Các Giai Đoạn Thoát Vị Đĩa Đệm: Cách Nhận Biết Và Khắc Phục

Thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của nhiều đối tượng. Mọi người cần tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh để hỗ trợ tốt hơn cho việc phát hiện và hỗ trợ điều trị. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.

các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Là một trong những bệnh lí về cơ xương khớp rất phổ biến hiện nay với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, thoát vị đĩa đệm đã và đang trở thành mối lo ngại lớn của rất nhiều người. Lương y Đỗ Minh TuấnGiám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết thoát vị đĩa đệm được phân loại thành nhiều giai đoạn, nhiều thể bệnh khác nhau cụ thể:

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm theo triệu chứng lâm sàng:

1. Giai đon cp

  • Có thể là những triệu chứng của những cơn đau đầu tiên, thường là dấu hiệu dự báo và cơn đau giống như cơn đau lưng thông thường (bởi vậy bệnh nhân thường bỏ qua những cơn đau này và âm thầm chịu đựng). Rất ít khi bệnh nhân tới khám hay than phiền với bác sĩ về những triệu chứng này vì có thể không cần điều trị thì một vài ngày cũng có thể giảm đau và hết đau hẳn
  • Hoặc có thể là cơn đau đột ngột và dữ dội vùng thắt lưng ngay từ lần đầu tiên (thường là do sang chấn cột sống, vi chấn thương cột sống do té ngã, hay do bất động lâu, do sai tư thế đột ngột). Bệnh nhân tới khám, được chích thuốc hoặc kê toa 5-7 ngày kèm chế độ nghỉ ngơi tập luyện hợp lý là có thể ổn định, trở lại công việc bình thường
  • Cơn đau cấp trên bệnh nhân đau lưng mạn tính. Trường hợp này gặp khá là phổ biến. Có thể do chế độ sinh hoạt tập luyện giữ gìn cột sống không tốt, vận động nặng, sai tư thế đột ngột, bệnh nhân có tiền sử đau lưng từ trước, bệnh nhân có thoái hoá cột sống.

2. Giai đon bán cp

  • Thường từ ngày thứ 4 – 5 trở đi sau giai đoạn cấp
  • Giai đoạn này những cơn đau có thể thuyên giảm, nhưng bệnh nhân vẫn chưa có thể trở lại công việc bình thường
  • Giai đoạn này đa số bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú

3. Giai đon mn

  • Bệnh nhân có thể đau hoặc không,
  • Cơn đau có thể đến bất chợt (đợt cấp/ mạn), thường là đau âm ỉ, cơn đau gắn liền với những lần gắng sức, đứng lâu hoặc ngồi lâu, hay mỏi lưng, thậm chí có cảm giác đau tê xuống hông chân (trong trường hợp có căng rễ thần kinh).
  • Nghỉ ngơi có thể đỡ hoặc không.

Vì nắm giữa nhiều vai trò quan trọng nên đĩa đệm dễ bị tổn thương và thoát vị

Phân loại theo giai đoạn của thoát vị

Phân loại này cũng có thể phân loại dựa trên thăm khám lâm sàng, kinh nghiệm của bác sĩ, nhưng để xác định chính xác thì cần chụp MRI (Cộng hưởng từ) cột sống thắt lưng – cùng. Dựa vào phân loại giai đoạn này cũng đưa ra phân loại về mức độ của bệnh.

Giai đoạn 1 (Mức độ nhẹ) – Phồng đĩa đệm

  • Một số quan niệm cho rằng, ở giai đoạn này không được xem là một thể thoát vị, nhưng đó là cơ sở để tiến triển sang những giai đoạn tiếp theo.
  • Vòng xơ vẫn bình thường tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng
  • Bệnh nhân thường khó phát hiện do những cơn đau không liên tục, cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Giai đoạn 2 (Mức độ vừa) – Lồi đĩa đệm

  • Vòng xơ đã bị suy yếu, bị rách nhưng chưa hết chiều dày của vòng xơ.
  • Nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ nhưng tạo thành ổ lồi khu trú.
  • Tuỳ vào vị trí lồi (trung tâm, cạnh trung tâm, bên lỗ ghép), kích thước, mức độ lồi mà có những triệu chứng và hội chứng khác nhau.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cá biệt một số bệnh nhân có thể cảm nhận đã có sự chèn ép thần kinh nên có thể gặp phải những cơn đau dữ dội (như mô tả giai đoạn đau cấp ở trên).
  • Có thể đau lan xuống mông thậm chí xuống chân theo rễ thần kinh bị chèn ép nếu mức độ lồi đĩa đệm nặng chèn ép rễ.
  • Cũng có những trường hợp thoát vị trung tâm gây hẹp ống sống nặng ở giai đoạn này ngay cả khi bao xơ chưa rách hoàn toàn nên hội chứng chùm đuôi ngựa vẫn có khả năng xảy ra.
  • Phần lớn gặp bệnh nhân ở giai đoạn này, và cơn đau tái đi tái lại nhiều lần, có thể do bệnh nhân không tuân thủ chế độ sinh hoạt tập luyện, có thể do tính chất công việc, do vận động sai tư thế.

Giai đoạn 3 (Mức độ nặng) – Thoát vị đĩa đệm thực thụ

  • Bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau, chúng chèn ép vào rễ thần kinh làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động.
  • Ở giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất trong việc lựa chọn phương pháp điều trị đối với cả bệnh nhân cũng như bác sĩ.
  • Đôi khi bệnh nhân lựa chọn những phương pháp điều trị sai cách ở giai đoạn này khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, thần kinh chèn ép lâu ngày, giai đoạn đau viêm tái đi tái lại nhiều lần khiến cột sống, phần mềm xung quanh dần trở nên xơ hoá, ống sống và lỗ tiếp hợp ngày càng hẹp, mức độ chèn ép ngày càng tăng, cơ lực chi dưới dần trở nên yếu nhiều hơn, cảm giác bắt đầu kém hoặc có thể nặng hơn là rối loạn cảm giác.
  • Việc cân nhắc phẫu thuật ở giai đoạn này cũng không phải là không thể đối với bệnh nhân chưa muốn can thiệp tới phẫu thuật mà vẫn muốn điều trị bảo tồn, hoặc đối với những bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền, sức khoẻ không đảm bảo…
  • Nhưng lời khuyên đặt ra của bác sĩ đối với bệnh nhân vẫn là phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại, không tiến triển, hoặc có những dấu hiệu tình trạng nặng nề hơn.
  • Đưa ra khuyến nghị chỉ định phẫu thuật sớm cho bệnh nhân cũng là việc thuận tiện hơn cho vấn đề phục hồi chức năng một cách tốt nhất sau phẫu thuật.

Giai đoạn 4 (Mức độ rất nặng)

  • Biến chứng hẹp ống sống, chèn ép thần kinh nặng.
  • Thoát vị đĩa đệm có thể có hoặc không có mảnh rời.
  • Khi khối thoát vị lớn, tình trạng lâu ngày nhân nhày thoát ra ngoài và có hiện tượng tách ra khỏi phần đĩa đệm.
  • Giai đoạn này bệnh nhân gặp phải sự đau đớn rất nhiều, có thể mất cảm giác, rối loạn cảm giác, có bệnh nhân đã teo chân, yếu cơ thậm chí có thể liệt, mất kiểm soát chức năng tiểu, đại tiện, kể cả chức năng sinh lý như rối loạn cương dương (Trong hội chứng chùm đuôi ngựa). 

Trong bài viết này chúng tôi đã đề cập đến các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm, mọi người cần nắm rõ để có được sự chủ động trong việc phát hiện và đưa ra hướng đẩy lùi phù hợp nhất với từng giai đoạn. Hãy luôn duy trì những thói quen tích cực trong cuộc sống thường ngày để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình loại bỏ bệnh.

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 là tình trạng bệnh lý đã chuyển biến nặng nề

Phải làm gì nếu bị thoát vị đĩa đệm? – Lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu

Nếu cơ thể có các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe các tại phòng khám chuyên khoa uy tín. Thông qua việc thăm khám và chẩn đoán bệnh, đội ngũ bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất về tình trạng xương khớp hiện tại. Dựa vào đó để đề ra phác đồ điều trị tích cực.

Bạn cần lưu ý, thăm khám là một trong những bước rất quan trọng và tuyệt đối không được bỏ qua cũng như lơ là. Bởi bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh phát triển bên trong cơ thể, rất khó có thể nhận biết hoặc kiểm soát từ giai đoạn khởi phát. Thăm khám sớm sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, khi đó, phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém và sức khỏe xương khớp được khắc phục nhanh chóng. Và điều này sẽ ngược lại nếu bệnh phát hiện chậm trễ.

thăm khám khi bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh cũng như phòng bệnh trở nặng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Tăng cường vận động cơ thể bằng những bài tập phù hợp với sức khỏe của bạn thân. Một số bài tập nhẹ nhàng như: yoga, hành thiền, bơi lội, đi bộ, chạy bộ,… Chăm luyện tập không chỉ giúp tăng sức khỏe cơ bắp mà còn hỗ trợ cột sống, nâng cao sức khỏe toàn diện;
  • Duy trì cân nặng của cơ thể thông qua việc điều chỉnh khẩu phần ăn mỗi ngày. Hạn chế tình trạng tăng cân quá mức, bởi lúc này trọng lượng của cơ thể sẽ gây ra nhiều áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến chúng bộ phận này dễ bị thoát vị hơn;
  • Luôn giữ đúng tư thế khi ngồi, đi hay vận động. Tư thế đúng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm;
  • Khi nâng vật nặng, hãy ngồi xuống và nâng lên từ từ. Tuyệt đối không cúi người hay cong lưng khi nâng vật nặng. Tốt hơn hết, bạn nên tìm nhiều người để hỗ trợ;
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá nếu mong muốn bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào, bao gồm cả thuốc lá điện tử;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể. Tránh lao động nặng nhọc, khiêng vác nặng làm tổn thương đến cột sống.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm cần tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe và phòng biến chứng.

Tùy vào giai đoạn cụ thể mà người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng dân gian, thuốc tây, thuốc đông y hay phẫu thuật. Trong đó đông y được đánh giá toàn diện hơn, phù hợp với các giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Đông y cho hiệu quả cao, an toàn, không gây tác dụng phụ, không quá tốn kém chi phí. 

Cập nhật lúc: 10:56 AM , 08/05/2023

Tin liên quan

Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Khi Nào? Chi Phí

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương án được bác sĩ chỉ định khi đĩa đệm bị tổn thương nặng nề và không có khả...

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Có Trong Thực Đơn [XEM NGAY]

Để sức khỏe hồi phục toàn diện từ bên trong, người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên quan tâm nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sau...

Lồi Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là giai đoạn thứ hai của bệnh thoát vị đĩa đệm, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào...

Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh: Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý thường gặp do đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí và chèn ép lên các dây thần kinh xung...

Thoát Vị Đĩa Đệm Tê Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Tê mỏi, đau nhức tay chân là những triệu chứng của các bệnh về xương khớp, trong đó phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm...

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản Không? Cách Khắc Phục

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh. Bởi thoát vị đĩa đệm gây ra không ít khó...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *