Đau Khớp Cổ Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Sự tổng hòa của 4 bài thuốc trong 1 liệu trình vừa giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm đau khớp, cột sống vừa bồi bổ ngũ tạng. Từ đó mang lại hiệu quả trị bệnh cao, giảm nguy cơ tái phát.

Đau khớp cổ tay là tình trạng cổ tay đau nhức khó chịu, kéo dài dai dẳng. Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc và sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp, đau khớp cổ tay là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Đau khớp cổ tay là bệnh gì?

Khớp cổ tay được cấu tạo bởi các xương và nhóm khớp nhỏ, hệ thống dây chằng, cơ, gân, mạch máu, mô sụn, màng bao hoạt dịch, túi thanh dịch,… Những bộ phần này có vai trò hỗ trợ xương cẳng tay, bàn tay hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn. 

Tình trạng đau khớp cổ tay xảy ra khi cấu trúc khớp cổ tay gặp trục trặc bất thường, các mô mềm xung quanh bị viêm và tổn thương. Các triệu chứng đi kèm bao gồm tê cứng, nóng rát, ngứa ran, sưng viêm, nóng rát.

Bệnh có thể xảy ra ở một trong 2 bên cổ tay trái, phải hoặc ở cả 2 bên tay.

Triệu chứng đau khớp cổ tay

Biểu hiện đau khớp cổ tay khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, thời gian và vị trí xuất hiện. Một số triệu chứng bệnh thường gặp: 

  • Sưng tấy đỏ, đau nhức khó chịu ở vùng cổ tay. 
  • Cứng khớp cổ tay và lan dần xuống các ngón tay.
  • Tê, ngứa ngón tay, mất dần cảm giác.
  • Phát ra âm thanh răng rắc, lục cục khi cử động cổ tay.
  • Khó khăn khi cầm nắm đồ vật, nhất là vật quá nhỏ, mỏng hoặc nặng.
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản.

Đau khớp cổ tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Để điều trị hiệu quả thì việc quan trọng là xác định nguyên nhân gây bệnh.

Đau khớp cổ tay do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân trực tiếp

  • Yếu tố di truyền.
  • Bị nổi hạch, sưng hạch, mắc hội chứng De Quervain, u nang hạch, viêm bao hoạt dịch cổ tay, viêm bao gân, viêm gân cổ tay, bệnh Kienbock,…
  • Có bệnh lý về xương khớp: Bệnh gout, lão hóa xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp,…
  • Lão hóa dẫn đến sụn, xương dưới sụn có thể bị bào mòn, mỏng dần, loét, mất tổ chức sụn và trơ các đầu xương dưới sụn. Lúc này cổ tay sẽ bị đau nhức, cử động phát ra âm thanh lục cục, làm mất dần khả năng chuyển động. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Thường gây sưng đau nhiều khớp, sốt và ảnh hưởng đến các nội tạng.
  • Hội chứng ống cổ tay: Xảy ra khi hệ thống dây chằng dày lên và chèn lên dây thần kinh lúc đi qua cổ tay. Từ đó gây cảm giác đau, tê mỏi ở cổ tay. Trường hợp nặng có thể lan rộng toàn bộ bàn tay, cẳng tay. Thời gian đầu, triệu chứng không xuất hiện thường xuyên . Sau một thời gian thì tần suất cơn đau tăng và dữ dội hơn.
  • Hội chứng chèn ép đúp: Là tình trạng dây thần kinh nguồn tại cổ và dây thần kinh cổ tay bị chèn ép đồng thời.
  • Bị một số loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu đến màng bao quanh khớp cổ tay. Kết quả là hình thành chất TNF-alpha gây phản ứng viêm ở các khớp.
  • Chấn thương khi chơi các môn thể thao như bóng bàn, golf, tennis, cầu lông,… Động tác gập, uốn cong cổ tay gây các căng thẳng đột ngột, gây đau ở vùng vai, khuỷu tay, vai, cổ tay, những vùng xương khớp xung quanh.

Nguyên nhân khởi phát và làm bệnh tiến triển nặng

  • Người bị béo phì hoặc tăng cân đột ngột.
  • Phụ nữ thay đổi nội tiết tố, đang mang thai.
  • Người bị bệnh đái tháo đường.
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ lạnh đột ngột.
  • Thường xuyên lặp lại một động tác ở cổ tay hoặc thực hiện sai cách trong thời gian dài.
  • Nhân viên văn phòng, những người làm công việc may thuê, đan lát, lái xe, vận động viên, nghệ sĩ chơi đàn, thợ sơn,… phải dùng bàn tay hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Khi cổ tay bị va chạm mạnh đột ngộ, chống tay vì bị ngã. Cổ tay bị tổn thương sẽ dẫn đến bong gân, trật khớp, bong gân nứt hoặc gãy xương.
  • Tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… gây tác động khiến khớp cổ tay chịu áp lực lớn dẫn đến viêm khớp, trật khớp.

Biến chứng nguy hiểm của đau khớp cổ tay

Nếu tình trạng đau khớp cổ tay không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tổn thương các mô cổ tay, mạch máu, dây thần kinh xung quanh.
  • Teo cơ khớp cổ tay, biến dạng, mất cảm giác.
  • Mất khả khả cử động, tàn phế cổ tay.

Bị đau khớp cổ tay khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có những biểu hiện sau đây, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ: 

  • Cơn đau khớp cổ tay kéo dài trên 2 tuần.
  • Cổ tay bị nóng, sưng cứng, đỏ lên, tê yếu.
  • Cổ tay có hình dạng, màu sắc khác thường, phát ra tiếng động lạ.
  • Khó cầm nắm đồ vật, vận động bình thường.
  • Biến dạng tay hoặc chảy máu. 
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.

Phương pháp chẩn đoán đau khớp cổ tay

Để xác định nguyên nhân gây chứng đau khớp cổ tay, bác sĩ khám lâm sàng:

  • Tìm hiểu tình trạng sức khỏe. 
  • Hỏi thông tin bệnh sử, tiền sử cá nhân và gia đình.
  • Kiểm tra mức độ đau, sưng tấy, khả năng cử động, cầm nắm đồ vật,…

Sau đó, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm: 

  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp MRI (cộng hưởng từ), chụp CT, siêu âm.
  • Xét nghiệm, đo xung điện thần kinh, nội soi khớp. 
  • Sinh thiết tổn thương, kiểm tra dịch khớp.

Phương pháp điều trị đau khớp cổ tay hiệu quả

Với mỗi trường hợp đau khớp cổ tay sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Một số cách làm giảm triệu chứng và điều trị đau khớp cổ tay người bệnh có thể tham khảo là: 

Cách chăm sóc tại nhà

Nghỉ ngơi: Ngay khi có biểu hiện đau khớp cổ tay, người bệnh cần hạn chế tạo thêm áp lực và để cho khớp cổ tay nghỉ ngơi. Tuyệt đối tránh các hoạt động nặng, cần dùng nhiều sức lực như bưng bê, mang vác nặng,… Cơn đau sẽ suy giảm sau khi nghỉ ngơi vài ngày.

Chườm ấm hoặc lạnh: Đặt túi chườm đá, túi nóng hoặc gạc lạnh lên khớp cổ tay trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện cách này 3 – 4 lần/ ngày giúp giảm viêm, giảm sưng tấy, xoa dịu đau nhức, co mạch máu.

Thực hiện các bài tập vùng cổ tay và ngón tay: Giúp giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh, cải thiện chức năng vận động. Bên cạnh đó còn hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển bệnh và lão hóa khớp cổ tay.

Người bệnh lưu ý tập với cường độ và tần suất phù hợp với thể trạng. Tránh gây áp lực lên khớp cổ tay, làm tăng nặng tình trạng đau nhức.

Dùng nẹp cổ tay: Đeo nẹp để cố định phần cổ tay, làm giảm đau khớp cổ tay, giảm sự chèn ép dây thần kinh. Đây chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng tạm thời, không thể giải quyết gốc rễ căn nguyên gây bệnh.

Lưu ý: Các cách này chỉ phù hợp với trường hợp đau khớp cổ tay ở mức độ nhẹ, triệu chứng chưa xuất hiện quá nhiều.

Áp dụng mẹo dân gian

Dùng lá ngải cứu: Rang nóng lá ngải cứu với muối hạt vào, cho hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng và chườm vào vị trí đau nhức, sưng viêm… Cách này giúp làm giảm giác đau, cải thiện tình trạng sưng viêm đáng kể.

Dùng gừng và muối: Rang gừng thái lát mỏng với muối hạt rang, đổ ra một chiếc khăn rồi chườm trực tiếp lên khớp cổ tay.

Đắp lá lốt với muối: Sao nóng lá lốt với muối trong 3 phút, lấy hỗn hợp đổ vào túi vải, chườm lên vùng bị đau nhức. Thực hiện trong khoảng 20 phút, áp dụng 1 – 2 lần/ ngày giúp giảm viêm, cắt cơn đau cứng khớp.

Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp

Liệu pháp xoa bóp với dầu nóng, châm cứu, bấm huyệt có khả năng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả.

Điều trị đau khớp cổ tay bằng thuốc 

Trong trường hợp tình trạng của bệnh nhân không khá hơn sau khi áp dụng các phương pháp trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc sau:

  • Các thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid: Paracetamol, ibuprofen,… 
  • Corticoid đường uống/ tiêm: Giảm sưng, đau khớp cổ tay nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh chống viêm,…

Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không tự ý tăng, giảm liều dùng. Không nên lạm dụng quá mức các loại thuốc này vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng. 

Vật lý trị liệu

Các phương pháp thường được áp dụng: Chiếu tia laser, sử dụng bước sóng điện, bài tập tay chữ O, động tác kéo căng cổ tay, ngón tay.

Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho người bệnh các bài tập cho các chấn thương cụ thể như bong gân, viêm gân, phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để xử lý nguyên nhân gây đau cổ tay như hội chứng ống cổ tay, gãy xương, đứt hoặc rách gân.

Các thủ thuật phẫu thuật khớp cổ tay: Cắt bỏ gai xương, loại bỏ hạt tophi, bó bột, thay thế khớp nhân tạo. Phương pháp phẫu thuật có nhược điểm: Tốn kém nhiều chi phí, dễ gây nhiễm trùng, thời gian lành khá lâu, có nguy cơ tái phát bệnh sau này.

Cách phòng ngừa đau khớp cổ tay

  • Bổ sung đủ dưỡng chất, canxi theo độ tuổi.
  • Hạn chế té ngã, chống tay trực tiếp xuống đất.
  • Tránh mang vác đồ vật quá nặng, hạn chế lao động quá sức.
  • Cho cổ tay thời gian nghỉ ngơi nếu phải sử dụng nhiều.
  • Có thể đặt tay cao hơn vị trí tim để làm giảm sưng.
  • Không giũ tay hoặc nắn bóp bàn tay.
  • Đặt bàn phím thấp để không phải vươn tay lên khi gõ phím. 
  • Dùng đệm đánh máy, bàn phím rời hay đeo nẹp cổ tay.
  • Thực hiện các bài tập cổ tay để tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh.
  • Không tập thể dục khi cổ tay bị đau, sưng viêm.
  • Tập các môn có cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ, yoga, đi bộ để tránh làm tổn thương xương khớp.
  • Đeo thiết bị bảo vệ cổ tay khi chơi thể thao.
  • Ngồi đúng tư thế, giữ cổ tay thoải mái.

Đau khớp cổ tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân từ các hoạt động thường ngày. Bạn cần chú ý khi lao động, sinh hoạt và nên đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện những cơn đau bất thường, tránh gặp phải những biến chứng nguy hại về sau.

Đau khớp cổ tay ở tình trạng nhẹ thì không quá nguy hiểm, có thể xử lý giảm đau tại nhà. Trong trường hợp đau nhức kéo dài, không thuyên giảm và không rõ nguyên nhân nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết các trường hợp bị đau khớp cổ tay đã biết rõ nguyên nhân và không quá nghiêm trọng thì có thể xử lý tại nhà bằng cách:

  • Tạm ngừng làm việc và nghỉ ngơi để cổ tay ổn định lại.
  • Chườm lạnh để cổ tay bớt đau nhức, sưng tấy khó chịu.
  • Sử dụng một số thuốc giảm đau không cần kê đơn bởi bác sĩ.

Nếu tình trạng đau khớp cổ tay kéo dài, cơn đau có xu hướng tăng dần, không thuyên giảm bạn hãy lập tức liên hệ với bác sĩ và tới các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Đau khớp cổ tay có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp đau khớp cổ tay do bị va đập mạnh, tai nạn giao thông, hoạt động tay quá nhiều,... cơn đau sẽ giảm dần sau khi nghỉ ngơi hoặc sơ cứu vết thương. Trường hợp khác cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

  • Thực phẩm chứa nhiều Vitamin D, Omega 3, vitamin D: Cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm, dầu oliu,...
  • Trà xanh, các loại rau có màu lá xanh đậm,...
  • Các loại hoa quả nhiều vitamin C: Đào, cam, dâu tây,...
  • Tăng cường ăn các loại hạt, ngũ cốc: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều,...
  • Các món ăn được chế biến từ xương sườn, xương ống động vật.
  • Thực phẩm chứa photpho, các loại thịt màu đỏ, nội tạng động vật: Thịt bò, thịt cừu hay thịt dê.
  • Các loại bơ sữa chứa chất béo bão hòa, ngô.
  • Thực phẩm giàu axit oxalic: việt quất, quả mận, củ cải,…
  • Thực phẩm nhiều lipit: Bánh kẹo, giăm bông, xúc xích, thịt xông khói,…
  • Thực phẩm nhiều muối hoặc hàm lượng đường cao: Bánh kem, bánh quy, kẹo, nước có ga, nước trái cây đóng gói,...
  • Các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào,...
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Pizza, cá viên chiên, gà rán, mực chiên, khoai tây chiên,...
Cập nhật lúc: 2:35 PM , 29/01/2024

Tin liên quan

Viêm khớp ở trẻ em là gì? Hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ

Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý ngày càng phổ biến, trở thành mối lo của rất nhiều phụ huynh. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp...

Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất là chủ đề đang được nhiều người quan tâm, nhất là với các bệnh nhân cao tuổi. Nếu bạn cũng đang thắc...

Top 12+ bài thuốc Nam trị viêm khớp hiệu nghiệm từ dân gian

Sử dụng thuốc Nam trị viêm khớp hiện là lựa chọn của không ít bệnh nhân vì vừa đem lại hiệu quả tích cực, vừa có giá thành phù hợp....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *