Dị ứng thời tiết kiêng gì nhanh khỏi, không tái phát

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp ở những người cơ địa nhạy cảm. Bệnh dễ tái phát, có tính chất kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Vậy người bệnh dị ứng thời tiết nên kiêng gì để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh? 

Biểu hiện dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi thời tiết chuyển từ hè sang đông hoặc từ đông sang xuân, đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm. Hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi với những triệu chứng thường xuất hiện ở vùng da cổ, mặt, môi, lưng, ngực, cổ chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, da đùi non,… Cụ thể:

  • Da khô, bong vảy.
  • Nổi mề đay, phát ban, mẩn ngứa râm ran.
  • Mọc chấm đỏ hoặc tấy đỏ, phồng rộp.
  • Chàm bội nhiễm, dị ứng toàn thân.
  • Hắt xì, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi.
  • Tụt huyết áp nhanh, khó thở, thở khò khè.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.

Bị dị ứng thời tiết kiêng gì?

Đối với những người dị ứng thời tiết, việc kiêng một số yếu tố là rất cần thiết, giúp kiểm soát tình trạng bệnh, tránh bùng phát và ngăn ngừa các biến chứng.

Tránh gãi, làm trầy xước da

Bạn cần hạn chế chạm tay, gãi, chà xát vào vùng da bị tổn thương. Việc này có thể làm tăng nguy cơ viêm da, nhiễm trùng. Càng gãi thì sẽ càng cảm thấy ngứa do hành động gãi tác động làm giải phóng các chất trung gian hóa học có trên da nhiều hơn.

Không để da quá khô

Khi da bị mất nước sẽ trở nên khô và khó hồi phục tổn thương hơn so với làn da đủ độ ẩm. Bạn nên sử dụng các loại kem, gel dưỡng ẩm để cấp nước, làm dịu da. Ngay cả khi không có triệu chứng bệnh, bạn cũng nên bôi dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ngày để phòng ngừa những đợt tái phát.

Dị ứng thời tiết kiêng gì – Dùng mỹ phẩm dễ gây kích ứng

Những người có làn da nhạy cảm do dị ứng thời tiết cần cẩn trọng trong lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm. Không nên dùng những loại mỹ phẩm có thành phần hương liệu nhân tạo, chất tạo màu, tạo mùi,… dễ gây kích ứng. Bạn nên thay thế bằng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, xuất xứ rõ ràng, lành tính, dịu nhẹ.

Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm gây dị ứng

Nếu có tiền sử bị dị ứng với một số loại thực phẩm cụ thể, bạn hãy tránh xa những thực phẩm này. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm dễ gây kích ứng da, tác động xấu đến hệ miễn dịch bao gồm: 

  • Thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, bơ, trứng,… Tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này có thể khiến tình trạng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn, nổi mẩn đỏ toàn cơ thể, ngứa ngáy, khó thở.
  • Thức ăn cay nóng: Làm tăng thân nhiệt, gây nóng trong, nổi ban đỏ, kích thích phản ứng dị ứng.
  • Thực phẩm lạnh: Nếu ăn nhóm thực phẩm này, hoạt động lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị hạn chế, gan thải độc kém khiến chất độc tích tụ và làm tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng.
  • Thực phẩm lên men: Cà pháo, kim chi, dưa muối, cải chua,… có chứa nhiều loại vi khuẩn dễ làm các triệu chứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. 
  • Một số loại thực phẩm chứa protein như đậu phộng, đậu nành, các loại hạt, động vật có vỏ, lúa mì,… có thể làm da dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nặng hơn có thể gây sốc phản vệ.
  • Rượu bia, các chất kích thích: Các chất có trong nhóm này dễ làm tích tụ độc tố trong cơ thể, gây dị ứng, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi.

Dị ứng thời tiết kiêng gì – Gió và nước lạnh

Gió thổi mạnh có thể làm những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc bay đến môi trường sống xung quanh bạn. Lúc này, khả năng bạn hít phải những chất gây dị ứng có trong không khí là rất cao.

Bên cạnh đó, nếu bị dị ứng thời tiết có vết thương trên da, khi tiếp xúc với gió có thể gây ngứa da nghiêm trọng, nặng hơn có thể lây lan rộng toàn thân.

Nếu buộc phải làm việc hoặc di truyền trong thời tiết nhiều gió, bạn hãy đeo khẩu trang và mặc áo khoác để cản bớt gió.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh bị nhiễm lạnh khi tắm. Bạn nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió. Sau khi tắm xong cần lau khô người, dùng lò sưởi hoặc trùm chăn.

Hạn chế đến nơi có không khí ô nhiễm, ẩm ướt

Dị ứng thời tiết kiêng gì? Câu trả lời là hãy tránh xa nơi ẩm thấp, nhất là trong ngày mưa bão. Tuy bào tử nấm mốc thường lan rộng qua gió, nhưng có một số loại phát triển và lây lan nhanh trong điều kiện độ ẩm cao. 

Kiêng đến nơi có nhiệt độ lạnh hoặc nóng

Những ngày thời tiết xuống thấp có thể gây ra phản ứng dị ứng, nổi mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh cả bên ngoài lẫn bên trong. Việc hít thở không khí lạnh có thể khiến các ống phế quản co lại làm các triệu chứng dị ứng thời tiết như khó thở trở nên trầm trọng hơn.

Mặt khác, người bị dị ứng thời tiết nóng khiến cơ thể không kịp thích nghi, gây ra các phản ứng miễn dịch, da tiết nhiều mồ hôi, luôn ở trong trạng thái ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi khiến bệnh dị ứng bùng phát.

Hạn chế nhổ cỏ, làm vườn

Việc dọn dẹp vườn tược, trồng cây, cắt cỏ,… có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bạn có thể sẽ gặp phải các yếu tố gây dị ứng như côn trùng, phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn,… có trong khu vườn.

Hạn chế mặc quần áo chật

Quần áo bó sát, chật và có chất liệu thô ráp, thấm hút mồ hôi kém có thể làm da bị trầy xước, bong da, nhiễm trùng, làm lan rộng tình trạng dị ứng. Bạn nên mặc đồ rộng thoải mái để giảm thiểu nguy cơ da mẫn cảm với chất liệu, bột giặt hoặc các nhân tố gây bệnh bám trên vải.

Không lạm dụng thuốc

Bệnh dị ứng thời tiết thường gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, tổn thương da. Nhiều người tìm đến các loại thuốc chống dị ứng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc dị ứng. Nếu dùng sai cách, tình trạng dị ứng có thể trở nên khó kiểm soát hơn, gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận và nhiều tác dụng phụ khó lường.

Cách làm giảm khó chịu khi bị dị ứng thời tiết

Như vậy là bạn nắm được lời giải đáp cho câu hỏi “Dị ứng thời tiết kiêng gì?”. Bên cạnh việc vấn đề cần kiêng cữ trên, bạn có thể áp dụng những cách sau để làm giảm cảm giác khó chịu của dị ứng thời tiết:

  • Giữ ấm khi thời tiết lạnh, làm mát cơ thể khi thời tiết nóng hơn.
  • Chuẩn bị kem chống nắng, găng tay, ô, khăn quàng cổ,… để hạn chế cho da tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, thái độ tích cực.
  • Giặt sạch, giữ vệ sinh khăn mặt, khăn tắm, chăn, gối, màn,… và môi trường sống, làm việc.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ mỗi ngày.
  • Nếu viêm da dị ứng nhẹ, người bệnh có thể dùng kem dưỡng ẩm chứa glycerin, kẽm, vitamin E hoặc vitamin B5 bôi lên da để làm dịu, giảm sưng, ngứa.
  • Có thể dùng nha đam, đắp bột nghệ, mật ong, nấu nước lá tía tô,… để làm giảm tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Nên chuẩn bị trước thuốc chống dị ứng để uống kịp thời khi phát hiện triệu chứng.

Dị ứng thời tiết kiêng gì còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và nguyên nhân gây bệnh. Nếu thực hiện kiêng khem nghiêm ngặt đồng thời tuân thủ thói quen sinh hoạt điều độ, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Câu trả lời là có. Người bệnh dị ứng thời tiết cần vệ sinh da, tắm rửa đúng cách để loại bỏ vi khuẩn khu trí trên da, tránh gây viêm nhiễm và tổn thương da. Một số lưu ý trong vệ sinh da:

  • Tắm bằng nước ấm.
  • Nên tắm nhanh, không ngâm mình quá lâu.
  • Tắm ở nơi kín gió, tránh xa khu vực không khí lạnh.
  • Lau khô người bằng khăn mềm và sạch, nhanh chóng mặc quần áo sau khi tắm xong.
  • Dùng xà phòng, sữa tắm chiết xuất thiên nhiên, lành tính, không có thành phần tẩy rửa mạnh.
  • Dưỡng ẩm da đều đặn. 

Nếu phát hiện bị dị ứng thời tiết, người bệnh cần kiêng gió, tránh lạm dụng thuốc, giữ ấm cơ thể, tránh mặc quần áo chật, ăn những thực phẩm gây dị ứng,… đồng thời có chế độ sinh hoạt khoa học, cân bằng dinh dưỡng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Khi đã áp dụng các biện pháp điều trị dị ứng thời tiết nhưng không có hiệu quả, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị theo phác đồ phù hợp hơn.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 12:30 PM , 01/02/2024

Tin liên quan

Dị Ứng Mỹ Phẩm Có Tự Hết Không? Cách Dùng Mỹ Phẩm Không Bị Dị Ứng

Hầu hết chị em đều vô cùng lo lắng khi bị dị ứng mỹ phẩm. Tình trạng này thường xảy ra ở những chị em có làn da nhạy cảm...

Dị Ứng Da Ngứa Toàn Thân: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Dị ứng da ngứa toàn thân khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt do tổn thương lan rộng khắp cơ thể. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm...

Top 10+ loại thuốc trị dị ứng da mặt chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc trị dị ứng da mặt dạng bôi và uống có tác dụng làm giảm hiện tượng mề đay, nổi mụn li ti, sưng tấy đỏ, ngứa ngáy...

Top 10 thuốc dị ứng thời tiết an toàn, hiệu quả nhất

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng mạnh với những thay đổi thời tiết đột ngột, gây nổi mẩn đỏ, ngứa da, hắt hơi, chảy...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *