Các Giai Đoạn Thoái Hóa Khớp Gối: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Việc nắm rõ các giai đoạn thoái hóa khớp gối giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin cần thiết để xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ. Nếu bạn đọc cũng đang có những thắc mắc liên quan đến chủ đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết ngày hôm nay.

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn đệm nằm ở vị trí giữa xương đùi và xương ống chân bị suy giảm về kích thước, trở nên xẹp và mỏng hơn. Bệnh lý này rất dễ xảy ra ở những người cao tuổi, người từng bị chấn thương đầu gối. Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố khác dẫn đến bệnh có thể kể đến như béo phì hoặc di truyền trong gia đình.

Bệnh trải qua 4 giai đoạn

Giống như tên gọi thoái hóa khớp gối, đây là dạng bệnh tiến triển theo thời gian. Điều này cũng có nghĩa là lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn dần dần, người bệnh chỉ có thể làm chậm tiến trình này chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Một số các dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm có đau nhức khớp gối, âm thanh nghe rõ khi co duỗi chân, cứng khớp và khả năng di chuyển bị hạn chế.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh đường – Cố vấn y khoa VTV2, các giai đoạn thoái hóa khớp gối sẽ có những triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu tiên, người bị thoái hóa khớp gối hầu như không có các biểu hiện rõ ràng. Người bệnh vẫn đi lại bình thường, chưa xuất hiện các cơn đau khớp hoặc có thể chỉ bị đau nhức khớp gối nhẹ khi đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm, leo cầu thang…

Về cấu trúc xương, khớp gối ở giai đoạn này cũng chưa bị sưng và biến dạng. Nếu thực hiện chụp cộng hưởng MRI để xác định tình trạng tổn thương sẽ khó thấy vì khớp gối vẫn gần như bình thường.

Giai đoạn 2

Bước sang giai đoạn 2, kết quả chụp X-quang cho thấy gai xương đã bắt đầu hình thành nhưng bề mặt sụn khớp vẫn chưa có thay đổi nhiều. Bao hoạt dịch khớp vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp, giúp các đầu xương hoạt động được trơn tru mà không tiếp xúc với nhau.

Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có thể xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như:

  • Đau nhức khớp gối sau khi chạy dài, đi bộ hay làm việc quá sức, vận động nhiều, làm việc sai tư thế.
  • Cứng khớp gối khi trời lạnh hoặc không hoạt động trong nhiều giờ.
  • Đau, khó chịu khi thực hiện các động tác như: khuỵu gối, cúi người…

Thoái hóa khớp gối giai đoạn 3

Khi thoái hóa khớp gối tiến triển đến giai đoạn 3, người bệnh sẽ càng cảm nhận rõ hơn các cơn đau tại khớp gối. Lúc này, lớp sụn khớp bao bọc quanh đầu xương đã có dấu hiệu bào mòn đáng kể. Mô mềm quanh khớp cũng bị viêm dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch. Hình ảnh trên phim chụp X-quang còn thấy rõ các gai xương phát triển nhiều hơn, khe khớp giữa các đầu xương bị thu hẹp thấy rõ.

Các triệu chứng thường gặp phổ biến nhất ở giai đoạn này đó là:

  • Đau nhức và khó chịu nhiều hơn khi thực hiện các tư thế như: đứng, đi, ngồi xổm hay lên cầu thang.
  • Cứng khớp xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn vào các buổi sáng.
  • Xuất hiện tình trạng sưng, đau, tràn dịch hay biểu hiện vẹo khớp gối do viêm khớp gối gây ra.

Thoái hóa khớp gối giai đoạn 4

So với các giai đoạn trên, thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4 đã có những biểu hiện nghiêm trọng hơn hẳn. Lớp sụn khớp gần như bị bào mòn và bong tróc hoàn toàn để lộ đầu xương rõ rệt. Gai xương hình thành nhiều và có kích thước ngày càng lớn, khoảng cách giữa hai đầu xương cũng bị thu hẹp đáng kể. Lượng dịch bôi trơn khớp giảm đi còn khiến các đầu xương dễ dàng cọ xát với nhau gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4 người bệnh thường gặp phải đó là:

  • Đau nhức khớp gối liên tục ngay trong những hoạt động đơn giản
  • Sưng, viêm và cứng khớp
  • Khó vận động khớp, khó đi lại

Theo thời gian, thoái hóa khớp gối còn có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, lệch trục khớp…

Giai đoạn 4, thoái hóa khớp gối trầm trọng nhất

Giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối đều có sự khác biệt trong quá trình xây dựng phác đồ cũng như sử dụng thuốc. Mỗi giai đoạn sẽ được điều trị thoái hóa khớp gối cụ thể như sau:

Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 1

Vì không có các triệu chứng bên ngoài rõ rệt nên hầu hết trong trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn 1, bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị cụ thể cho bệnh thoái hóa khớp gối vào giai đoạn này. Mặc dù vậy, nếu có nguy cơ thoái hóa khớp tiềm ẩn, người bệnh sẽ được khuyến khích tập thói quen rèn luyện thể chất đều đặn bằng các bài tập phù hợp nhằm thuyên giảm bất kỳ triệu chứng khó chịu nào có thể xảy ra, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa.

Điều trị giai đoạn 2

Khớp gối bị thoái hóa độ 2 vẫn được đánh giá là giai đoạn nhẹ nên bệnh nhân cần chủ động sớm đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện trên để được thăm khám và có biện pháp ngăn chặn bệnh tiến triển. Ở giai đoạn này, người bệnh chủ yếu được chữa trị theo hướng không dùng thuốc với những giải pháp như:

Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thể thao đều đặn nhằm:

  • Giảm bớt áp lực đè nặng lên khớp gối
  • Hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho các mô cơ quanh khớp gối, nhờ đó:
  • Duy trì tính linh hoạt và ổn định của khớp
  • Hạn chế nguy cơ tổn thương khớp gối thêm
  • Hạn chế thực hiện các động tác có thể tăng thêm áp lực lên khớp gối như quỳ, ngồi xổm hoặc nhảy (bật) cao…
  • Sử dụng nẹp đầu gối để cố định và bảo vệ khớp nếu cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa (OTC) như paracetamol, NSAIDs… để đẩy lui những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời và không được dùng để điều trị lâu dài do thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày và tim mạch.

Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3

Thuốc giảm đau OTC cũng có thể được áp dụng trong trường hợp này. Nếu thuốc OTC không đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc kê toa một số loại thuốc có dược lực mạnh hơn, ví dụ như glucocorticoid (một dạng của corticosteroid) hay tramadol (một dạng của opioid – thuốc giảm đau gây nghiện).

Dù cả hai loại thuốc trên đều đem lại hiệu quả giảm đau, kháng viêm cao nhưng chúng không được khuyến khích sử dụng lâu dài do nguy cơ lệ thuộc vào thuốc và phát sinh một số tác dụng ngoài mong muốn.

Mặt khác, thường xuyên tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng vẫn là điều cần thiết trong quá trình điều trị thoái hóa đầu gối giai đoạn 3.

Điều trị giai đoạn 4

Đối với thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, bệnh nhân thường chỉ có một lựa chọn điều trị duy nhất là phẫu thuật. Các loại phẫu thuật phổ biến dành cho giai đoạn này chủ yếu là:

  • Phẫu thuật đục xương chỉnh trục: thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối, nhờ đó hỗ trợ giảm đau cũng như làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: loại bỏ phần khớp hư tổn và thay thế bằng khớp nhân tạo.
  • Phẫu thuật nội soi khớp gối: chữa lành thương tổn bên trong khớp gối theo cách ít xâm lấn nhất, từ đó hạn chế phát sinh biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.

Mổ thoái hóa khớp gối - Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Biện pháp phòng ngừa khớp gối thoái hóa

Thoái hóa khớp gối không dễ điều trị và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, lương y Đỗ Minh Tuấn đã đưa ra một số lời khuyên dưới đây để giúp mọi người phòng ngừa căn bệnh này một cách tốt nhất:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bị thoái hóa khớp. Do đó, bạn nên kiểm soát cân nặng bằng việc ăn uống điều độ và tăng cường vận động để tránh bị béo phì, thừa cân.
  • Kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả: Phần nhiều bệnh nhân bị tiểu đường kèm theo bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, tiểu đường cũng gây viêm nhiễm dẫn tới mất sụn khớp. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.
  • Tập thể dục thường xuyên: Người bị thoái hóa khớp không nên vận động ở cường độ cao. Tuy nhiên, tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh,… vừa giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, vừa ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
  • Tránh bị chấn thương: Bạn không thể lường trước được các chấn thương có thể xảy ra với mình. Do đó hãy thật sự chú ý trong quá trình vận động hàng ngày. Đặc biệt, nếu rèn luyện cơ thể thì không nên chọn các bài thể chất quá nặng như tập tạ,…
  • Ăn uống hợp lý: Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa các chất như acid béo omega 3, vitamin C, vitamin D,… để tránh bị khô khớp, giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về các giai đoạn thoái hóa khớp gối. Hãy đi khám và điều trị ngay ở giai đoạn đầu, tránh để bệnh nặng và tiến triển đến giai đoạn cuối vì sẽ khó chữa và tốn kém nhiều chi phí. Ngoài ra bạn cũng nên có lối sống khoa học để phòng tránh bệnh, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Cập nhật lúc: 10:52 AM , 08/05/2023

Tin liên quan

Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Quả

Chữa đau khớp gối bằng lá lốt là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người thực hiện. Bởi bài thuốc này giúp cải thiện những cơn đau...

Tổng Hợp Các Cách Phòng Bệnh Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

Nhiều năm về trước, thoái hóa xương khớp được xem là một căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy...

10 Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Thuốc Nam [NÊN BIẾT]

10 Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Thuốc Nam [NÊN BIẾT]

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam là một trong những cách điều trị hiệu quả và an toàn, được khá nhiều người áp dụng và cho thấy được...

Biến Chứng Thoái Hóa Khớp Gối, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Biến Chứng Thoái Hóa Khớp Gối, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Biến chứng thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng cơ xương khớp này không được...

Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả [NÊN BIẾT]

Cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, phổ biết hiện nay

Để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị thoái hóa khớp, cần tiến hành ngay từ giai đoạn sớm để tránh những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe...

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Giải Đáp Cùng Chuyên Gia

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người đang gặp tình trạng này. Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp và cần...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *