Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển và vận động của người bệnh. Do đó việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay để người bệnh tham khảo và lựa chọn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây Y
Dựa vào cấp độ, vị trí tổn thương cũng như nguy cơ biến chứng có thể gặp phải mà người bệnh sẽ được chỉ định các các loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể :
Thuốc giảm đau
Trong số các loại thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thì thuốc giảm đau luôn là cái tên hàng đầu không thể thiếu. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tiện lợi khi dùng và mang theo bên mình. Một số loại thuốc giảm đau, thông dụng thường dùng cho người chữa thoát vị đĩa đệm gồm.
- Aspirin: Là thuốc giảm đau tạm thời, thường được chỉ định trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và đốt sống cổ.
- Acetaminophen: Là loại thuốc giúp giảm nhanh cơn đau nhức tại các khớp nhưng không thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm. Thuốc thường được dùng cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ.
- Thuốc trị thoát vị đĩa đệm thuộc nhóm NSAID: Ngoài tác dụng giảm đau loại thuốc này còn có khả năng kháng viêm, giảm sưng rất tốt. Vì vậy thường được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm và một số bệnh lý mãn tính khác.
- Thuốc Opioid: Là một loại thuốc giảm đau nhanh chóng nhưng lại có tác dụng gây nghiện. Vì vậy khi sử dụng người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng.
Thuốc giãn cơ chữa thoát vị đĩa đệm
Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng co rút thắt lưng và đốt sống cổ, các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định thêm nhóm thuốc giãn cơ để điều trị. Hai loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm gồm:
- Metropole: Là loại thuốc có tác dụng làm giảm kích thích cơ vân, hỗ trợ giãn cơ, và giảm áp lực của thần kinh tủy sống.
- Mydocalm: Là loại thuốc giúp giảm co cứng cơ quanh cột sống, có tác dụng như một hoạt chất gây tê tạm thời. Ngoài tác dụng giãn cơ, loại thuốc này còn hỗ trợ giảm đau rất tốt.
Thuốc bồi bổ thần kinh chữa thoát vị đĩa đệm
Một số loại vitamin nhóm B như B1, B5, B12,… cũng có thể được chỉ định để chữa thoát vị đĩa đệm. Bởi nhóm thuốc này có khả năng bồi bổ thần kinh, sản sinh máu huyết, tăng cường chuyển hóa năng lượng, giúp hệ vận động của con người trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt. Cụ thể
- Vitamin B1: Với loại thuốc này, người bệnh chỉ cần dùng 1,5 mg/ ngày. Bởi dùng nhiều có thể gây sốc phản vệ, khó thở, nổi mề đay.
- Vitamin B6: Người bệnh nên chỉ nên dùng 2mg/ ngày. Sử dụng nhiều có thể gây suy giảm trí nhớ, thậm chí là viêm đa dây thần kinh.
- Vitamin B12: Liều lượng khuyến cáo để điều trị thoát vị đĩa đệm là 100-500mcg/ ngày. Khi sử dụng nhiều, người bệnh có thể sẽ gặp phải hiện tượng nôn nao, khó chịu.
Thuốc gây tê ngoài màng cứng
- Đối với những trường hợp nặng và không có phản ứng với những loại thuốc trên thì bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định thuốc tiêm gây tê ngoài màng cứng cho người bệnh.
- Hai loại thuốc gây tê thường được chỉ định để chữa thoát vị đĩa đệm là Steroid và Hydrocortison.
- Khi sử dụng loại thuốc này người bệnh nên lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện. Bởi màng cứng là nơi có liên quan mật thiết với tủy sống và dịch não nên rất nguy hiểm.
- Liều lượng được khuyên dùng cho một liệu trình điều trị và 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau từ 5-7 ngày.
Việc dùng thuốc Tây không những giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu mà còn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, việc sử dụng Tây y đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều dùng, tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
Trong trường hợp điều trị thuốc Tây không có hiệu quả và người bệnh bắt đầu có những biến chứng liệt chi, đại tiện không kiểm soát,… các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật xâm lấn. Mục tiêu của các phương pháp này là giải phóng sự chèn ép của các khối thoát vị trên hệ thống dây thần kinh, giúp bệnh nhân giảm đau nhức và phục hồi nhanh chóng.
Một số phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định, gồm:
- Phẫu thuật ít xâm lấn: Là phương pháp phẫu thuật cắt đĩa đệm thông qua đường mổ nhỏ dưới da khoảng 3cm để lấy khối thoát vị. Phương pháp này khá an toàn, ít tàn phá và không cần trang thiết bị đắt tiền nên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Phẫu thuật qua ống banh nội soi: Là phương pháp cắt bỏ khối thoát vị thông qua thiết bị nội soi, nhằm rút ngắn thời gian nằm viện cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi đòi hỏi kỹ thuật viên và các bác sĩ phải thao tác hết sức chuẩn xác với kính hiển vi phẫu thuật đắt tiền.
Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm này nhìn chung ít gây đau, thời gian hồi phục cũng như xuất viện sau mổ là rất ngắn. Tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và các mô mềm xung quanh. Hơn nữa phương pháp này cũng có tỉ lệ tái phát rất cao từ 5 -10%. Do đó, người bệnh cần hết sức cân nhắc trước khi lựa chọn.
Điều trị thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc Đông Y
Đông y cũng là một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người yêu quý nhất hiện nay. Theo đó phương pháp này lấy “triệt thoái hóa – tiêu thoát vị” là nguyên tắc chữa bệnh chính, giúp trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời bồi bổ khí huyết, mang lại hiệu quả lâu dài, ổn định mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y phải kể đến như:
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, đẩy lùi cơn đau thắt lưng
- Nguyên liệu: Chuẩn bị rễ ngưu tất, ý dĩ, đỗ trọng và một nắm lá lốt.
- Cách làm: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào ấm, sắc cùng 4 bát nước. Bật nhỏ lửa đun trong khoảng 20 phút thì dùng lại. Lấy nước thuốc vừa thu được, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Duy trì liên tục trong 4 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Tác dụng: Bài thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng cơn đau ở vùng cột sống và vùng thắt lưng.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho người thể hàn
- Nguyên liệu: Chuẩn bị Độc hoạt, xuyên ô, cát căn, quế chi, ma hoàng, tế tân, cam thảo. Có thể thêm một số vị thuốc như: Tang ký sinh, phục linh, khương hoạt trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng thận hư.
- Cách làm: Đem các vị thuốc trên sắc thành thuốc, rồi uống hàng ngày sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.
- Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng giảm đau vùng lưng, bớt tình trạng lạnh buốt và không có sức lực ở tay chân.
Bài thuốc dành cho người thể thấp nhiệt
- Nguyên liệu: Các vị thuốc chính gồm ý dĩ, xương truật, rễ cỏ xước, tần giao, hoàng bá. Đối với những người hay mệt mỏi, khó ngủ và sốt về chiều thì có thể thêm một số dược liệu như: Mộc qua, thục địa, câu kỳ, tục đoạn, mộc thông,…
- Cách làm: Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm, thêm nước cho đến khi ngập thuốc thì đặt lên bếp đun sôi khoảng 30 phút. Chắt lấy nước thuốc và chia làm 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày, nên uống sau khi ăn no.
- Tác dụng: Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục được tình trạng đau thắt lưng, cảm giác nóng rát và sưng phù phần đốt sống. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng ra mồ hôi, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho người hay mỏi lưng về đêm
- Nguyên liệu: Chuẩn bị mộc qua, nữ trinh tử, hạn liên thảo, bạch truật, phục linh, lạc thạch đằng.
- Cách làm: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 730ml nước lọc. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước trong ấm còn một nửa, thì bỏ bã, lấy nước uống hết trong ngày. Người bệnh nên dùng mỗi ngày 1 tháng, uống liên tục trong 2-3 tuần để các triệu chứng đau nhức được cải thiện rõ rệt.
- Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng khắc phục tình trạng đau lưng, mỏi gối, giúp quá trình đi lại diễn ra dễ dàng.
Nhìn chung các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này đều sử dụng những nguyên liệu từ dân gian nên rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên để có được tác dụng như mong đợi, người bệnh cần kiên trì thực hiện việc sắc và uống theo đúng chỉ dẫn. Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị bằng các phương pháp hiện đại hơn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các biện pháp dân gian
Ở những trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị tại nhà. Với nguồn gốc chủ yếu là các dược liệu tự nhiên, dễ kiếm quanh nhà, cách điều trị này sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng cần kiên trì áp dụng đều đặn, liên tục mỗi ngày.
Dưới đây là một vài cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo vặt dân gian mà người bệnh có thể áp dụng, thực hiện.
Sử dụng cây xương rồng
Xương rồng có tính hàn, khả năng giải độc, tiêu viêm và giảm đau nhức rất tốt. Ngoài ra loài cây này còn chứa rất nhiều Vitamin C và các chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành tổn thương và phục hồi xương khớp hiệu quả. Dưới đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng mà người bệnh có thể tham khảo để áp dụng.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 nhánh xương rồng.
- Một ít muối biển.
Cách thực hiện:
- Xương rồng gọt bỏ cạnh có chứa gai, đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo.
- Đem xương rồng vừa sơ chế đi đập dập cùng với một ít muối hạt rồi cho vào chảo sao nóng.
- Đổ nguyên liệu ra một chiếc khăn vải sạch rồi bọc lại.
- Dùng hỗn hợp đã nguội bớt để đắp hoặc chườm trực tiếp lên vùng cột sống đang bị thoát vị đĩa đệm.
- Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm này đều đặn mỗi ngày để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ lá lốt
Ngoài là nguyên liệu quen thuộc của nhiều món ăn bổ dưỡng, lá lốt còn được sử dụng như một vị thuốc Đông y chữa được bách bệnh. Loại dược liệu này có tính ấm, tác dụng tiêu viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể.
Từ đó, lá lốt giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp một cách đáng kể. Bên cạnh đó hoạt chất Piperine trong loại lá này còn có khả năng tiêu viêm, điều trị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm rất tốt.
Cách sử dụng lá lốt để chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Lá lốt tươi.
- Muối biển.
Cách thực hiện:
- Lá lốt đem ngâm với nước muối loãng để loại bỏ sạch tạp chất rồi vớt ra rửa lại với nước sạch.
- Chờ cho ráo nước thì cho vào chảo rang nóng cùng muối hạt cho đến khi quắt lại.
- Đổ tất cả dược liệu vừa sao nóng ra một tấm vải mỏng và sạch.
- Đợi cho dược liệu nguội bớt rồi dùng để chườm lên vị trí đang đau nhức.
- Nhẹ nhàng chườm trong khoảng 15 phút cho đến khi dược liệu nguội hoàn toàn thì ngừng lại.
- Áp dụng bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này mỗi ngày từ 2-3 lần để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Dùng cây chìa vôi
Chìa vôi hay còn gọi là dây đau xương là dược liệu chữa thoát vị đĩa đệm nổi tiếng trong dân gian. Loại cây này có tính mát, khả năng kháng khuẩn, tiêu thũng và thanh nhiệt rất tốt. Khi đi vào cơ thể các hoạt chất acid hữu cơ trong cây chìa vôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng của xương khớp. Dưới đây là các bước thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá chìa vôi.
Nguyên liệu:
- Lá chìa vôi.
- Một ít muối trắng.
Cách thực hiện:
- Lá chìa vôi đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên bề mặt lá, tránh dị ứng hoặc bội nhiễm.
- Cho lá chìa vôi đã được làm sạch vào sao nóng với ít muối hột.
- Đổ tất cả các dược liệu trên vào một miếng vải sạch rồi bọc lại.
- Đắp hoặc chườm hỗn hợp này lên vùng xương khớp đang bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
- Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm này 2-3 lần/ ngày, duy trì trong vòng 2-3 tuần để bệnh cải thiện nhanh chóng.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Sử dụng ngải cứu cũng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Bởi theo các nhà khoa học, trong tinh dầu lá ngải cứu có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng tác động tích cực đến quá trình tiêu viêm, giảm sưng, bớt đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để điều chế thành bài thuốc trị căn bệnh này như sau:
Nguyên liệu:
- 1 nắm ngải cứu tươi.
- 1 thìa muối biển.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu sau khi mua về làm sạch, loại bỏ hết những phần héo úa rồi ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất.
- Sau khi sơ chế sạch sẽ thì cho ngải cứu vào chảo sao nóng với ít muối biển đã chuẩn bị trước. Vặn nhỏ lửa khi sao để các hoạt chất trong lá ngải không bị bay đi hết.
- Sau khi lá ngải được sao khô thì đem đổ ra chiếc khăn mỏng. Đợi cho hỗn hợp bớt nóng thì đem dùng chườm lên vùng cột sống và đĩa đệm bị đau.
- Mỗi lần điều trị nên thực hiện khoảng 20 phút, nếu hỗn hợp nguội thì nên sao nóng rồi tiếp tục chườm.
- Áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm này liên tục mỗi ngày 2 lần, đều đặn trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây hoặc phẫu thuật thì các bài tập vật lý trị liệu cũng có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực cho người bệnh trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi các bài tập này không những giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp mà còn giúp cải thiện và hạn chế các triệu chứng của bệnh rất hiệu quả.
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho người chữa thoát vị đĩa đệm.
- Bài tập cầu vồng: Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, hai tay duỗi thẳng theo chân, từ từ đưa chân lên cao, sao cho vuông góc với mặt sàn. Hít vào thật sâu rồi nâng mông lên cao tới mức tối đa, lấy hai bả vai, đầu và bàn chân làm trụ. Duy trì tư thế trong vòng 5s rồi trở về vị trí ban đầu, lặp lại liên tục như thế 5 lần cho một lần điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm này mỗi ngày 1 lần.
- Bài tập con thằn lằn: Nằm sấp trên sàn, hai tay úp xuống, khủy tay ép sát vào người. Dùng 2 bàn tay làm trụ, ừ từ hít thở thật sâu rồi đẩy người lên trên, sao cho cánh tay duỗi thẳng, ưỡn ngực tối đa về phía trước. Phần thân duỗi thẳng hết cỡ, cột sống để cong. Duy trì tư thế trong khoảng 5s rồi làm lại liên tục 5 lần.
- Bài tập yoga: Gập chân, ngồi quỳ gối trên sàn nhà sao cho đầu gối hai bên mở rộng, mông đặt trên gót chân. Từ từ cúi gập người để phần thân trên nằm giữa hai bên đùi, đầu dựa vào sàn nhà , hai tay duỗi thẳng ra trước. Giữ nguyên tư thế trong vòng 1 phút và lặp lại liên tục trong vòng 5 lần.
- Chườm lạnh: Người bệnh nên khởi động để làm ấm người trước. Sau đó ngâm mình trong nước lạnh ở nhiệt độ khoảng 10- 26,7 độ C từ 5 giây đến 3 phút . Mục đích của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm này là giảm nhanh tình trạng đau nhức. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thực hiện chườm lạnh khi có sự hướng dẫn và quan sát của nhân viên y tế.
- Chườm nóng: Khác với chườm lạnh, ở phương pháp này người bệnh sẽ được ngâm mình trong bồn nước với nhiệt độ lên đến khoảng 37,8 độ C. Quá trình ngâm nóng chữa thoát vị đĩa đệm nên kéo dài từ 20-30 phút, kết hợp với massage, xoa bóp nhẹ nhàng các khớp.
- Chườm nóng, lạnh đan xen: Liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm này sẽ sử dụng áp suất và nhiệt độ của nước để cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức. Người bệnh sẽ được chuẩn bị hai bồn nước, một bồn ở 40 độ và một bồn ở 16 độ. Tiến hành ngâm nước nóng 10 phút, chuyển sang nước lạnh 1 phút. Sau đó đổi tỉ lệ 4 phút ngâm nước nóng và 1 phút ngâm nước lạnh. Cứ lặp lại liên tục cho đến khi đủ 3 lần thì thôi.
Lưu ý quan trọng khi chữa thoát thoát vị đĩa đệm
Để các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm đạt kết quả tốt nhất người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tùy theo tình trạng của bệnh mà phác đồ điều trị của mỗi người là khác nhau. Vì thế để tránh rủi ro, người bệnh nên đi thăm khám và kiểm tra chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân bị bệnh của mình.
- Hạn chế việc khuân vác, xê dịch những vật quá nặng trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Học tập và làm việc trong tư thế thẳng lưng, sau khoảng 1-2h thì đứng lên di chuyển, vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lì một chỗ.
- Kết hợp luyện thể dục thể thao với việc bổ sung các loại vitamin cần thiết cho quá trình phục hồi xương khớp.
- Hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc, lá và các chất kích thích có hại trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm để đạt được kết quả tốt nhất.
- Trong trường hợp đã sử dụng thuốc Tây, các mẹo vặt dân gian hoặc các bài tập vật lý trị liệu tại nhà mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh sẽ sớm lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.