Điểm danh 10 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, … thậm chí là ung thư dạ dày. Và bài viết này cung cấp cho bạn 10 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà dễ thực hiện, an toàn hiệu quả.

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, nếu không được điều trị kịp thời lâu dần khiến tình trạng viêm sưng, tổn thương lan rộng gây nên các vết loét dạ dày lớn. Lúc này người bệnh bắt buộc phải đến cơ sở y tế thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách nhận biết viêm loét dạ dày

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết bạn có bị viêm loét dạ dày hay không, bao gồm:

  • Thường xuyên có cảm giác đau bụng trên vùng rốn, cơn đau kéo từng đợt, gây khó chịu,…
  • Chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu,…
  • Ợ hơi, ợ chua, vùng thượng vị có cảm giác nóng rát,…
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy,… gây sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, giấc ngủ kém.

Biến chứng

Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh kéo dài dai dẳng, lâu dần sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe gồm:

  • Hẹp môn vị dạ dày.
  • Thủng dạ dày.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày có chữa được không?

Viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi tuy nhiên bệnh cần được phát hiện sớm cũng như được điều trị đúng phương pháp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.

Top cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Chườm nóng giúp giảm đau dạ dày

Chườm nóng là một trong những mẹo giúp chữa được nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó đây còn là cách để giảm đau viêm loét dạ dày. Để chườm nóng, bạn thực hiện như sau:

  • Chườm bằng nước ấm: Dùng một chiếc khăn dày, nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước rồi đem chườm lên vùng bụng bị đau.
  • Chườm muối: Sử dụng muối hột đem đi rang nóng rồi bọc kín vào khăn dày để chườm lên vùng bụng bị đau.

Để gia tăng hiệu quả, người bệnh nên áp dụng vài lần trong ngày. Lưu ý, không nên dùng khăn hoặc bọc muối quá nóng chườm lên bụng vì có thể gây bỏng da.

Dùng nghệ và mật ong chữa viêm loét dạ dày

Nghệ chứa hoạt chất curcumin, có công dụng giảm tiết axit trong dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Trong khi đó, mật ong có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Việc kết hợp của mật ong và nghệ sẽ gia tăng hiệu quả giảm sưng đau viêm loét dạ dày, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Để dùng nghệ và mật ong chữa viêm loét dạ dày, bạn thực hiện như sau:

  • Cách 1: Trộn trực tiếp mật ong và nghệ thành hỗn hợp sệt rồi vo thành từng viên nhỏ đem cất để sử dụng dần. Mỗi ngày sáng 2 viên, chiều 2 viên.
  • Cách 2: Pha tinh bột nghệ trong 100ml nước ấm cùng vài thìa mật ong. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần trước khi ăn.

VẤN ĐỀ DẠ DÀY BẠN ĐANG GẶP PHẢI

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Có phải bạn đang gặp phải triệu chứng của VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Sử dụng gừng

Gừng là một trong những loại gia vị không thể thiếu của mỗi bữa ăn bởi gừng có vị cay,  tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm hữu hiệu. Với người bị viêm loét dạ dày thì nếu sử dụng gừng ăn hàng ngày sẽ giúp ngừa phản ứng oxy hóa, đẩy lùi cảm giác đau rát vùng thượng vị.

Để sử dụng gừng cho người bị viêm loét dạ dày, bạn thực hiện như sau:

  • Cách 1: Sử dụng một ít lát gừng tươi cho vào một tách trà nóng, uống mỗi ngày sáng và tối. Người bệnh nên uống liên tục để cảm nhận được hiệu quả.
  • Cách 2: Lấy gừng đem gọt rửa sạch vỏ, rồi giã nát chắt lấy nước cốt pha với nước ấm để uống. Muốn dễ uống và thơm ngon hơn bạn cho thêm thìa mật ong và ít chanh. Với cách này nên uống vào bữa sáng trước khi ăn.

Massage bụng trị viêm loét dạ dày

Bằng cách massage nhẹ nhàng lên vùng bụng sẽ giúp kích thích nhu động ruột  hoạt động ổn định, từ đó giảm được các triệu chứng đau thượng vị. Để thực hiện, người bên chỉ cần dùng bàn tay xoa trực tiếp lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.

Lưu ý: Ưu tiên làm ấm lòng bàn tay trước khi xoa vùng bụng.

Dùng nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội có khả năng xử lý tình trạng táo bón, cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó cải thiện các vết loét, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Để sử dụng nha đam điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh thực hiện như sau:

  • Lấy 1 – 2 lá lô hội, rửa sạch, bỏ lớp ngoài lấy phần thịt lá.
  • Dùng máy xay ép phần thịt lá, chắt lấy nước uống 1 ngày 2 lần.
  • Nên dùng liên tục trong khoảng 2 đến 3 tuần để cải thiện bệnh.

Dùng chuối

Chuối không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, mà còn có khả năng làm lành vùng vết loét dạ dày bị tổn thương. Đặc biệt, trong chuối còn chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, ngừa vi khuẩn HP phát triển. Bởi vậy sử dụng chuối cũng là một cách chữa viêm loét dạ dày hữu hiệu.

Theo đó, người bệnh có thể sử dụng chuối ăn từ 2 – 3 quả mỗi ngày.

Sử dụng lá tía tô

Tía tô là một loại lá gia vị, có nhiều hoạt chất glycosid và tannin, có khả năng giảm tiết axit trong dịch vị dạ dày và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày lan rộng. Để sử dụng tía tô, người bệnh thực hiện bằng cách:

  • Rửa sạch lá tía tô, đun sôi với nước, để nguội và uống mỗi ngày.

Dùng rễ cam thảo

Rễ cây cam thảo là một dược liệu quý thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y. Trong y học hiện đại, rễ cam thảo có chứa chất Glycyrrhizin, chất này khi chuyển hóa vào dạ dày thành axit glycyrrhetinic, có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn H.pylori phát triển trong dạ dày.

Không chỉ vậy, rễ cam thảo còn có tác dụng tăng cường chất nhầy cho dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét lan rộng.

Để sử dụng, bạn dùng pha bột cam thảo với nước, thêm mật ong và uống hàng ngày. Riêng với người bệnh bị huyết áp cao thì không nên dùng.

Dùng nước bắp cải tươi

Bắp cải tươi có chứa axit lactic là chất thúc đẩy cơ thể sản xuất acid amin giúp kích thích lưu thông dẫn máu, từ đó làm lành các vết loét dạ dày, giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, bắp cải tươi còn chứa một lượng lớn vitamin C có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn HP lan rộng.

Để sử dụng bắp cải tươi, người bệnh chỉ cần thái nhỏ bắp cải tươi (ưu tiên bắp cải non), rửa sạch để ráo nước, đem đi xay thành sinh tố hoặc nước ép để uống trước khi ăn.

Dùng tỏi

Tỏi chứa lưu huỳnh giúp chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, bởi vậy dùng tỏi cũng là một cách để chữa viêm loét dạ dày. Hơn hết, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng ăn tỏi sống có tác dụng kháng khuẩn rất cao, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Theo đó, người bệnh cần ăn 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày để chữa viêm loét dạ dày.

Lời khuyên khi áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Để áp dụng tốt các cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không ăn quá no hoặc quá nhanh, ăn chậm nhai kỹ.
  • Không bỏ bữa sáng, ăn đủ bữa.
  • Với những người muốn tăng cân có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
  • Không vận động mạnh hoặc nằm ngay khi vừa ăn xong.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn,…
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Tăng cường ăn những thực phẩm giúp dạ dày dễ tiêu thụ như cháo, súp, bánh quy, bánh mì, khoai lang, sữa chua,…
  • Kết hợp luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Câu hỏi thường gặp

Viêm loét dạ dày có thể tự khỏi nếu người bệnh sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào, nếu người bệnh không tuân thủ chế độ ăn vầ sinh hoạt lành mạnh.

Riêng với các trường hợp lạm dụng thuốc Tây để điều trị sẽ chịu một số tác dụng phụ của thuốc như nhờn thuốc, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nổi phát ban, táo bón,... Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn từ chuyên gia bác sĩ.

Tùy tình trạng sức khỏe, cơ địa hấp thu thuốc của mỗi người mà quá trình điều trị viêm loét dạ dày sẽ kéo dài từng đó. Riêng với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì người bệnh cần 10 - 15 ngày uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, người bệnh cần tiếp tục uống thuốc chữa triệu chứng, viêm loét từ 4 - 8 tuần tùy theo mức độ bệnh.

Chi phí điều trị viêm loét dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên không thể xác định chính xác được, bởi nó bao gồm chi phí thăm khám bằng các phương pháp như lâm sàng, cận lâm sàng,...; cơ sở y tế, biện pháp điều trị, chi phí thuốc,... Vì vậy để biết chính xác chi phí điều trị viêm loét dạ dày bạn cần đến cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện, tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia bác sĩ.

Theo đó, một số bệnh viện lớn uy tín tại Hà Nội mà bạn có thể ghé qua thăm khám và điều trị như:

  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Quân Đội 103
  • Bệnh viện Y học cổ truyền
Cập nhật lúc: 12:14 AM , 31/01/2024

Tin liên quan

7 Loại Thuốc Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và hỗ...

Viêm Dạ Dày Mạn Tính Là Bệnh Gì? Có Chữa Khỏi Được Không?

Thông thường bệnh lý viêm dạ dày được chia làm hai thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Nếu viêm dạ dày cấp tính...

TIẾT LỘ Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Ở Trẻ Em Tốt Nhất

Viêm dạ dày là bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Trong đó, đối tượng bệnh nhân là trẻ em hiện ngày càng có chiều hướng gia...

Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm loét dạ dày là một vấn đề phổ biến hiện nay, ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Đây là một trong những bệnh lý...

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, gây ra nhiều không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *