Top 14+ loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả cao

Viêm da tiếp xúc là hiện tượng nổi ban đỏ, ngứa rát, da đóng vảy, sưng nóng, do tiếp xúc với một chất hoặc phát sinh phản ứng dị ứng với chất đó. Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc có thành phần kháng viêm, làm dịu da, giảm kích ứng. Dưới đây là top 14 loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được dùng phổ biến hiện nay người bệnh có thể tham khảo.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc theo mức độ bệnh

Tùy theo mức độ, biểu hiện bệnh, mỗi người sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau, cụ thể:

Thương tổn cấp tính nặng và lan rộng

  • Thuốc chống viêm, phù nề như hồ nước, Corticosteroid đường tiêm tĩnh mạch, uống hoặc bôi tại chỗ.
  • Thuốc kháng histamin chống ngứa như Chlorpheniramine, hydroxyzine, Cetirrizin, Levocetirizin,…
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng.
  • Thuốc sát khuẩn da: Dung dịch thuốc tím 1/10.000.
  • Kết hợp uống Vitamin A, E, C, kẽm.

Thương tổn vừa và nhẹ

  • Corticosteroid đường uống kết hợp với Corticosteroid dạng bôi tại chỗ.
  • Thuốc kháng histamin đường uống.
  • Uống các loại Vitamin nhóm A, E, C, kẽm.

Thương tổn mãn tính

  • Thuốc kháng Histamin.
  • Thuốc mỡ Corticosteroid kết hợp với Salisic 5% bôi tại chỗ. 
  • Thuốc không chứa Corticosteroid có tác dụng làm mềm da như: Ure E, AHA,…
  • Uống các loại Vitamin A, E, C, kẽm.

Tổng hợp 14 loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Dựa vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được chia thành 3 dạng chính: Thuốc bôi ngoài, thuốc uống, tiêm.

Thuốc bôi

Nhóm thuốc bôi sát khuẩn ngoài da thường được chỉ định cho các trường hợp viêm da tiếp xúc có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc tiết nhiều dịch trên bề mặt da. Cụ thể:

Dung dịch sát khuẩn Jarish

Jarish là dung dịch được dùng để hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc giai đoạn đầu, chữa lành tổn thương do vảy nến, tổ đỉa, hắc lào, viêm da do nhiễm nấm, côn trùng cắn,…

  • Thành phần chính: Acid boric.
  • Công dụng: Vệ sinh da, sát khuẩn, kháng viêm, ức chế quá trình phân chia tế bào, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu da, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cách dùng: Bôi 1 lượng vừa đủ lên da 2 -3 lần/ ngày tùy vào chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán: Khoảng 100.000 đồng.

Hồ nước

Hồ nước thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ, tổn thương da ít. Không dùng cho các trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

  • Thành phần chính: Glycerin, bột Talc, kẽm oxyd.
  • Công dụng: Sát khuẩn, làm dịu và giảm kích ứng da.
  • Cách dùng: Bôi 1 lượng vừa đủ lên toàn bộ vùng da bị tổn thương, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.
  • Giá bán: 6.000 – 8.000 đồng.

Thuốc tím

Thuốc tím thường được dùng trong điều trị cho các bệnh nhân gặp vấn đề da liễu như: Viêm da tiếp xúc, chàm, nấm ngoài da, tổn thương da tiết dịch nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

  • Thành phần chính: Kali permanganate.
  • Công dụng: Chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trên bề mặt da.
  • Cách dùng: Dùng bông thấm thuốc tím, thoa trực tiếp lên da từ 2 – 3 lần/ ngày. Nếu bị viêm da tiếp xúc có tổn thương trên phạm vi rộng, bạn có thể pha loãng thuốc tím với nước để tắm.
  • Giá bán: Khoảng 9.000 đồng. 

Kem bôi Dipolac G

Dipolac G là thuốc bôi có chứa corticoid thường được kê đơn cho những trường hợp viêm da tiếp xúc mức độ nặng, không đáp ứng tốt với các loại thuốc kháng viêm thông thường. 

Ngoài ra, thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Dipolac G sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện các bệnh lý khác như chàm, nấm kẽ tay chân, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn,…

  • Thành phần chính: Gentamicin, Betamethasone dipropionate và Clotrimazole.
  • Công dụng: Kháng viêm rất mạnh, diệt khuẩn, giảm đỏ, sưng, ngứa.
  • Cách dùng: Bôi thuốc 2 – 3 lần/ ngày.
  • Giá bán: 28.000 – 30.000 đồng.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Fusidicort

Fusidicort được bác sĩ chỉ định các trường hợp viêm da tiếp xúc, viêm da do tụ cầu trùng, liên cầu trrùng, viêm nang lông, mụn trứng cá, viêm quanh móng,… 

  • Thành phần chính: Fusidic acid.
  • Công dụng: Ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại, cải thiện triệu chứng dị ứng ngoài da, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương.
  • Cách dùng: Bôi 1 lượng mỏng lên da từ 2 – 3 lần/ ngày. Thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, không kéo dài thời gian dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán: 120.000 đồng.

Tacrolimus Ointment

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Tacrolimus thuộc nhóm ức chế miễn dịch có tác dụng tại chỗ. Bác sĩ thường kê đơn loại thuốc này trong điều trị cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,…

  • Thành phần chính: Tacrolimus.
  • Công dụng: Kiểm soát triệu chứng viêm đỏ, ngứa ngáy, dị ứng.
  • Cách dùng: Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày. 
  • Giá bán: Khoảng 220.000 đồng.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Diprosone 

Disprosone được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm da, dị ứng, chàm, vảy nến da đầu, viêm khớp, rối loạn miễn dịch,…

  • Thành phần chính: Betamethasone dipropionate.
  • Công dụng: Chống viêm, giảm ngứa và co mạch.
  • Cách dùng: Bôi 1 – 2 lần/ ngày.
  • Giá bán: 280.000 – 400.000 đồng.

Gentrisone

Thuốc bôi Gentrisone được chỉ định trong trường hợp viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm ngoài da, ngứa, nhiễm khuẩn,…

  • Thành phần chính: Betamethasone dipropionate, Clotrimazole, Gentamicin Sulphate.
  • Công dụng: Chống viêm, giảm sưng đỏ, ngứa da, hỗ trợ tiêu diệt vi nấm. 
  • Cách dùng: Bôi thuốc lên da 1 – 3 lần/ ngày.
  • Giá bán: 25.000 – 40.000 đồng.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Eumovate Cream

Eumovate Cream thuộc nhóm thuốc chứa corticoid được chỉ định trong trường hợp mắc các bệnh viêm da đáp ứng: Viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa (chàm), viêm da tiết bã, sẩn cục ngứa.

  • Thành phần chính: Clobetasone butyrate.
  • Công dụng: Chống viêm, giảm ban đỏ, phù nề và ngứa ngáy.
  • Cách dùng: Bôi 1 lượng kem vừa đủ 1 – 2 lần/ ngày.
  • Giá bán: Khoảng 35.000 đồng.

Thuốc uống và tiêm

Nếu bệnh viêm da có dấu hiệu nhiễm trùng sâu hoặc triệu chứng bùng phát trên diện rộng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Thuốc uống Cephalexin

Cephalexin đường uống thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn da, mô mềm.

  • Thành phần chính: Cephalexin.
  • Công dụng: Ngăn nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. 
  • Cách dùng: Uống 250mg – 500mg/ lần, mỗi ngày uống 3 – 4 lần.
  • Giá bán: Khoảng 130.000 đồng.

Thuốc uống Cefprozil

Thuốc Cefprozil được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng.

  • Thành phần chính: Cefprozil.
  • Công dụng: Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng da.
  • Cách dùng: Dùng 250mg – 500mg mỗi 12 giờ, liên tục trong 10 ngày.
  • Giá bán: 130.000 đồng.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Cefuroxim đường uống

Cefuroxim được chỉ định dùng cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn da, mô mềm không biến chứng, hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc.

  • Thành phần chính: Cefuroxime, Natri lauryl sulfat, croscarmellose sodium,  aerosil, acid stearic, avicel 102, natri citrat.
  • Công dụng: Kháng khuẩn, chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, vi nấm.
  • Cách dùng: Uống từ 500mg/ lần, uống cách 12 giờ một lần.
  • Giá bán: 160.000 đồng.

Thuốc uống Chlorpheniramine

Chlorpheniramine thuộc nhóm thuốc kháng histamin, hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc.

  • Thành phần chính: Chlorphenamine, tinh bột sắn, Lactose, bột Talc, màu vàng Tartrazin, Magnesi stearat.
  • Công dụng: Làm giảm các triệu chứng nổi mẩn, sưng viêm, ngứa ngáy, phù nề.
  • Cách dùng: Uống 4mg mỗi 4 – 6 giờ, ngày dùng tối đa 6 viên.
  • Giá bán: 22.000 – 35.000 đồng.

Thuốc tiêm Cefazolin

Cefazolin thuộc nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng, thường được dùng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn.

  • Thành phần chính: Cefazolin natri.
  • Công dụng: Chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da và mô toàn thân.
  • Cách dùng: Tiêm vào tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút, mỗi lần 250 – 500 mg, cách 8 giờ/ lần.
  • Giá bán: Khoảng 250.000 đồng.

Lưu ý khi điều trị viêm da tiếp xúc bằng thuốc

Để quá trình điều trị bệnh có hiệu quả cao người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc trong việc dùng thuốc như:

  • Chỉ mua và sử dụng thuốc khi đã được thăm khám và kê đơn.
  • Kiên trì và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không tự ý tăng – giảm liều, ngừng dùng thuốc.
  • Làm sạch da và rửa tay trước khi bôi thuốc.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường trong quá trình dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ chủ trị.

Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát bệnh

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm da tiếp xúc nếu dùng đúng loại thuốc và lưu ý chăm sóc da, thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt điều đủ, cụ thể:

  • Hạn chế cào gãi mạnh, giữ vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Khói bụi, khói thuốc, phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, lông động vật, thời tiết lạnh/ nóng thất thường,…
  • Rửa xà phòng và nước nếu chạm vào chất kích thích gây dị ứng.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh mặt trời, mặc đồ chống nắng khi ra ngoài.
  • Bôi thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm không chứa chất gây dị ứng để phục hồi làn da.
  • Không cố gắng làm vỡ mụn nước vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Xây dựng và tuân thủ đúng theo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước.
  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.
  • Tắm rửa với xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất khử mùi, hương liệu nhân tạo.
  • Tránh mặc quần áo vải sợi len, polyester, thay vào đó nên mặc trang phục thoáng mát, làm từ sợi tự nhiên.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, môi trường làm việc.
  • Đến bệnh viện ngay nếu bị sốt, ho, nôn mửa, thở khò khè, tiêu chảy hoặc tình trạng bệnh nặng hơn dù đã điều trị.

Trên đây là thông tin gợi ý 14 loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến hiện nay. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc không lây nhiễm từ người sang người. Nguyên nhân gây kích ứng da khác nhau đối với từng người.

Nếu được điều trị thích hợp và chăm sóc da đúng cách, các triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể sẽ hết trong khoảng 2 - 3 tuần. Bệnh nhân có thể cảm thấy hết ngứa ngay khi bắt đầu điều trị với thuốc.

Người bệnh nên đến khám bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Ngứa, đau rát cả ngày, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất làm việc.
  • Vùng da bị tổn thương lan rộng khắp cơ thể.
  • Xuất hiện phát ban, sẩn phù ở các vùng như mắt, miệng, bộ phận sinh dục,...
  • Sốt, ớn lạnh, đau cơ, nôn ói, đau bụng dữ dội, xuất hiện mủ, lở loét, chảy nước, sốc phản vệ.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 9:47 AM , 05/01/2024

Tin liên quan

Người bệnh không nên cào gãi khi bị viêm da tiếp xúc

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Và Cách Trị Tận Gốc Không Để Lại Sẹo

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng. Bệnh gây ra tình trạng da phát...

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để nhanh khỏi, không tái phát

Theo các chuyên gia da liễu, khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt có thể kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả,...

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Viêm da tiếp xúc ở mặt là vấn đề thường gặp do đây là vùng da vô cùng nhạy cảm. Bệnh không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *