Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, gặp nhiều ở người trẻ tuổi. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm gây ra khi các bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách. Khi ấy nhân nhầy thoát ra, di chuyển tới các khu vực xung quanh và chèn ép lên rễ thần kinh gây nhiều tổn thương khác. Theo nghiên cứu, cột sống có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Cấu tạo của cột sống bao gồm 33 đốt sống lần lượt. 33 đốt sống này sẽ bao gồm:
- Đốt sống cổ: 7 đốt từ C1 tới C7.
- Đốt sống lưng: Gồm 12 đốt từ D1 tới D12
- Đốt sống thắt lưng: Gồm 5 đốt từ L1 tới L5
- Đốt sống ở phần hông: Gồm 5 đốt từ S1 tới S5.
- Đốt sống cụt: 4 đốt dưới cùng.
L4 L5 là đốt sống ở phần cột sống thắt lưng có vị trí thấp nhất. Hai đốt sống này có thể chịu ảnh hưởng lớn nếu phần đốt sống thắt lưng bị tác động.Ở giữa 2 đốt sống thường có đĩa đệm. Đĩa đệm này làm nhiệm vụ chịu lực, phân tán đồng thời tránh cho đốt sống bị ảnh hưởng hoặc tác động. Đĩa đệm sẽ được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận là nhân nhầy và bao xơ.
Do vậy thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh xảy ra khi phần bao xơ của đĩa đệm giữa 2 đốt sống này bị rách. Từ đó nhân nhầy phía trong di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu tác động gây đau nhức tại khu vực thắt lưng và các khu vực xung quanh.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường gây ra bởi sự lão hóa. Lão hóa xảy ra với những người trong độ tuổi trung niên hoặc người lớn tuổi. Khi ấy đĩa đệm bị mất nước, khô và dễ dàng tổn thương do tác động từ bên ngoài.
Ngoài ra, bệnh này có thể gây ra do các nguyên nhân khác bao gồm:
- Ngồi sai tư thế: Thường xảy ra ở đối tượng là dân văn phòng công sở, những người phải ngồi nhiều giờ trước máy tính. Ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân phổ biến khiến thoát vị đĩa đệm L4 L5 đang xuất hiện ngày càng nhiều tại đối tượng là người trẻ tuổi.
- Chấn thương: Những tai nạn gây chấn thương tới cột sống cũng là một trong số nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra người lao động, mang vác nặng thường xuyên cũng là đối tượng có thể mắc bệnh.
- Người béo phì: Khi trọng lượng cơ thể tăng lên thì áp lực lên đĩa đệm và đốt sống cũng tăng lên. Chính vì vậy có thể gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoái vị.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó quá trình lão hóa là nguyên nhân chính. Một số nguyên nhân chủ quan khác cũng có thể gây ra căn bệnh.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm L4 L5
Để nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng tại vùng thắt lưng, vùng cột sống và các vùng lân cận. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như sau.
- Cơn đau xuất hiện đột ngột tại vị trí thắt lưng.Ngoài ra cơn đau cũng có thể tới âm ỉ hoặc dữ dội.
- Đau tại vùng eo rồi lan xuống chân, bàn chân.
- Cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh vặn mình, nằm nghiêng hoặc khom người.
- Tê bì, ngứa tại bàn chân.
Người bệnh thường chủ quan và bỏ qua những biểu hiện nhẹ của bệnh. Việc phát hiện và chẩn đoán ở những giai đoạn sau khiến quá trình điều trị khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Vì thế lời khuyên của bác sĩ là hãy tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đầu tiên của căn bệnh.
Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh có thể nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm của tình trạng này như sau:
- Gây đau tại rễ thần kinh: Theo đánh giá thì đốt sống L4 sẽ trượt về phía trước, trên cả đốt sống L5. Sau đó tác động trực tiếp tới rễ thần kinh, gây ra các cơn đau nhức dữ dội tại vùng thắt lưng.
- Rối loạn cảm giác: Rễ thần kinh bị kích ứng gây tổn thương sẽ khiến các phần da bị rối loạn cảm giác. Người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác lạnh, nóng trên da.
- Tê và bại liệt: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể khiến người bệnh bị liệt. Ngoài ra, tê bì tay chân hoặc di chuyển khó khăn cũng là những ảnh hưởng phổ biến của căn bệnh này.
- Rối loạn bài tiết: Người mắc bệnh có thể bị tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu.
Những biến chứng do bệnh gây ra rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và dễ dàng hơn.
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 như thế nào?
Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Bác sĩ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu tại cơ thể người bệnh kết hợp với việc thực hiện một số xét nghiệm sau.
- Chụp X- quang: Thực tế thoát vị đĩa đệm khó có thể chẩn đoán qua chụp X – quang. Tuy nhiên thông qua hình ảnh ghi lại bằng phim, bác sĩ có thể quan sát, phát hiện và loại trừ các bệnh về xương khớp khác. Từ đó có kết luận chính xác và tổng quát nhất về căn bệnh.
- Chụp CT: Đây là phương pháp y học hiện đại. Thông qua hình ảnh từ việc chụp CT sẽ phát hiện sớm căn bệnh.
- Chụp MRI: Cho hình ảnh hiển thị rõ ràng về mô mềm ở vị trí cạnh cột sống. Từ đó bác sĩ còn có thể phát hiện nhiều bệnh lý về u cột sống khác.
Biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả
Từ căn cứ trong việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp. Tùy theo mức độ mắc bệnh là nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây nhằm giảm đau tức thời hoặc giảm viêm gây ra do thoát vị đĩa đệm. Phương pháp phổ biến và thường được áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn đầu. Các loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất như sau.
- Thuốc giảm đau hoặc kháng viêm: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen,… là những loại thuốc phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng giảm các cơn đau nhức xảy ra tại vùng thắt lưng hoặc các vùng xung quanh.
- Thuốc giãn cơ: Đây là loại thuốc giúp giảm sự co cứng cơ, làm giãn cơ bắp hoặc các dây chằng. Từ đó thuốc giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu tại cơ thể. Việc sử dụng nhóm thuốc này cần hết sức thận trọng vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt hoặc hạ huyết áp.
- Thuốc chống động kinh: Được chỉ định với các trường hợp bệnh nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kể trên, bệnh nhân giai đoạn nặng có thể được chỉ định tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids. Việc tiêm trực tiếp sẽ làm giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.
Vật lý trị liệu
Biện pháp được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng với điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Phương pháp sẽ làm giảm các cơn đau đồng thời hỗ trợ phục hồi nhanh chóng các chức năng của xương khớp.
- Sử dụng tia hồng ngoại: Thực hiện bằng cách chiếu tia hồng ngoại trực tiếp vào vùng cột sống. Tia hồng ngoại sẽ tác động làm giảm hiện tượng co thắt. Nhờ đó phương pháp này sẽ làm giảm các triệu chứng đau nhức gây ra do bệnh.
- Kích thích điện: Dùng dòng điện có tần số thấp để kích thích lên hệ thống dây chằng.
- Kéo giãn cơ: Là bài vật lý trị liệu giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và cải thiện các triệu chứng đau nhức.
Ngoài ra người bệnh có thể thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu khác như xoa bóp, bấm huyệt hay sử dụng sóng cao tần.
Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ được chỉ định với các bệnh nhân sử dụng thuốc không hiệu quả. Ngoài ra bệnh nhân giai đoạn nặng cũng là đối tượng sử dụng phương pháp này. Hiện nay có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiệu quả cao, ít xâm lấn.
Trong đó có thể kể tới:
- Phẫu thuật nội soi.
- Phẫu thuật lối trước.
- Can thiệp ngoại khoa thay thế đĩa đệm.
Tuy nhiên mổ thoát vị đĩa đệm được coi là cuộc “đại phẫu”, chỉ có bệnh viện tuyến Trung Ương mới có thể thực hiện tốt nhất. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định mổ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nên có người nhà hỗ trợ khi chăm sóc sau mổ.
Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng Đông y
Bên cạnh các phương pháp Tây y thì Đông y cũng là bài thuốc hiệu quả khi điều trị căn bệnh này. Dược liệu trong bài thuốc được điều chế và bảo quản bằng các phương pháp thủ công đảm bảo độ an toàn cao. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp ngay tại nhà, rất tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:
Bài thuốc giảm đau thắt lưng
Theo đánh giá số bệnh nhân có biểu hiện đau thắt vùng lưng khi mắc thoát vị đĩa đệm lên tới khoảng 80%. Vì thế bài thuốc đông y khá phổ biến. Hiệu quả của bài thuốc đã được nhiều bệnh nhân kiểm chứng trong việc làm giảm các cơn đau thắt ở vùng lưng, hông. Nhờ đó giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
- Dược liệu : Rễ ngưu tất, lá lốt, ý dĩ và đỗ trọng
- Cách thực hiện: Sắc uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc giảm áp lực đĩa đệm
Bài thuốc sử dụng các dược liệu chính là quế chi, phòng phong. Các loại dược liệu này giúp cung cấp dưỡng chất chính nuôi sụn và khớp. Ngoài ra, bài thuốc có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
- Dược liệu: Phòng phong, ý dĩ nhân, hoàng bá, quế chi.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc với nước và dùng nước thuốc uống trong ngày.
Cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian tại nhà
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian có ưu điểm lành tính và an toàn. Vì thế với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu nên lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người. Đồng thời, quá trình điều trị kéo dài nên người bệnh cần kiên trì.
Mẹo dân gian chữa bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng ngải cứu
Theo Y học cổ truyền ngải cứu có vị đắng tính ấm, được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Nghiên cứu cũng cho thấy thành phần có trong lá ngải cứu có tính kháng viêm rất tốt. Do vậy sử dụng bài thuốc sẽ giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc chườm hoặc bài thuốc uống.
- Chườm ngải cứu: Sử dụng ngải cứu đã rửa sạch, giã nhỏ và rang với muối cho nóng. Dùng dược liệu đang còn ấm nóng chườm vào vị trí bị đau nhức cho tới khi nguội.
- Uống nước lá ngải cứu: Người bệnh có thể xay nhỏ lá với một chút nước. Lọc lấy phần nước cốt và thêm mật ong để dễ uống hơn. Sử dụng trong khoảng 15 ngày để thấy hiệu quả hơn.
Bài thuốc chữa bệnh bằng quả đu đủ xanh
Đu đủ xanh thường đường sử dụng trong các món ăn bổ dưỡng như nộm đu đủ, đu đủ hầm chân giò. Ít ai biết rằng đu đủ còn là bài thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Thực hiện bài thuốc cũng rất đơn giản.
- Chọn quả đu đủ còn xanh đem rửa thật sạch.
- Sử dụng gừng và một chút rượu trắng. Gừng thái lát và sao cùng với rượu.
- Quả đu đủ xanh cắt miếng nhỏ ở đầu để cho phần gừng đã sao với rượu vào.
- Đem đu đủ đi nướng bằng than hoặc củi.
- Cho đu đủ bọc vào 1 miếng vải mỏng và bóp nát.
- Sử dụng dược liệu để chườm lên vị trí bị đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm L4 L5 nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Theo chuyên gia, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày.
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp củng cổ sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Các món ăn chứa canxi như các loại hạt, hạnh nhân,…
- Thực phẩm giàu omega 3: Là nhóm thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm như cá thu, cá hồi hoặc dầu gan cá.
- Thực phẩm có vitamin: Các loại vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số vitamin tốt cho người thoát vị đĩa đệm như B1, B6, B12.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Có nhiều trong các thực phẩm như rau, củ quả. Nhóm thực phẩm giúp người bệnh tránh hiện tượng tăng cân và gây áp lực tới đĩa đệm.
Ngoài ra bệnh nhân không nên sử dụng các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp sẵn. Người bệnh cũng không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn…
Biện pháp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
- Người bệnh không mang đồ nặng ảnh hưởng tới đĩa đệm và cột sống.
- Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để hỗ trợ điều trị căn bệnh và tăng cường sự dẻo dai của hệ xương khớp.
- Khi điều trị nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm thì nên tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
- Khám định kỳ để có thể phát hiện căn bệnh sớm nhất
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể xuất hiện tại nhiều đối tượng, bao gồm cả những người trẻ tuổi. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.