Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Điều Trị Bệnh Nhanh Khỏi?

Mặc dù chế độ dinh dưỡng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng nó có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, việc tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe da và ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát bệnh. Vì vậy, người bệnh vảy nến cần hạn chế ăn những thực phẩm nào và tăng cường tiêu thụ những gì là điều quan trọng?

Nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống của bệnh nhân vảy nến

Dù chế độ ăn uống không thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh, nhưng nó có tác động trực tiếp đến khả năng phục hồi và hạn chế tái phát bệnh. Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính liên quan đến hoạt động của trục TNF-α/IL-23/IL-17, gây ra tăng sinh và biến đổi tế bào sừng không bình thường. Bệnh thường kết hợp với một số rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch và viêm ruột.

Vì vậy, nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống của những người bị vảy nến là giảm các yếu tố kích hoạt phản ứng viêm và tăng cường sử dụng các thực phẩm có tính chống viêm.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì tốt nhất?

Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính, cho thấy các triệu chứng như ngứa và da đỏ. Do đó, quan trọng để hạn chế tiếp nhận các loại thực phẩm gây kích ứng. Các thực phẩm này có thể gây ra phản ứng viêm và làm tăng sự trầm trọng của tình trạng bệnh. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà cần tránh.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? – Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò và thịt lợn chứa nhiều acid béo bão hòa, và chúng được biết là một trong những tác nhân kích hoạt con đường IL-23/IL-17 gây ra viêm. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể làm tình trạng viêm ở bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, người bị vảy nến vẫn có thể tiêu thụ thịt đỏ, nhưng nên hạn chế lượng ăn, không ăn quá nhiều trong một bữa và không ăn quá thường xuyên. Thay vào đó, nên tập trung vào việc tiêu thụ các loại thịt trắng như thịt gia cầm (gà, vịt, ngan,…) và thịt cá.

XEM THÊM: Thuốc trị vảy nến tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua

benh-vay-nen-kieng-an-gi

Người bệnh vảy nến cần tránh sử dụng thịt đỏ và những thực phẩm từ thịt

Sữa – thực phẩm cần kiêng tránh

Sữa cũng chứa nhiều protein và chất béo tương tự như thịt đỏ. Ngoài ra, sữa cũng có khả năng tạo ra chất nhờn, có thể làm lan rộng vùng da bị tổn thương. Bạn có thể tiêu thụ một lượng nhỏ sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu da của bạn có dấu hiệu kích ứng, bạn nên ngừng sử dụng các sản phẩm từ sữa ngay lập tức.

Hải sản (tôm, cua, cá biển, …)

Tương tự như thịt, hải sản cũng là nguồn cung cấp protein phong phú. Tuy nhiên, khi tiêu thụ những loại thực phẩm này, có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da như phát ban và ngứa ngáy. Đặc biệt, hải sản chứa nhiều histamin tự nhiên – một chất trung gian gây ra các phản ứng trên da, làm gia tăng khả năng tái phát và nghiêm trọng hơn của bệnh.

>>> Xem thêm: Bệnh Vảy Phấn Hồng: Cách Nhận Biết Và Điều Trị An Toàn

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đã qua chế biến sẵn chứa nhiều calo và có khả năng gây ra rối loạn chuyển hóa và các bệnh mãn tính khác. Sự tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến tình trạng vảy nến lan rộng trên toàn cơ thể. Những loại thực phẩm cần tránh bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm có nồng độ muối, đường và chất béo cao.

benh-vay-nen-kieng-an-gi-1

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất không tốt cho da

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Thực phẩm có chứa Gluten

Gluten là một chất gây kích ứng và khó tiêu hóa, vì vậy người mắc bệnh vảy nến cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa gluten để giảm các triệu chứng bệnh. Các thực phẩm có nhiều gluten bao gồm lúa mì, lúa mạch, mì ống, mì sợi, bia và một số đồ uống làm từ mạch nha.

Thực phẩm chiên, rán và cay nóng

Thực phẩm được chiên, rán chứa lượng chất béo cao và khó tiêu hóa, gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh vảy nến.

Những gia vị hấp dẫn như ớt, tiêu, quế, giấm,… có thể tăng sự hấp dẫn của thực phẩm, nhưng cũng có thể gây kích ứng da. Do đó, nếu bạn thích thực phẩm chiên, rán hoặc có hương vị cay, bạn nên hạn chế sử dụng những gia vị này.

LIÊN HỆ BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CÁCH CHỮA VẢY NẾN

Chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cafe)

Để tăng hiệu quả điều trị vảy nến, cần tránh sử dụng các chất kích thích. Các chất kích thích như cồn có thể gây nóng và gây tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể, làm chậm quá trình thanh lọc và loại bỏ chất độc, từ đó gây tác động viêm nhiễm trên da. Ngoài ra, các chất kích thích còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

benh-vay-nen-kieng-an-gi-2

Người bệnh vảy nến cần tránh sử dụng những chất kích thích

Người bị bệnh vảy nến nên ăn gì?

Bên cạnh việc tránh những thực phẩm không tốt, người bệnh vảy nến cần cung cấp các dưỡng chất hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm tốt nhất cho người bệnh vảy nến.

Hoa quả và rau xanh

Trái cây và rau xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm giảm căng thẳng và chống viêm hiệu quả. Thường xuyên cung cấp những thực phẩm như: súp lơ, cải xoăn, việt quất, dâu tây, anh đào, nho, … cho cơ thể nhé.

benh-vay-nen-kieng-an-gi-3

Hoa quả và rau xanh giúp chống viêm hiệu quả

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là một chất trung gian chính của phản ứng viêm. Vitamin D có tác động trên bạch cầu đơn nhân / đại thực bào và điều chỉnh giảm việc sản xuất TNF-α, IL-1β, IL-6, hoặc IL-8 là các yếu tố gây viêm. Bởi vậy, người bệnh vảy nến cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như: dầu gan cá, cá kiếm, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, gan bò, trứng hoặc pho mát.

vitamin-d
While taking a vitamin D supplement may help manage vitamin D levels, there are also whole foods that can provide more of this vitamin in your daily diet.

Thực phẩm giàu acid béo Omega-3

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến, mức acid béo không no Omega-3 (n-3 polyunsaturated fatty acids hay n-3 PUFA) càng cao thì diện tích và mức độ tổn thương trên da do vảy nến càng thấp và ngược lại.

Lí do là bởi vì n-3 PUFAs ức chế sự phát triển của Th17, và giảm sự biểu hiện của IL-23, IL-17A, IL-17F, IL-22, và TNF-α trong các tổn thương, do đó cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể bổ sung dưỡng chất quan trọng này thông qua một số thực phẩm như: cá hồi, cá mòi, cá thu, dầu mè, dầu hạt hướng dương,…

ĐỪNG BỎ LỠ: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Trà xanh

Uống nước trà xanh mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, các bạn không nên hãm trà quá đặc, tránh gây mất ngủ và một số tác dụng phụ không tốt.

benh-vay-nen-kieng-an-gi-4

Trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Vitamin trong thức ăn sau khi được hấp thụ tại ruột, được chuyển hóa thành vitamin A acid (Ras). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng RAs có hiệu quả cao trong điều trị bệnh vẩy nến. Do cơ chế RAs bình thường hóa quá trình tăng sinh và kích thích biệt hóa tế bào sừng, đồng thời ức chế sản xuất TNF-α và giảm mức mRNA của enzym tổng hợp oxit nitric cảm ứng trong tế bào sừng.

Nhờ vậy, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh vảy nến. Để bổ sung vitamin A, người bệnh vảy nến nên bổ sung các thực phẩm như: củ quả có màu đỏ/ cam (cà rốt, cà chua, ớt chuông,…), khoai lang, rau xanh lá đậm, gan, dầu cá, trứng, bơ,…

Thực phẩm chứa lợi khuẩn (Probiotics)

Probiotics là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ khi được sử dụng với số lượng thích hợp. Việc sử dụng các probiotics được cho là mang lại hiệu quả có lợi cho bệnh nhân vẩy nến. Một số vi khuẩn đường ruột (Bacteroides fragilis, Faecalibacterium prausnitzii, Clostridium cluster) và các chất chuyển hóa của chúng (RAs, polysaccharideA, các acid béo chuỗi ngắn) làm tăng số lượng và hoạt động của Treg.

cach-lam-yaourt4

Các tế bào T điều hòa (Tregs) là một quần thể các tế bào được mô tả gần đây có khả năng điều hòa đáp ứng miễn dịch. Một số loại thực phẩm có chứa probiotics mà người bệnh vảy nến nên bổ sung vào chế độ ăn  bao gồm thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối, nấm thủy sâm, sữa chua và nấm sữa kefir.

XEM THÊM: Bị vảy nến nên bôi thuốc gì để cải thiện triệu chứng?

Một số lưu ý giúp kiểm soát tốt bệnh vảy nến, ngăn tái phát

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, để đẩy lùi bệnh vảy nến nhanh chóng người bệnh cũng cần chú ý một số điểm sau:

  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu, khám bệnh định kỳ theo hẹn
  • Kiểm soát tốt các bệnh đồng mắc như : Tim mạch, THA, Suy tim,  ĐTĐ, Suy thận mãn, các bệnh đường tiêu hóa viêm ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, các bệnh lý Ung thư, bệnh lý hô hấp như COPD….
  • Giảm lo âu: Vảy nến ảnh hưởng tâm lý xã hội sâu sắc, cảm giác xấu hổ, thu mình, thiếu tự tin trong giao tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bệnh nhân cần được sự động viên hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè và xã hội.
  • Không tự ý dùng các thuốc không rõ nguồn gốc có thể chứa Corticoid gây bùng phát bệnh vẩy nến có thể chuyển từ Vảy nến thông thường sang vảy nến thể mủ, vảy nến thể giọt.
  • Thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến là rất quan trọng. Bệnh nhân cần giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da.

Trên đây là những chia của thuốc kháng sinh sẻ về bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp bạn có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để góp phần đánh bay vảy nến nhé.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào trong quá trình điều trị bệnh vảy nến, đừng ngại ngần liên hệ với đội ngũ chuyên gia để nhận tư vấn miễn phí:

ĐỪNG BỎ LỠ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH

ĐỌC NGAY:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 1:05 PM , 03/10/2023

Tin liên quan

Bệnh Vảy Nến Thể Giọt Là Gì? Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Vảy nến thể giọt, một bệnh da mãn tính, thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 35. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh...

Vảy nến có tự khỏi không? Cách điều trị hiệu quả

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tính chất tái phát theo từng đợt. Bệnh khiến da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, ngứa rát khó chịu. Bệnh...

[TỔNG HỢP] 8 Loại Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Tốt Nhất 2023

Vảy nến da đầu là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy chưa có thuốc đặc trị, nhưng người bệnh...

Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở mông

15+ Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt Nhất

Ngoài các phương pháp chữa trị hiện đại, cách trị vảy nến theo phương pháp dân gian cũng là lựa chọn của nhiều người. Phương pháp này an toàn vì...

Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương móng mãn tính do hoạt động tự miễn của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng...

Bệnh Vảy Nến Thể Mảng – Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy Nến Thể Mảng có triệu chứng đặc trưng là các mảng da viêm đỏ, dày sừng, bong tróc vảy trắng như sáp nến. Tuy không gây nguy hiểm đến...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *