ngủ ở người cao tuổi nếu không được điều trị ổn định sẽ gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như nhiều vấn đề nghiêm trọng như:

  • Thường xuyên uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, lờ đờ
  • Suy giảm miễn dịch, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công
  • Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Xuất hiện cơn buồn ngủ mất kiểm soát vào ban ngày
  • Thiếu hụt năng lượng, ăn uống không kiểm soát, nguy cơ béo phì
  • Xuất hiện ảo giác, rối loạn nhận thức,…

Khi nào người cao tuổi nên đi gặp bác sĩ?

  • Tình trạng mất ngủ kéo dài, đã áp dụng những biện pháp tự nhiên nhưng không có hiệu quả.
  • Trong quá trình dùng thuốc trị mất ngủ xuất hiện những phản ứng bất thường.
  • Đã sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả, hoặc hiệu quả không còn được như ban đầu.
  • Người bệnh gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải cả về thể chất lẫn tinh thần mà không tìm được cách giải quyết.

Người cao tuổi bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì?

Những thực phẩm người cao tuổi bị mất ngủ nên ăn

  • Thực phẩm giàu magie: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, bí ngô, hạt chia, hạt lanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch,…)
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau xanh (bông cải xanh, rau bina,…) hay trái cây (chuối, cam, quýt,…)
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, lợn, gà, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa,….
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu oliu,…

Người cao tuổi mất ngủ nên kiêng

  • Các chất gây kích thích thần kinh như cafein, bia, rượu, thuốc lá…
  • Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm cay nóng
  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Thực phẩm tinh chế: Bột mì trắng, bánh mì trắng,…
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

Mất ngủ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Mặc dù có nhiều biện pháp chữa khác nhau, nhưng để an toàn với sức khỏe, người cao tuổi vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 10:25 PM , 06/04/2024

Tin liên quan

Bà bầu bị mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con

Bà Bầu Mất Ngủ: Những Thông Tin Chính Xác Được Chuyên Gia Chia Sẻ

Bà bầu mất ngủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Khắc phục thế nào? Trực tiếp bác sĩ Đỗ Minh Tuấn - Cố vấn tập đoàn y dược...

Tim sen trị mất ngủ

Điểm Danh 10 Cách Trị Mất Ngủ Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Với tình trạng mất ngủ nhẹ, đa số người bệnh đều tìm hiểu các cách trị mất ngủ tại nhà. Tuy nhiên, chọn cách nào, dùng như thế nào cho...

Mất ngủ là nỗi ám ảnh của không ít người

Bệnh Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bị mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vì vậy, cần xác định sớm nguyên nhân để có...

Top 9 loại thuốc ngủ phổ biến nhất và hướng dẫn sử dụng

Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ là giải pháp hàng đầu được lựa chọn để lấy lại giấc ngủ ngon một cách nhanh chóng. Vậy người bị mất ngủ...

Mất ngủ kinh niên do bệnh lý là nguyên nhân khá phổ biến

Mất Ngủ Kinh Niên Nguy Hiểm Như Thế Nào? Điều Trị Ra Sao?

Mất ngủ kinh niên nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe. Chính vì thế, mọi người cần nhận thức...

Mất ngủ kéo dài dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý

Hơn 60% phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng và không biết cải thiện thế nào cho đúng. Trong bài viết...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *