Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có tính chất mãn tính, tái phát từng đợt và kéo dài dai dẳng. Bệnh thường gây các tổn thương trên da, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để lâu không điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gặp nhiều biến chứng.

Viêm da cơ địa ở người lớn là gì?

Viêm da cơ địa hay còn gọi là eczema, chàm thể tạng, chàm cơ địa, liken đơn dạng mãn tính. Đây là một bệnh lý phổ biến thường gặp. 

Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thường do bệnh lý tiến triển từ thời thơ ấu hoặc niên thiếu. Viêm da cơ địa ở người lớn hiếm khi khởi phát ở lứa tuổi trưởng thành. 

Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều phiền toái do tính chất kéo dài và thường xuyên tái phát.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có điểm tương đồng với biểu hiện bệnh của trẻ trên 2 tuổi. Các yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch,… của mỗi người cũng có ảnh hưởng tới mức độ tổn thương da, phạm vi và vị trí tổn thương.

Viêm da cơ địa ở người lớn thường có 3 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn cấp tính

  • Phát ban đỏ hoặc hồng trên da.
  • Tổn thương có kích thước, hình thái phong phú, thường bằng phẳng và không phân rõ ranh giới với vùng da bình khỏe mạnh.
  • Bề mặt da có nhiều mụn nước nhỏ, nông. 
  • Mụn nước vỡ ra chảy dịch gây sưng phù, có vảy tiết, đóng mài. 
  • Vùng da bị bệnh cảm thấy ngứa dữ dội, sưng đau và nóng rát.

Giai đoạn bán cấp

  • Triệu chứng giảm nhẹ hơn so với giai đoạn cấp tính. 
  • Da không phù nề, sưng nóng, tiết dịch nhưng vẫn thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Giai đoạn mãn tính

Vùng da bị tổn thương có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ, lichen hóa.

  • Ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Vùng da tổn thương bị khô ráp, nứt nẻ, dày sừng, gồ lên cao hơn so với bề mặt da, có nếp nhăn, lichen hóa.
  • Da bị thâm sạm, thay đổi sắc tố.
  • Thường bị nóng rát, sưng nề, ít đau.
  • Bệnh nhân gãi ngứa khiến da bị bội nhiễm, viêm nhiễm, lở loét,…

Các triệu chứng khác của viêm da cơ địa ở người lớn là: Dày sừng xung quanh nang lông, lỗ chân lông, viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, quầng thâm quanh mắt, dấu hiệu vẽ nổi, vảy phấn trắng, mặt xanh xao, viêm môi, dễ bị dị ứng thức ăn,… Bệnh thường tiến triển nặng và bùng phát mạnh vào mùa lạnh khô.

Vị trí xuất hiện bệnh

Viêm da cơ địa ở người lớn thường có tổn thương đối xứng 2 bên ở nếp gấp cổ tay, nếp gấp cổ chân, khoeo tay, khoeo chân, khuỷu tay, nách, cổ, bộ phận sinh dục, mu bàn tay, lòng bàn tay, lưng, đầu,…

Trong một số trường hợp, tổn thương da có thể lan rộng trong phạm vi lớn như trên các chi, toàn bộ thân trên, thân dưới,… 

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa và các bệnh viêm da tự miễn như vảy nến, viêm da dị ứng, tổ đỉa,… đều có căn nguyên phức tạp. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số tác nhân có thể gây bệnh là:

  • Bệnh có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra có 80% nguy cơ mắc bệnh.
  • Suy giảm miễn dịch gây tổn thương trên da, dễ mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, hen, sốt cỏ khô, hen phế quản, mề đay,…
  • Nhiễm trùng cấp tính, rối loạn nội tiết.
  • Kích ứng da sau khi tiếp xúc với nhựa độc của một số loại cây, hóa chất, kim loại nặng, môi trường ô nhiễm, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật hoặc bị côn trùng cắn.
  • Cơ thể phản ứng do thay đổi thời tiết, tia UV, dị ứng thuốc, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa.
  • Da cọ xát, trầy xước do mặc quần áo có chất liệu dày, bó sát.
  • Chấn động tâm lý mạnh, căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức,…
  • Dị ứng thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu, thịt,…
  • Tiêu thụ nhiều chất kích thích như đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn, socola, đồ chiên rán, cà phê, nước ngọt,…

Biến chứng

Nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp, tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn sẽ tái phát dai dẳng, dẫn đến các biến chứng như:

  • Thâm sẹo, ngứa rát gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, làm mất tự tin, tâm lý ngại giao tiếp.
  • Vòng lặp ngứa rát dữ dội, khỏi và tái phát liên tục ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, suy giảm hiệu suất lao động, học tập,…
  • Viêm da thần kinh mãn tính làm cơn ngứa kéo dài, da đổi màu, dày lên. 
  • Viêm da tay, viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, phải tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa. 
  • Bong tróc, nứt nẻ, loét da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm vi rút herpes, vi khuẩn tụ cầu,… Nhiều trường hợp nhiễm trùng lan rộng gây nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận,…
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô, tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn

Để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người lớn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các bước chẩn đoán sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xem xét khu vực da bị tổn thương để xác định các biểu hiện của viêm da cơ địa ở người lớn.
  • Thực hiện một số xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác và xác định độ nặng nhẹ, biến chứng của bệnh.
  • Xem xét tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh lý của người bệnh và gia đình để đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và tiến triển của viêm da cơ địa.
  • Chẩn đoán bệnh: Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Mục tiêu điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

Điều trị bệnh viêm da cơ địa không phải dễ dàng vì bệnh có xu hướng tái phát liên tục theo từng đợt. Để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở người lớn phải thực hiện đồng thời các mục tiêu sau:

  • Kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Ổn định các đợt bùng phát bệnh.
  • Điều trị duy trì, phòng tránh các đợt bùng phát.

Cách chữa viêm da cơ địa ở người lớn

Áp dụng cách chữa tại nhà

Một số cách giúp làm giảm triệu chứng ngứa rát, sưng đỏ trên da có thể áp dụng tại nhà là:

  • Rửa vùng da tổn thương hoặc tắm nước muối sinh lý.
  • Dùng khăn sạch bọc quanh đá lạnh để chườm vào vùng da bị tổn thương.
  • Bôi kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp làm mềm da, tránh khô ngứa, nứt nẻ gây nhiễm trùng.

Cách chữa viêm da cơ địa người lớn với mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở người lớn người bệnh có thể tham khảo là:

  • Tắm nước lá trầu không: Đun sôi khoảng 7 lá trầu không đã vò sơ với 2 lít nước trong 10 phút. Đợt nước nguội bớt rồi lấy để tắm mỗi ngày. Cách này giúp sát trùng tổn thương, tiêu viêm, giảm ngứa, làm mờ các vết thâm sạm.
  • Dùng lá chè xanh: Bạn có thể uống hoặc lấy bã chè xanh massage nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương giúp sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm hiệu quả.
  • Dùng lá ổi: Đun sôi kỹ một nắm lá ổi với nước sau đó lấy phần nước này ngâm phần da bị viêm da cơ địa. 
  • Tắm nước lá khế: Bạn có thể lấy nước lá khế để tắm hoặc chà xát bã trà lên khu vực da bị tổn thương. 
  • Dùng lá đinh lăng: Trộn hỗn hợp lá đinh lăng giã nát với muối biển, rồi đặt lên vùng da bị bệnh có khả năng ngăn chặn tình trạng sưng viêm rất tốt.

Lưu ý: 

  • Lựa chọn loại lá sạch, không bị ẩm mốc.
  • Nên kiên trì thực hiện để cải thiện triệu chứng.
  • Những người có dị ứng với các loại lá nên thận trọng khi dùng. Trẻ em và người có làn da nhạy cảm nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh còn nhẹ. Các trường hợp viêm da cơ địa ở người lớn mức độ nghiêm trọng cần được thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Điều trị bằng thuốc kê đơn

Thuốc điều trị tại chỗ (dùng ngoài da)

  • Nước muối sinh lý, hồ nước, dung dịch Jarish: Giúp giữ vệ sinh các thương tổn trên da và ngăn tình trạng bội nhiễm.
  • Thuốc tím, dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine: Có công dụng sát trùng và khử khuẩn nhẹ. Thường được sử dụng khi mới bùng phát triệu chứng.
  • Thuốc corticoid: Thường được chỉ định dùng trong giai đoạn mãn tính, giúp làm giảm triệu chứng dị ứng, sưng viêm, kiểm soát bã nhờn nhanh chóng. Thuốc đi kèm nhiều tác dụng phụ, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc ức chế cancineurin: Taclorimus và pimeclorimus được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc Corticoid.
  • Kem chống ngứa: Là biện pháp giúp giảm cảm giác ngứa rát, khó chịu trên da. 
  • Kem kháng viêm: Dùng trong trường hợp da viêm, sưng đỏ, ngứa nhiều.
  • Nitrat bạc: Sử dụng trong giai đoạn cấp, dùng ngay sau khi dùng các dung dịch kháng khuẩn. Tác dụng của chúng là làm khô dịch tiết, thúc đẩy các tổn thương da nhanh chóng đóng mài.
  • Thuốc chứa Acid salicylic: Có tác dụng giảm dày sừng da, chỉ dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở người lớn giai đoạn mãn tính.
  • Kem dưỡng ẩm: Dùng khi vùng da tổn thương đã lành hẳn, giúp làm mềm, bảo vệ da.

Thuốc điều trị toàn thân (đường uống)

Điều trị toàn thân được chỉ định áp dụng song song với các phương pháp điều trị tại chỗ để tăng cường hiệu quả và dự phòng tái phát bệnh. Các loại thuốc điều trị đường uống bao gồm: 

  • Thuốc kháng Histamin H1: Có tác dụng làm giảm ngứa, chống dị ứng.
  • Corticoid đường uống: Được chỉ định sử dụng với liều lượng thấp trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Dùng trong trường hợp da bị nhiễm trùng. 
  • Thuốc chống viêm không steroid: Giúp cải thiện triệu chứng tổn thương da gây sốt, sưng đau và viêm.
  • Viên uống bổ sungvitamin nhóm B, C: Thường được sử dụng với trường hợp viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần do thiếu hụt chất dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch.

Điều trị bằng phương pháp khác

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp dưới đây nếu việc sử dụng thuốc không đạt kết quả mong muốn.

Quang trị liệu hay liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp này có thể làm giảm ngứa và viêm nhiễm trên da. Bác sĩ sẽ chiếu một loại ánh sáng nhân tạo để gây tác động lên các tuyến bã nhờn trên da.

Tiêm phòng dị ứng: Phương pháp này có thể làm giảm tần suất hoặc mức độ nặng của các đợt bùng phát bệnh.

Thuốc nhỏ dị ứng hay liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi: Có công dụng tương tự như tiêm phòng, phù hợp với những người sợ kim tiêm.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Hiện tại chưa có vaccine hay phương pháp điều trị dứt điểm viêm da cơ địa ở người lớn. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa khởi phát với những cách sau:

  • Tránh gãi, chà xát, làm trầy xước da.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, tắm không quá 20 phút.
  • Nên tắm nước ấm vừa phải, hạn chế tắm nước quá nóng/lạnh.
  • Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn, từ 2 – 3 lần/ngày. Có thể bôi nhiều hơn nếu da khô.
  • Sử dụng sữa tắm, mỹ phẩm, kem dưỡng dịu nhẹ, không chứa hóa chất gây kích ứng.
  • Nếu muốn chuyển sang dùng loại chất tẩy rửa, dầu gội mới nên thử trên vùng da mỏng để xem có bị kích ứng không. 
  • Tập thể dục, yoga, thiền để giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, tránh tạo các áp lực tâm lý.
  • Sử dụng máy lọc không khí và giữ ẩm không gian sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như: Không khí ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc, 
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát. 
  • Hạn chế mặc trang phục bó sát, chất liệu len, dạ.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt thảm, gối, chăn, nệm, rèm cửa.
  • Không tự ý mua thuốc, cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn để đảm bảo điều trị hiệu quả và phòng tránh tái phát bệnh.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh viêm da cơ địa ở người lớn. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám, tham khảo ý kiến tư vấn điều trị của bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu khá phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thẩm mỹ, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Nếu bệnh viêm da cơ địa ở người lớn không được chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng phức tạp: Bội nhiễm, viêm da thần kinh, sốt cao, sưng hạch bạch huyết,…

Khi phát hiện các triệu chứng của viêm da cơ địa, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị để tránh tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm.

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu có biện pháp điều trị, phòng ngừa thích hợp, bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng, giảm tần suất tái phát bệnh và hạn chế biến chứng.

Viêm da cơ địa ở người lớn có thể tái phát bất cứ lúc nào và trở nên khó kiểm soát nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bạn nên thường xuyên thăm khám và tư vấn với bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh.

Để điều trị, kiểm soát viêm da cơ địa ở người lớn phải mất hàng tháng trời cho đến hàng năm nếu như người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh, và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa. Các thực phẩm người bệnh nên ăn:

  • Thực phẩm chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, acid folic: Cà chua, cà rốt, cải xoăn, bí đỏ,.. 
  • Thực phẩm giàu omega: Cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, lạc, hạt chia,…
  • Các loại sản phẩm chứa nhiều probiotic: Sữa chua, thực phẩm lên men,...
  • Rau củ, hoa quả có chứa flavonoid: Dâu tây, cherry, táo, súp lơ xanh, cải bó xôi,…
  • Các thực phẩm chứa nhiều Niken: Trà đen, đồ ăn đóng hộp, socola,… 
  • Loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Lê, cà rốt, táo xanh, cần tây, hạt phỉ, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, vani, đinh hương, quế, các loại đậu, lúa mì, động vật có vỏ như tôm cua cá,...
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích ứng da: Chất kích thích, nước có ga, cà phê, bia rượu, thuốc lá,...
  • Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều đường và tinh bột, uống đủ nước mỗi ngày.

cùng chủ đề

Cập nhật lúc: 4:00 PM , 11/03/2024

Tin liên quan

Viêm da cơ địa bội nhiễm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là dạng tiến triển nặng của bệnh viêm da cơ địa khi không được điều trị đúng và kịp thời. Người bệnh cần nhận...

viem-da-co-dia-doi-xung

Viêm da cơ địa đối xứng: Nguyên nhân, cách chữa trị

Bệnh viêm da cơ địa đối xứng là một dạng phổ biến của viêm da cơ địa. Bệnh gây khô da nứt nẻ, nổi mụn, viêm đỏ, ngứa da, ảnh...

5 cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, rất kһó сhữa khỏi һоàn tоàn. Nһưnɡ nếu сó рһươnɡ рһáр điều trị đúnɡ, kết һợр chế độ ԁinһ ԁưỡnɡ, ѕinһ...

Viêm da cơ địa vùng kín: Triệu chứng và hướng điều trị tốt nhất

Bệnh viêm da cơ địa vùng kín gây tổn thương, ngứa ngáy, đau rát ở bộ phận sinh dục của nam và nữ. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng...

Viêm da cơ địa mãn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, khó chữa, có tính chất tái phát từng đợt. Bệnh gây ngứa rát, khô da, bong tróc, nổi mẩn đỏ...

Viêm da cơ địa khi mang thai là tổn thương ngoài da ở bà bầu

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm da cơ địa khi mang thai là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời điểm thai kỳ. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng bệnh có...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *