Biến Chứng Thoái Hóa Khớp Gối, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Biến chứng thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng cơ xương khớp này không được giải quyết kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ hoại tử đặc biệt nguy hiểm. Vậy đâu là biện pháp đối phó hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng với bài viết dưới đây tìm hiểu ngay.

Một số biến chứng thoái hóa khớp gối phổ biến 

Thoái hóa khớp gối phát triển khi lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn, dẫn đến sự hình thành của các gai xương cũng như tình trạng thiếu hụt hoạt chất bôi trơn tại đầu gối. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh lý này là cảm giác đau nhức đầu gối sau khi vận động và âm thanh khi co duỗi đầu gối.

Vấn đề này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở đối tượng trên 50 tuổi, khi mà hệ thống xương khớp đã bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Còn đối với thế hệ trẻ, thoái hóa khớp đầu gối hầu hết là do các nguyên nhân như béo phì, chấn thương trong lao động, di truyền hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Người bệnh thường chủ quan khi có một vài dấu hiệu khởi phát nhưng theo lương y Đỗ Minh TuấnGiám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Cố vấn y khoa VTV2, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng của thoái hóa khớp gối dưới đây:

Giảm ma sát giữa xương ống chân với xương đùi

Sự tiêu biến dần dần của sụn khớp cũng kéo theo tình trạng suy giảm chất hoạt dịch làm nhiệm vụ bôi trơn cho hoạt động của xương đùi và xương ống chân.

Kết quả là người bệnh thường cảm thấy khô cứng khớp sau một khoảng thời gian không vận động hoặc triệu chứng đau nhức rất khó chịu ở vùng đầu gối.

Các xương đầu gối bị vôi hóa

Thoái hóa thường khiến lớp sụn đệm mất dần hình dạng ban đầu, thậm chí là teo nhỏ và phân hủy hoàn toàn. Điều này dẫn đến việc các xương đầu gối bị vôi hóa bởi lượng canxi tích tụ trong cơ thể, hình thành nên các gai xương gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

Các xương đầu gối bị vôi hóa
Các xương đầu gối bị vôi hóa

Khả năng vận động bị hạn chế 

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý thoái hóa khớp gối chính là hạn chế khả năng vận động. Điều này xảy ra khi sụn đệm đầu gối là bị bào mòn nghiêm trọng, đây cũng là giai đoạn thoái hóa độ 3.

Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức đầu gối, thậm chí là sưng tấy hay biến dạng, khiến các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn.

Áp lực tâm lý, lo âu và trầm cảm kéo dài

Không phải ai cũng biết một trong những biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp là chứng trầm cảm và lo âu kéo dài. Nguyên nhân gây ra là do cơn đau nhức đầu gối khi tiến triển nặng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, kéo theo sự suy giảm trong việc sản xuất endorphin của não bộ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có đến hơn 40% người bệnh thoái hóa xương khớp gặp phải các áp lực tâm lý và stress rối loạn lo âu.

Trầm cảm là 1 biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Trầm cảm là 1 biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Rối loạn khả năng trao đổi chất 

Biến chứng này có sự liên kết mật thiết với khả năng vận động bị hạn chế. Khi các cơn đau đầu gối dày vò người bệnh, họ thường có xu hướng giảm tần suất hoạt động thể chất xuống mức thấp nhất.

Thế nhưng, điều này lại vô tình khiến cơ thể không thể đốt cháy hết lượng calo hấp thu được từ thực phẩm. Từ đó làm rối loạn sự trao đổi chất và gia tăng khả năng mắc phải bệnh lý béo phì, cao huyết áp hay xơ vữa động mạch.

Hoại tử xương và sụn khớp 

Nếu tình trạng thoái hóa phát triển đến độ 5 nghĩa là lớp đệm sụn đã hoàn toàn biến chất. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng viêm nhiễm nghiêm trọng và có thể gây tiêu biến tế bào sụn, biến dạng đầu gối và hoại tử xương.

Người bệnh cũng không thể áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc mà bắt buộc phải trải qua phẫu thuật thay toàn bộ khớp đầu gối.

Hoại tử xương và sụn khớp do biến chứng thoái hóa khớp gối
Hoại tử xương và sụn khớp

Nên làm gì khi bệnh thoái hóa khớp gối bị biến chứng

Để phòng tránh cũng như ngăn ngừa các biến chứng thoái hóa khớp gối trở nặng hơn, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp

Đối với người thoái hóa khớp gối thì việc xây dựng một chế độ đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp là điều cần thiết bởi nó giúp giảm bớt các triệu chứng, cải thiện tình trạng bệnh và đem lại sức khỏe xương khớp về lâu dài.

Ngoài việc ăn đủ các chất dinh dưỡng, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp bao gồm canxi, vitamin D, axit béo omega 3 có trong cá và vitamin, khoáng chất khác có nhiều trong trái cây và rau xanh.

Bên cạnh đó, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay chứa nhiều gia vị cay nóng vì chúng sẽ làm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối tiến triển nặng hơn.

Duy trì cân nặng ớ mức vừa phải

Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối bởi nó làm tăng áp lực lên đầu gối. Vì vậy, duy trì cân nặng ở mức vừa phải là điều người bệnh cần làm nếu muốn cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa một thực đơn ăn uống lành mạnh với một chế độ luyện tập đều đặn.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là thời gian để xương khớp phục hồi. Vì vậy hãy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thuyên giảm những cơn đau nhức ở khớp gối.

Ngủ đủ giấc để cải thiện tình trạng xương khớp
Ngủ đủ giấc để cải thiện tình trạng xương khớp

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú trọng và chất lượng giấc ngủ. Để có một giấc ngủ ngon, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời loại bỏ những những thứ gây xao nhãng như điện thoại, tivi. Nếu việc duỗi thẳng chân đi ngủ khiến bạn cảm thấy đau đớn, hãy kê chân lên một chiếc gối mềm để giảm áp lực lên các khớp bị đau.

Luyện tập đều đặn ngăn ngừa biến chứng thoái hóa khớp gối 

Hầu hết bệnh nhân cho rằng khi bị thoái hóa khớp thì không nên vận động vì chúng có thể gây ra những cơn đau khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm. Không vận động khiến cho khớp gối bị căng cứng, lần dần còn dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bại liệt hoàn toàn.

Ngược lại, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải khiến cho các khớp trở nên linh hoạt, đồng thời tăng cường sức khỏe cơ bắp và xương. Trong khi đó, cơ bắp có vai trò bảo vệ và hỗ trợ khớp gối bị ảnh hưởng bởi thoái hóa. Do đó, thói quen luyện tập đều đặn là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng thoái hóa hiệu quả.

Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn các bài luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe thể chất của bản thân. Một số bài thể dục nhẹ nhàng cho người thoái hóa khớp gối thường được các bác sĩ khuyến khích bao gồm: đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, yoga,..

Đối với người thoái hóa khớp gối mãn tính có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn bài tập phù hợp cùng với kỹ thuật bài tập đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh gặp phải chấn thương.

Xây dựng lối sống lành mạnh cải thiện biến chứng thoái hóa khớp gối 

Thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày cũng tác động phần nào đến kết quả điều trị thoái hóa khớp gối. Một số thói quen giúp bạn dần hình thành nên lối sống lành mạnh bao gồm:

  • Không làm những công việc nặng nhọc.
  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc hay học tập (thẳng lưng, hai chân vuông góc với mặt đất, mắt nhìn thẳng, không cúi đầu về phía trước,…
  • Tránh ngồi làm việc trong thời gian quá lâu, tốt nhất sau 1-2 giờ làm việc thì nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế để tránh cơ và khớp bị mỏi.
  • Hạn chế tối đa các hoạt động làm tác động trực tiếp lên khớp gối như ngồi xổm, leo cầu thang,..
  • Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày giúp thư giãn cơ bắp và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
  • Cuối cùng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để chủ động trong việc phòng tránh và chữa bệnh.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp và cách điều trị, phòng ngừa. Biến chứng của căn bệnh này khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, người bệnh nên phòng ngừa và điều trị sớm nhất có thể. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh. 

Cập nhật lúc: 10:55 AM , 08/05/2023

Tin liên quan

Các Giai Đoạn Thoái Hóa Khớp Gối: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Việc nắm rõ các giai đoạn thoái hóa khớp gối giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin cần thiết để xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp với...

Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Quả

Chữa đau khớp gối bằng lá lốt là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người thực hiện. Bởi bài thuốc này giúp cải thiện những cơn đau...

Tổng Hợp Các Cách Phòng Bệnh Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

Nhiều năm về trước, thoái hóa xương khớp được xem là một căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy...

Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả [NÊN BIẾT]

Cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, phổ biết hiện nay

Để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị thoái hóa khớp, cần tiến hành ngay từ giai đoạn sớm để tránh những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe...

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Giải Đáp Cùng Chuyên Gia

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người đang gặp tình trạng này. Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp và cần...

bai-tap-thoai-hoa-khop-vai

Hướng Dẫn 4 Bài Tập Thoái Hóa Khớp Vai Tăng Cường Vận Động

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý xương khớp khá phổ biến ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây đau, cứng khớp vai, gây...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *