Hiện tượng bà bầu bị dị ứng thời tiết thường xảy ra ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu. Nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh và điều trị đúng cách, sức khỏe của mẹ và thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn cho mẹ và bé.
Triệu chứng khi bà bầu bị dị ứng thời tiết
Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ dị ứng thời tiết, các triệu chứng gặp phải ở mỗi người sẽ khác nhau. Bà bầu bị dị ứng thời tiết sẽ có biểu hiện như:
- Nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da, triệu chứng có thể tập trung ở 1 bộ phận hoặc lan rộng toàn thân.
- Ho, hắt xì, ngứa cổ họng, ngứa mũi, chảy nước mũi, sổ mũi.
- Khó thở, thở khò khè,…
Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết nguyên nhân do đâu?
Khi mang thai, tất cả mẹ bầu đều có nguy cơ bị dị ứng thời tiết, tuy nhiên tình trạng này thường gặp nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc trước sinh hai tuần. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ở những người mang thai lần đầu hoặc những mẹ mang thai đôi, đa thai.
Mẹ bầu cần trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết về tình trạng dị ứng thời tiết để chủ động trong việc phát hiện và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh. Từ đó bảo vệ tốt hơn sức khỏe thai kỳ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con trẻ.
Nắm rõ nguyên nhân gây hiện tượng dị ứng thời tiết khi mang thai là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh này. Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bao gồm:
- Có tiền sử dị ứng thời tiết thời điểm trước khi mang thai.
- Trong gia đình có người mắc các bệnh da liễu, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
- Hệ miễn dịch suy yếu, cơ địa nhạy cảm khi mang thai tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng, vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
- Thời tiết nóng lạnh thất thường làm tăng tiết kháng thể IgE, giải phóng histamin. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi phát sinh tình trạng dị ứng thời tiết.
- Hormone tăng cao đột ngột, tử cung thay đổi thể tích, ứ mật trong gan,…
- Dị ứng phấn hoa, bụi bẩn, không khí hanh khô, nấm mốc, lông động vật,… khiến tình trạng ho, sổ mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trời mưa hoặc độ ẩm cao tạo điều kiện cho mạt bụi, nấm mốc phát triển.
Bị dị ứng thời tiết khi đang mang thai có nguy hiểm không?
Bà bầu bị dị ứng thường không phải tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Bệnh chủ yếu gây ra triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, ở trong một vài trường hợp, dị ứng thời tiết có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực:
Đối với mẹ bầu
Bà bầu bị dị ứng thời tiết nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm da, nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Viêm nhiễm cơ quan sinh dục bên trong tử cung, nhiễm khuẩn ối.
- Sảy thai, sinh non, thiếu máu sau sinh.
- Suy hô hấp, sốc phản vệ, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Đối với thai nhi
Khi mẹ bị dị ứng thời tiết, thai nhi có thể gặp những nguy cơ như:
- Đẻ non tháng, ngạt trong tử cung.
- Thiếu máu sau sinh
- Suy hô hấp sơ sinh.
- Mắc dị ứng thời tiết khi còn nhỏ.
- Gây dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ.
Điều trị dị ứng thời tiết an toàn, hiệu quả cho bà bầu
Nếu tình trạng dị ứng thời tiết của mẹ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Vì vậy, cần có phương pháp điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết như sau:
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà
Mẹ bầu có thể thực hiện các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn và ít tác dụng phụ để khắc phục các triệu chứng dị ứng thời tiết.
- Sử dụng mật ong nguyên chất: Pha một cốc nước mật ong uống mỗi ngày có thể giúp kháng viêm, giảm ngứa họng, long đờm, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây kích ứng da.
- Tắm nước gừng tươi: Đập nhỏ 4 củ gừng tươi đã rửa sạch, đun sôi trong 15 phút. Đổ hỗn hợp này ra bồn tắm rồi pha thêm nước để tắm. Áp dụng cách này đều đặn có thể giúp kháng viêm, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, da mẩn đỏ và tăng cường hệ miễn dịch.
- Kết hợp mật ong và sữa chua: Làm sạch da rồi trộn ½ hộp sữa chua không đường với 1 thìa mật ong. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng trong 10 – 15 phút. Thực hiện 1 lần/ngày giúp kháng khuẩn, làm dịu tình trạng kích ứng và cấp ẩm cho da.
- Dùng giấm táo và dầu dừa: Pha 3 – 4 cốc giấm táo và ⅓ cốc dầu dừa với một lượng nước tắm vừa đủ. Ngâm mình trong 10 – 15 phút rồi tắm lại với nước ấm. Áp dụng cách này đều đặn 1 lần/ngày giúp chống nấm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng khô da, cấp ẩm và dưỡng da rất tốt.
- Tắm lá khế: Đun sôi một nồi nước với một nắm lá khế tươi trong 5 phút, pha thêm nước nguội để tắm giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng ẩm, chống khô da hiệu quả.
- Sử dụng khoai tây: Cắt lát mỏng 1 củ khoai tây, đắp lên vùng da nổi mẩn trong 20 phút có tác dụng làm dịu nốt mẩn đỏ, giảm ngứa do dị ứng thời tiết.
- Dùng trà xanh: Bạn có thể uống nước trà xanh hoặc nấu nước để tắm, ngâm rửa để làm dịu, giảm ngứa, kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng hiệu quả.
- Sử dụng chanh: Vắt nửa quả chanh tươi và cho 2 thìa cà phê mật ong vào 200ml nước ấm, khuấy đều. Uống vào mỗi buổi sáng giúp cải thiện triệu chứng phát ban, ngứa ngáy, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi các tác nhân gây phản ứng dị ứng ra ngoài cơ thể.
Điều trị bằng thuốc Tây y kê đơn
Phụ nữ mang bầu không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây y chữa dị ứng thời tiết vì có thể gây ra tình trạng dị tật thai nhi và nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nếu muốn sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng khi có sự đồng ý từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một số loại thuốc Tây y bác sĩ có thể kê đơn cho mẹ bầu sử dụng bao gồm:
- Nước muối sinh lý: Rửa mũi và dịch mũi, làm sạch khoang họng, loại bỏ yếu tố gây bệnh qua đường mũi, họng. Có thể dùng để vệ sinh vùng da bị dị ứng.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Loratadin, mizolastine, terfenadin, cetirizin, acrivastin,… Nhóm thuốc này có công dụng cải thiện nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, phát ban, sốt, viêm kết mạc,…
- Kem bôi hoặc thuốc mỡ có chứa steroid: Dùng bôi ngoài da có công dụng giảm ngứa, chống viêm, cải thiện tình trạng bong tróc da.
- Một số loại thuốc chống dị ứng: Cetirizine (Zyrtec), Chlorpheniramine (chlorTrimeton), Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin),…
- Thuốc xịt mũi và thông mũi: Nên thận trọng khi dùng thuốc hơn 3 ngày vì có thể gây sưng mũi và làm tình trạng dị ứng tồi tệ hơn.
Lưu ý:
- Không tự ý mua, sử dụng, lạm dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng các loại thuốc trên.
- Chỉ nên dùng thuốc từ tháng thứ 4 trở đi và cần tuân thủ theo liều dùng do bác sĩ chỉ định.
- Không tiêm thuốc dị ứng khi mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường.
- Tuân thủ đúng chỉ định tái khám từ bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc Đông y
Bà bầu bị dị ứng thời tiết có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc Đông y dưới đây để cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết. Tuy nhiên việc dùng thuốc Đông y cần có sự theo dõi và tư vấn từ các bác sĩ y học cổ truyền có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 8g lá lốt, 8g kim ngân hoa, 8g kinh giới, 8g cam thảo, 12g đậu ván, 12g đinh lăng, 10g thân lá sầu riêng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước các nguyên liệu. Đun sôi với 750ml nước, đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần, uống trước bữa ăn sáng và bữa trưa 30 phút.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 10g kinh giới, 12g bạc hà, 10g ké đầu ngựa, 12g mã đề, 10g rễ đinh lăng, 12g đầu ván sao vàng, 12g ý nhĩ sao vàng hạ thổ.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 1 lít nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 lần và uống trước mỗi bữa ăn.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Lá dâu tằm 10g, Bồ công anh 12g, Kinh giới 10g, Rau diếp cá 12g, Bạc hà 8g, Cúc tần 10g, Mã đề 10g, Cam thảo nam 10g, Kim ngân hoa 12g, Ké đầu ngựa 12g.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 750ml nước, tắt bếp đến khi nước cạn còn 1 nửa. Chia thuốc thành 2 phần và uống trước mỗi bữa ăn.
Lưu ý khi điều trị dị ứng thời tiết cho phụ nữ mang thai
Bà bầu bị dị ứng thời tiết cần chú ý một số vấn đề dưới đây để giúp tình trạng nhanh chóng thuyên giảm, ngăn ngừa khả năng tái phát trở lại:
- Xác định và tránh xa tác nhân gây phản ứng dị ứng: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn, nguồn nước bẩn,…
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung rau xanh, trái cây tươi.
- Kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng và các loại chất kích thích: Tôm, cua, cá, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ,…
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là ở vùng da bị dị ứng.
- Không tắm nước quá nóng/quá lạnh và cũng không nên tắm lâu hơn 20 phút.
- Hạn chế sử dụng các loại dầu gội đầu, sữa tắm chứa thành phần chất tẩy rửa mạnh, gây bào mòn da.
- Dưỡng ẩm với các sản phẩm có độ pH trung tính, thành phần lành tính, an toàn.
- Không cào gãi da vì có thể gây trầy xước, nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
- Giữ ấm cơ thể nếu thời tiết quá lạnh để tránh gây ngứa.
- Mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Mở điều hòa, quạt gió thông khí thay vì mở cửa sổ.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để loại bỏ chất gây dị ứng trong không khí.
- Ra ngoài cần đeo khẩu trang, đội mũ, mặc áo quần kín.
- Đóng kín cửa sổ vào khi ngủ để tránh gió lạnh, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng bay vào nhà.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin xoay quanh tình trạng dị ứng thời tiết khi mang thai. Mẹ bầu cần quan tâm chú ý đến các biện pháp phòng ngừa để tránh bị dị ứng thời tiết. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến khám bác sĩ từ sớm để được điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Một số trường hợp các mẹ bầu có thể tự khỏi bệnh hoàn toàn sau sinh, không để lại di chứng gì cho thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tái phát tình trạng dị ứng thời tiết ở những lần mang thai tiếp theo là không cao.
Các triệu chứng dị ứng thời tiết trên da có thể tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có cơ chế rất phức tạp, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Thực phẩm nên dùng:
- Trái cây có múi: Cam, bưởi, quả mọng, chanh.
- Rau họ cải: Cải thảo, cải xoăn, súp lơ xanh, cải ngọt,...
- Thực phẩm giàu vitamin:Hạt hướng dương, rau bina, ổi, bơ, hạt dẻ, kiwi, dâu tây, tỏi,...
Thực phẩm hạn chế sử dụng:
- Thực phẩm nhiều đạm: Hải sản, bơ, trứng, sữa, trứng, đậu phộng,...
- Gia vị cay nóng, gây kích thích: Mù tạt, ớt, hạt tiêu, ớt, tỏi,...
DÀNH CHO BẠN