Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý ngày càng phổ biến, trở thành mối lo của rất nhiều phụ huynh. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ở con trẻ. Chính vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần nắm rõ các thông tin như triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp này.
Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý gì?
Viêm khớp trẻ em hay còn được gọi là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp vô căn. Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng quan trọng, khiến quá trình phát triển thể chất của trẻ bị cản trở và có thể gặp một số vấn đề về mắt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra viêm khớp ở trẻ em vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu được các nhà khoa học chỉ ra là do rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cụ thể, hệ thống miễn dịch ở trẻ nhận diện sai đối tượng cần loại bỏ và tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tại các khớp.
Bên cạnh nguyên nhân rối loạn miễn dịch, viêm khớp ở trẻ em còn có thể do một số tác nhân sau gây ra:
- Chấn thương: Chấn thương xương khớp có thể gây ảnh hưởng nhất định đến hệ thống xương khớp và khiến bộ phận này yếu đi. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này dễ dàng tiến triển thành viêm khớp ở trẻ nhỏ
- Thừa cân: Thừa cân cũng là nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ nhỏ, bởi khi cân nặng vượt mức cho phép, các xương khớp và dây chằng phải chịu nhiều áp lực và trở nên suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập.
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu khoa học cho thấy tiền sử gia đình có người mắc viêm khớp thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn những đứa trẻ bình thường. Đây là do trẻ được di truyền một loại kháng sinh đặc hiệu từ gia đình, tên là HLA.
- Nhiễm virus: Sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, trẻ em dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người, các dấu hiệu viêm khớp ở trẻ em cũng khác nhau. Các triệu chứng này có thể kéo dài liên tục trong suốt một thời gian dài hoặc xuất hiện từng đợt. Một số triệu chứng cơ bản thường gặp ở trẻ bị viêm khớp bao gồm:
- Đau nhức: Trẻ bị đau khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ngủ trưa, đi khập khiễng. Tình trạng đau nhức xuất hiện chủ yếu ở đầu gối, khớp hông và các mắt cá chân của trẻ.
- Sưng tấy: Viêm khớp ở trẻ em cũng xuất hiện kèm theo triệu chứng sưng tấy, chủ yếu ở vùng khuỷu tay hoặc đầu gối. Khi sờ vào những vùng tổn thương này, người bệnh thường cảm thấy sưng đỏ và nóng ran.
- Cứng khớp: Trẻ em còn có thể bị căng cứng khớp khiến quá trình vận động gặp nhiều khó khăn. Trẻ thường khó duỗi các khớp vào sáng sớm hoặc đi cà nhắc thường xuyên.
- Sốt cao: Sốt cao cũng là một biểu hiện thường gặp ở trẻ bị viêm khớp. Nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm kéo dài cùng với sưng hạch bạch huyết khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao và bị sốt. Các cơn sốt khi bị viêm khớp có thể kéo dài đến tận vài tuần.
- Phát ban: Trẻ sẽ nổi các đám mẩn nhỏ li ti trên các bộ phận như tay, ngực, chân, bụng… Triệu chứng này có thể bị nhầm với bệnh phát ban hoặc nổi mề đay nên các mẹ không nên chủ quan.
- Mệt mỏi, mất ngủ: Trẻ bị mất ngủ, mệt mỏi do tình trạng sưng khớp và đau nhức. Khi đó, trẻ thường khó chịu hoặc quấy khóc không rõ lý do.
- Ăn không ngon, lười ăn: Không chỉ mất ngủ, trẻ còn có thể ăn không ngon miệng, chậm phát triển và sụt cân. Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể gặp các vấn đề như suy giảm hệ miễn dịch, vấn đề về tiêu hóa và rối loạn tăng trưởng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào nên đến gặp bác sĩ
Bệnh viêm khớp ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ta một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Các bệnh lý về mắt: Trẻ bị viêm khớp có thể gặp phải một số biến chứng về mắt như viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, viêm mắt. Ngoài ra, biến chứng này còn gây ra tổn thương ở dây thần kinh và mắt. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể gặp phải nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù lòa…
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng: Viêm khớp ảnh hưởng đến sự phát triển và nuôi dưỡng xương khớp của trẻ. Trẻ thường gầy yếu, chậm lớn và thấp hơn những đứa trẻ bình thường khác.
- Biến chứng khác: Ngoài ra, trẻ em có thể gặp phải một số biến chứng khác như thiếu máu mạn tính, viêm mạch máu, bệnh tim mạch, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc một số bệnh về gan, lách, phổi…
Điều trị bệnh
Việc điều trị viêm khớp trẻ em sớm là vô cùng cần thiết để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm ở bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Tất cả các phương pháp này đều có mục đích chung là ngăn ngừa tình trạng sụn khớp bị tổn thương vĩnh viễn.
Điều trị theo Tây y
Sử dụng các loại thuốc Tây điều trị viêm khớp ở trẻ em là phương pháp phổ biến nhất. Thuốc Tây sẽ giúp trẻ cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây, phụ huynh cần cho trẻ nhỏ uống đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm khớp thường được chỉ định cho trẻ nhỏ:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc chống viêm khớp có tác dụng chính là tiêu sưng, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng lâm sàng của trẻ. Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến như Naproxen, Ibuprofen và thuốc chống viêm không chứa steroid.
- Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Bác sĩ chỉ định thuốc chống thấp khớp nhằm làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 2 loại thuốc phổ biến của nhóm này bao gồm Sulfasalazine và Methotrexate.
- Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này thường được kê cho những trẻ bị viêm khớp nặng nhằm giảm đau, giảm sưng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Corticosteroid có cả thuốc ở dạng uống, dạng truyền tĩnh mạch và dạng tiêm.
- Thuốc sinh học: Trường hợp các loại thuốc trên không mang lại kết quả điều trị mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị sinh học để kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm và giảm nhanh các cơn đau ở trẻ.
Đối với trường hợp sử dụng các loại thuốc Tây vẫn không mang lại hiệu quả, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị xương khớp. Phương pháp này thường được chỉ định đối với các ca bệnh nặng, có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng.
Một số phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định để chữa viêm khớp ở trẻ em có thể kể đến như:
- Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi thường được chỉ định ở vùng khớp đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và hông.
- Phẫu thuật sửa chữa gân: Các vùng gân xung quanh của trẻ có thể bị lỏng hoặc vỡ khi bị viêm khớp. Phẫu thuật này sẽ giúp khắc phục các vấn đề trên.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Loại phẫu thuật này giúp khắc phục và điều chỉnh tổn thương ở xương khớp. Cụ thể, phương pháp này ổn định lại các sai lệch trong hệ thống xương khớp ở trẻ nhỏ.
- Phẫu thuật thay thế toàn bộ: Đây là phẫu thuật dành cho trường hợp xấu nhất, khi xương khớp của trẻ bị tổn thương và nhiễm nặng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để thay thế vùng xương khớp bị tổn thương bằng các bộ phận giả nhằm tránh tình trạng hoại tử.
Đông y trị viêm khớp ở trẻ em
Bên cạnh phương pháp điều trị theo Tây y thì liệu pháp Đông y cũng được rất nhiều phụ huynh lựa chọn. Các bài thuốc Đông y thường an toàn do hoàn toàn điều chế từ thiên nhiên. Đồng thời, bài thuốc còn tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa dứt điểm bệnh, tăng cường lưu thông khí huyết và nâng cao sức khỏe của người bệnh rất tốt.
Một số bài thuốc Đông y thường được chỉ định để điều trị viêm khớp ở trẻ em có thể kể đến như:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Xuyên Độc Hoạt, Hoài Ngưu Tất, Sơn Hoa Trà mỗi loại 8g, Tang Ký Sinh, Bạch Thược, Tần Cửu, Sinh Địa, Tư Trọng, Thổ Phục Linh mỗi thứ 12g, Tế Thảo, Nhục Quế, Nhân Sâm, Cam Thảo mỗi thứ 4g và Xuyên khung 6g.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 5 bát nước trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 2 bát thì tắt bếp. Sau đó chia thuốc thành 2 lần uống hết mỗi ngày.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Địa Hoàng 32g, Bạch Linh, Đơn Bì, Mã Đề Thảo 12g, Sơn Thù Du, Hoài Sơn mỗi loại 16g, Quế Đơn, Phụ Tử Chế mỗi loại 4g.
- Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem sắc cùng với nước đến khi cạn còn khoảng 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc và chia thành 2-3 lần uống hết mỗi ngày. Người bệnh nên kiên trì thực hiện và uống khi thuốc còn ấm để mang lại hiệu quả cao.
Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh
Nhắc đến bài thuốc chữa viêm khớp Đông y, chúng ta không thể bỏ qua bài thuốc của Đỗ Minh Đường. Đây là bài thuốc nam gia truyền được nghiên cứu hơn 150 năm rồi. Người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng vì độ an toàn và hiệu quả của bài thuốc. Bài thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép trên toàn quốc, được điều chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên do chính nhà thuốc ươm trồng và tuyển chọn.
Đông y biện chứng của Tổ hợp YHCT 102
Đông y biện chứng là liệu pháp điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y được Tổ hợp Y học Cổ truyền 102 áp dụng. Bệnh viện áp dụng các liệu trình nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh, điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể của bệnh hiệu quả. Phác đồ điều trị viêm khớp tại bệnh viện đã được kiểm chứng và được rất nhiều bệnh nhân chữa khỏi bệnh tin tưởng.
Mẹo dân gian đơn giản tại nhà
Các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo và kết hợp áp dụng các mẹo đơn giản chữa viêm khớp tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ nên áp dụng đối với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm khớp trẻ em tại nhà vô cùng hiệu quả:
- Lá lốt: Lá lốt có tác dụng chữa đau nhức và viêm nhiễm cực tốt. Để chữa viêm khớp, phụ huynh chỉ cần lấy một nắm lá lốt, rửa sạch rồi đun cùng với nước uống mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong suốt 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Ngải cứu: Ngải cứu kết hợp với rượu trắng giúp giảm sưng tấy và giảm đau vô cùng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 100g lá ngải cứu, rửa sạch rồi đảo trên chảo cùng rượu trắng đến khi nóng thì tắt bếp. Sau đó, sử dụng lá ngải cứu này đắp lên vùng khớp bị đau cho trẻ, lấy khăn buộc lại và giữ nguyên trong khoảng 15 phút.
- Rau ngổ: Uống nước rau ngổ đun sôi giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vô cùng hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm rau ngổ, rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 100ml nước trong vòng 20 phút. Sau đó sử dụng nước rau ngổ uống hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
Địa chỉ khám viêm khớp trẻ em
Lựa chọn các đơn vị khám và chữa viêm khớp hàng đầu là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là các địa chỉ khám viêm khớp ở trẻ em uy tín các bậc phụ huynh nên tham khảo:
- Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai ở địa chỉ số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám bệnh được nhân dân cả nước tin tưởng. Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai áp dụng kỹ thuật cao trong việc điều trị bệnh, giúp chữa khỏi rất nhiều ca bệnh khác nhau.
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Bệnh viện ở địa chỉ số 16, 18 Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là bệnh viện ngoại khoa đầu tiên ở Việt Nam và cũng là trung tâm phẫu thuật lớn nhất trên cả nước. Khoa Xương là một trong những khoa lớn và quan trọng, góp phần tạo nên phát triển của bệnh viện Việt Đức.
- Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện Chứng Quân Dân 102: Bệnh viện 102 ở địa chỉ số 7 Ngách 8/11, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội. YHCT Quận Dân được chính thức thành lập từ năm 2020 và nổi tiếng với phương pháp điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y để chữa dứt điểm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện có địa chỉ ở nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là bệnh viện uy tín hàng đầu tuyến Trung ương và được nhiều người bệnh tin tưởng. Bệnh viện quy tụ đông đảo các bác sĩ khám và điều trị xương khớp đầu ngành.
- Nhất Nam Y Viện: Nhất Nam Y viện ở địa chỉ Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Nhất Nam Y Viện là phòng khám Y học Cổ truyền được phục dựng lại theo mô hình chữa bệnh của Thái y viện Triều Nguyễn.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Bệnh viện ở địa chỉ số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình. Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường là cơ sở điều trị bệnh viêm khớp bằng y học cổ truyền được nhiều người bệnh tin tưởng. Nhà thuốc đã thành lập, phát triển được gần 50 năm và đã chữa khỏi cho rất nhiều người bệnh.
Phòng tránh bệnh viêm khớp ở trẻ em
Viêm khớp ở trẻ em có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh để hạn chế các tác động xấu của bệnh là điều vô cùng cần thiết. Để phòng tránh viêm khớp ở trẻ em, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Khuyên trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 1,5-2 lít nước tùy theo từng độ tuổi. Nước có vai trò quan trọng trong việc hình thành sụn khớp, do đó, nếu uống ít nước sẽ khiến sụn bị yếu và gây ra một số bệnh về xương khớp.
- Phụ huynh nên cho con mình ăn uống điều độ, tránh để trẻ bị béo phì hoặc thừa cân. Bởi khi đó hệ thống xương khớp còn non yếu của trẻ sẽ bị áp lực và gặp vấn đề viêm khớp.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi là điều mà các bé cần hết sức lưu ý. Bởi nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến các bé bị đau nhức xương khớp nhiều hơn.
- Tránh để trẻ mang vác các vật nặng hoặc phải di chuyển chúng liên tục trong suốt một quãng đường dài.
- Cân đối thời gian nghỉ ngơi và học tập cho trẻ hợp lý để phòng ngừa vấn đề viêm khớp ở trẻ em hiệu quả.
- Xây dựng thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cho bé để giúp tăng cường hệ miễn dịch tổng thể và phát triển xương khớp.
- Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc xương khớp nào, kể cả thực phẩm chức năng.
- Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên cho trẻ đi khám để chẩn đoán tình trạng bệnh và có phương án xử lý phù hợp nhất.
Viêm khớp trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu lạ có liên quan, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi khám để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.